1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chỉ số chọn lọc được xây dựng dựa trên giá trị giống (được tính theo phương pháp BLUP) và giá trị kinh tế của một số tính trạng được áp dụng phổ biến trên thế giới trong nhiều thập niên qua (Henderson, 1973; Brascamp và ctv, 1985; Hudson v à Kennedy; 1985; Smith và ctv, 1986; Groen, 1989; AGBU, 1993; James, 1993; Cameron, 1997; Wray, 1998; Houska, 2004). Ở nước ta, chỉ số chọn lọc nêu trên chưa được áp dụng nhiều trong thực tế sản xuất. Đứng trước những yêu cầu của thực tiễn, chúng tôi tiến hành đề tài: “Xây dựng chỉ số chọn lọc trong tác giống heo tại Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng”.
Mục đích
Xây dựng chỉ số chọn lọc và áp dụng chỉ số này trong công tác chọn giống nhằm cải thiện các tính trạng sản xuất gồm sinh trưởng và sinh sản của một số giống heo nuôi tại Trung tâm.
2, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
2.1.1 Xây dựng chỉ số chọn lọc
– Ước lượng giá trị giống của một số tính trạng chọn lọc về khả năng sinh sản và sinh trưởng của các giống heo Yorkshire, Landrace và Duroc nuôi tại Trung tâm Bình Thắng.
– Ước lượng giá trị kinh tế của một số tính trạng chọn lọc về khả năng sinh sản và sinh trưởng của các giống heo Yorkshire, Landrace và Duroc nuôi tại Trung tâm Bình Thắng.
– Xây dựng chỉ số chọn lọc.
2.1.2 Ứng dụng chỉ số vào công tác giống ở trại
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Đối tượng khảo sát
– Đàn heo nái và đực thuần bao gồm các giống Yorkshire, Landrace và Duroc được nuôi tại Trung tâm Bình Thắng.
– Số liệu đưa vào tính toán để xây dựng chỉ số chọn lọc là những số liệu về sinh sản và sinh trưởng được thu thập trên đàn heo thuần và những lứa đẻ được phối giống thuần nuôi tại Trung tâm từ năm 1995 đến năm 2004. Cơ cấu và dung lượng mẫu thu thập được như sau:
Bảng 1. Cơ cấu và dung lượng mẫu thu thập
Chỉ tiêu |
Duroc |
Landrace |
Yorkshire |
Tổng cộng |
Tổng số đực (con) |
69 |
111 |
120 |
300 |
Tổng số nái (con) |
229 |
384 |
587 |
1.200 |
Tổng số lứa đẻ (lứa) |
375 |
695 |
1.275 |
2.345 |
Tổng số heo kiểm tra (con) |
543 |
795 |
1.130 |
2.468 |
2.2.2 Phương pháp khảo sát
a) Xây dựng chỉ số chọn lọc
* Ước lượng giá trị giống: Giá trị giống của các thú sẽ được ước lượng dựa trên số liệu khảo sát từ 1995 – 2004
+ Điều tra số liệu
+ Ước lượng giá trị giống
Số liệu thu thập được sẽ được hiệu chỉnh theo phương pháp của NSIF (1997) cho các tính trạng: số con sơ sinh sống/ổ; trọng lượng 21 ngày/ổ và theo phương pháp SIP (Canada, 1997) cho các tính trạng tuổi đạt trọng lượng 90kg; dày mỡ lưng lúc 90kg. Giá trị giống sẽ được ước lượng bằng phương pháp dự đoán tuyến tính không chệch tốt nhất – BLUP (Best Linear Unbiased Prediction) với chương trình PEST version 4.2 (Eldert Groeneveld, 1999).
BLUP – mô hình thú (BLUP – animal model) sẽ được tính cho các tính trạng:
– Tuổi đạt trọng lượng 90 kg.
– Dày mỡ lưng lúc 90 kg.
Mô hình thú có dạng tổng quát như sau: Y = Xb + Zu + e
Và BLUP – mô hình lập lại (BLUP – repeatability model) cho các tính trạng:
– Số con sơ sinh sống / ổ
– Trọng lượng 21 ngày / ổ
Mô hình lập lại có dạng tổng quát như sau: Y = Xb + Zu + Wpe + e
Trong đó:
Y : Véctơ các quan sát
b : Véctơ ảnh hưởng cố định (trại, tháng, năm)
u : Véctơ ảnh hưởng ngẫu nhiên (giá trị giống của các thú)
e : Véctơ sai số ngẫu nhiên
X : Ma trận mẫu (design matrix) liên quan tới các ảnh hưởng cố định
Z : Ma trận mẫu liên quan tới các ảnh hưởng ngẫu nhiên
pe : Véctơ các ảnh hưởng ngoại cảnh thường trực
W : Ma trận mẫu liên quan tới ảnh hưởng ngoại cảnh thường trực
* Ước lượng giá trị kinh tế
Giá trị kinh tế được ước lượng theo phương pháp của NSIF (1997) cho các tính trạng: số con sơ sinh sống/ổ (con); trọng lượng 21 ngày/ổ (kg) và theo phương pháp của Brian Kennedy (Sullivan and Chesnais, 1994) cho các tính trạng: tuổi đạt trọng lượng 90 kg (ngày); dày mỡ lưng lúc 90 kg (mm).
* Xây dựng chỉ số chọn lọc
Chỉ số chọn lọc sẽ được xây dựng theo công thức sau:
SPI = 100 + a1 * EBVSCS + a2 * EBVTL21
TSI = 100 – a3 * EBVT90 – a4 * EBVML90
MLI = 100 + a1 * EBVSCS + a2 * EBVTL21 – a3 * EBVT90 – a4 * EBVML90
Trong đó:
SPI : Chỉ số nái sinh sản
TSI : Chỉ số dòng đực cuối cùng
MLI : Chỉ số dòng mẹ
EBVSCS và a1: Giá trị giống và giá trị kinh tế của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ
EBVTL21 và a2: Giá trị giống và giá trị kinh tế của tính trạng TL 21 ngày tuổi /ổ
EBVT90 và a3: Giá trị giống và giá trị kinh tế của tính trạng tuổi đạt TL 90kg
EBVML90 và a4: Giá trị giống và giá trị kinh tế của tính trạng dày mỡ lưng lúc 90kg
b) Ứng dụng chỉ số chọn lọc trong công tác giống ở trại
– Xây dựng đàn hạt nhân
– Xây dựng chương trình ghép đôi phối giống
Tất cả các số liệu thu thập được xử lý trên chương trình MTDFREML (1994), PEST (1999) và xử lý thống kê sinh vật học trên phần mềm SAS (1998).
Heo nái Landrace Heo nái Landrace tại Trung tâm Bình Thắng
Đực Yorkshine Đực Yorkshire – BT66 tại Trung tâm Bình Thắng
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
3.1 Kết luận
Qua thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:
– Khuynh hướng di truyền của các tính trạng tuổi đạt trọng lượng 90kg; dày mỡ lưng lúc 90kg; số con sơ sinh sống/ổ; trọng lượng 21 ngày/ổ đều có xu hướng cải thiện qua các năm, mặc dù không có sự ổn định.
– Khuynh hướng của các chỉ số chọn lọc TSI, SPI và MLI ở đàn heo nuôi tại hai trại của Trung tâm Bình Thắng đều có xu hướng cải thiện qua các năm, trừ đàn đực giống Duroc ở chỉ số SPI ở trại Bình Thắng có xu hướng giảm. Ở tỷ lệ 1- 5 và 6 – 25% của đàn nái có chỉ số SPI và MLI lớn hơn đàn đực trong cùng một giống nên đàn đực cần phải được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là các tính trạng về khả năng sinh sản.
– Trên cơ sở các chỉ số chọn lọc đã xây dựng được đàn hạt nhân (chỉ số từ 110 – 141). Từ đó làm nền tảng cho việc xây dựng chương trình ghép đôi phối giống và chọn lọc để thay thế, tăng đàn.
3.2 Đề nghị
– Ước lượng giá trị kinh tế của các tính trạng chọn lọc trong điều kiện ở nước ta là việc làm tương đối phức tạp và độ chính xác chưa cao. Hơn nữa, giá trị kinh tế phụ thuộc rất lớn vào thị trường nên cần phải được thực hiện 6 tháng 1 lần. Như thế mới thay đổi kịp thời và phát huy tối đa chỉ số chọn lọc.
– Việc ước lượng giá trị giống cũng cần được thực hiện thường xuyên, tối đa 3 tháng 1 lần chúng ta phải đánh giá lại đàn giống. Từ đó có quyết định kịp thời việc để lại tiếp tục khai thác hay loại thải nái và đực. Đồng thời, để việc đánh giá giá trị giống được chính xác cần phải có hệ thống cân đo, thu thập, ghi chép số liệu về năng suất và hệ phả một cách chính xác, khoa học.
– Chỉ số chọn lọc cũng cần được hiệu chỉnh 6 tháng một lần sau khi giá trị kinh tế được ước tính.
– Cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng chỉ số chọn lọc chung cho các trại để khai thác đúng lợi thế về tiềm năng di truyền của từng trại.
Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Ngọc Hùng,
Trịnh Công Thành
- giống heo li>
- bình thắng li> ul>
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
Tin mới nhất
T7,04/01/2025
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất