[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bộ NN&PTNT đã xây dựng 2 đề án: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi.Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện tích cực “nhưng hiệu quả chưa đạt như mong muốn, nguyên nhân khách quan cũng có, nhưng nguyên nhân chủ quan chiếm phần nhiều”, thiếu sự vào cuộc của các ngành khác, ngoài ngành nông nghiệp, “nhận thức về tái cơ cấu chưa đúng mức” nên các giải pháp trong các Đề án chưa được thực hiện đúng mức.
Văn bản quy phạm pháp luật
Pháp lệnh Giống vật nuôi đã giúp thống nhất quản lý giống vật nuôi, tuy nhiên một số nội dung của Pháp lệnh đã và đang không phù hợp với các Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, thiếu các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan; nhiều địa phương áp dụng các quy định của ngành khác trong xử lý các cơ sở chăn nuôi đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và người chăn nuôi.
Luật Chăn nuôi đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (ngày 19/11/2019), các văn bản dưới luật (2 Nghị định và 7 Thông tư) đang trong quá trình xây dựng. Luật và các Nghị định, Thông tư đều có hiệu lực từ 01/01/2020. Theo đó, quản lý chăn nuôi có điều kiện về giống, thức ăn, môi trường, vật nuôi khác, xuất nhập khẩu.Thực hiện chiến lược và các chương trình, đề án trên cơ sở Chiến lược phát triển chăn nuôi ban hành theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và văn bản quy hoạch tổng thể quốc gia, các địa phương đã triển khai quy hoạch vùng chăn nuôi công nghiệp để phát triển trang trại, đảm bảo đất đai và cơ sở hạ tầng cho sản xuất.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án tái cơ cấu ngành, từ đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng 2 đề án: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Đề án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi.
Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện tích cực “nhưng hiệu quả chưa đạt như mong muốn, nguyên nhân khách quan cũng có, nhưng nguyên nhân chủ quan chiếm phần nhiều”, thiếu sự vào cuộc của các ngành khác, ngoài ngành nông nghiệp, “nhận thức về tái cơ cấu chưa đúng mức” nên các giải pháp trong các Đề án chưa được thực hiện đúng mức.
Công tác chọn tạo, bảo tồn giống
Ngoài Viện Chăn nuôi là một cơ sở chọn tạo giống vật nuôi, thì có nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên toàn quốc đã chủ động chọn lọc các giống gia cầm “đặc sản” để nhân giống cho mỗi vùng miền để sản xuất giống, cung ứng giống cho sản xuất.
Tuy cách làm này của một số cơ sở chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về công tác chọn tạo, nhân giống, lý do bởi số lượng quần thể gia cầm không đủ lớn để phân dòng tạo giống dẫn đến các thế hệ sau dễ bị cận huyết, chất lượng con giống giảm sút sau một thời gian. Nhưng đây cũng là điều đáng mừng khi một số địa phương đã quan tâm đến giống vật nuôi bản địa và tập trung vào nghiên cứu, giữ giống với sự phối hợp của Viện, Trường.
Một số giống gia cầm quý của Việt Nam đã và đang phát triển tốt như gà Ri, gà Chọi, gà H’Mông, Ninh Hòa, Tiên Yên, Mía, Đông Tảo, vịt Cỏ, vịt Pất Lài, vịt Hòa Lan, vịt Bầu, vịt Cổ Lũng, vịt Mốc…
Công tác lai tạo giống
Trên cơ sở các giống gia cầm trong nước và các giống nhập ngoại, Việt Nam đã thành công trong việc tạo ra các dòng, giống mới có năng suất tương đương giống ngoại nhập, có những giống có năng suất cao nhất thế giới hiện nay và có khả năng thích nghi cao với điều kiện chăn nuôi của nước ta như vịt TC, vịt PT; một số gà lai có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng như gà Ri lai, gà Mía lai, gà Chọi lai, gà LV, gà HA….
Tuy nhiên, nhiều con giống được tạo ra từ sản xuất nông hộ không đảm bảo chất lượng hoặc không rõ tên giống.
Cục Chăn nuôi
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia cầm Việt Nam li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất