[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tròn 01 năm vắc xin Dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam được Bộ NN&PTNT cấp phép lưu hành (24/7/2023) và hơn nửa năm được chính thức xuất khẩu (19/10/2023), Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Văn Điệp – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam.
TS. Nguyễn Văn Điệp – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam
PV: Ông có nhận định như thế nào về tình hình Dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam trong thời gian qua?
TS. Nguyễn Văn Điệp: Như mọi người đều biết qua các công điện và chỉ thị phòng chống dịch bệnh vật nuôi của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay Dịch tả lợn châu Phi (ASF) vẫn đang bùng phát trên diện rộng ở nước ta. Tỷ lệ nhiễm ASF ở đàn lợn có thể lên tới 80-90% ở các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ. Với các công ty chăn nuôi lớn, tỷ lệ nhiễm khoảng 40-50%, có những công ty lên tới 70%.
Về chủng vi rút gây bệnh, thực tế, chủng độc lực cao ban đầu kiểu genotype II (GII) có xu hướng giảm độc lực, nhưng vẫn gây ốm và chết cho lợn với tỷ lệ cao. Nhưng nảy sinh phức tạp hơn bởi sự xuất hiện những biến chủng mất gen, chủng thực địa giống vắc xin, có nguồn gốc từ trong nước hoặc ngoài nước, được tạo ra trong quá trình phát triển vắc xin, hoặc khi đưa vắc xin vào các cá thể lợn đã nhiễm vi rút thực địa. Đặc biệt là sự xuất hiện chủng vi rút tái tổ hợp rASFV I/II (tái tổ hợp giữa genotype I và genotype II) có độc lực cao ở Trung Quốc và đã phát tán sang Việt Nam. Hiện nay, tần suất bắt gặp của chủng tái tổ hợp còn ít, nhưng đang có xu hướng tăng lên. Chủng này có độc lực tương đương, thậm chí cao hơn chủng thuần mang kiểu gen GII. Đây cũng là một thách thức cho việc sử dụng vắc xin hiệu quả. Bởi những vắc xin đang được lưu hành bảo vệ kém hiệu quả với chủng tái tổ hợp rASFV I/II này.
Tuy nhiên, điều may mắn là chủng vi rút lưu hành chính tại Việt Nam hiện nay là genotype II và vắc xin của công ty AVAC bảo hộ rất tốt cho lợn chống lại chủng này. Do đó, dùng vắc xin vẫn là biện pháp hiệu quả nhất hiện nay, đặc biệt với người chăn nuôi vừa và nhỏ, khi họ không thực hiện các biện pháp an toàn sinh học tốt như các doanh nghiệp chăn nuôi.
PV: Vắc xin ASF của AVAC hiện nay vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều, ông nhận định thế nào?
TS. Nguyễn Văn Điệp: Vắc xin mới và khó sản xuất như vắc xin ASF, đặc biệt là do công ty trong nước sản xuất như AVAC, nên tất nhiên ban đầu sẽ có sự nghi ngờ. Chuyện đó là không thể tránh khỏi. Nhất là khi xảy ra sự việc lợn bị chết tại 4 tỉnh miền Trung vào tháng 8/2022 khi sử dụng vắc xin ASF đầu tiên được lưu hành tại Việt Nam, có thể sử dụng chưa đúng đối tượng, càng làm cho người chăn nuôi nghi ngờ về vắc xin của các công ty trong nước.
Thương hiệu vắc xin thú y của Việt Nam nhìn chung đã ở mức thấp so với thế giới, cộng thêm sự nghi vấn về tính an toàn của vắc xin trên thực tế, thì người chăn nuôi thận trọng hơn cũng là dễ hiểu. Vắc xin của công ty AVAC được lưu hành sau sự kiện đó vài tháng, nên chịu ảnh hưởng rất nhiều khi đưa vào thị trường. Tuy nhiên, các loại vắc xin được sản xuất bởi công ty khác nhau sử dụng chủng, giống vi rút khác nhau, công nghệ sản xuất khác nhau nên tính an toàn và hiệu quả của vắc xin cũng khác nhau. Người chăn nuôi và cán bộ kỹ thuật cũng cần biết để phân biệt vắc xin AVAC và các loại vắc xin khác.
TS. Nguyễn Văn Điệp đi thực tiễn tại một trang trại chăn nuôi lợn đã tiêm thành công vắc xin AVAC ASF LIVE tại huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội
Trong suốt 2 năm qua, kể từ khi được lưu hành, AVAC đã thực hiện rất nhiều thử nghiệm ở hơn 20 tỉnh thành và chi trả tất cả chi phí để xét nghiệm, theo dõi đánh giá kết quả. Các mẫu được gửi về Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương để xét nghiệm, đảm bảo tính khách quan khi đánh giá.
Đối với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, họ có chiến lược riêng phù hợp với từng đối tượng. Để đánh giá vắc xin thì họ sẽ thử nghiệm trong 1 vòng đời, thậm chí nhiều hơn rồi mới đưa ra kết luận. Vắc xin của AVAC mới ra đời được 1 năm, nên sự đón nhận của các doanh nghiệp lớn vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Với những trang trại vừa và nhỏ, quy mô tập trung, sau thử nghiệm thấy được tính an toàn và hiệu quả, vắc xin của công ty AVAC đã thuyết phục được các trang trại sử dụng, có trang trại đã tiêm cho cả nghìn lợn. Những ý kiến trái chiều về vắc xin có thể bắt nguồn từ nhiều khả năng.
Thứ nhất, có thể người chăn nuôi đã mua phải vắc xin kém chất lượng, vắc xin không đảm bảo chất lượng. Đối với vắc xin AVAC, như đã trình bày chúng tôi đã thử nghiệm tại hàng trăm trại chăn nuôi, chưa có phản hồi tiêu cực nào về tính an toàn của vắc xin. Đặc biệt, hiện nay AVAC đã tối ưu hóa nhiều yếu tố, giúp nâng cao hơn nữa tính an toàn của sản phẩm.
Thứ hai, vắc xin được khuyến cáo dùng cho lợn thịt khoẻ mạnh, từ 4 tuần tuổi trở lên. Vắc xin chỉ an toàn và hiệu quả khi tiêm đúng đối tượng. Nếu như tiêm cho lợn ốm hoặc ủ bệnh khi đã xảy ra dịch thì vắc xin không đảm bảo tính an toàn và hiệu quả như mong muốn. Vắc xin có giá trị phòng bệnh, chứ không có tác dụng chữa bệnh. Nên người sử dụng vắc xin cần hiểu rõ và tiêm cho đúng đối tượng, tránh hiểu nhầm về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin.
Thứ ba, khó có vắc xin nào có hiệu quả bảo hộ 100%, thậm chí kể cả vắc xin trên người như chúng ta thấy, khi tiêm vắc xin vẫn có thể xảy ra xác suất nhỏ bị tác dụng phụ, điều đó phụ thuộc vào cơ địa từng cá thể động vật. Một vài hoặc số lượng rất ít cá thể có thể gặp phải tác dụng phụ hoặc không được bảo hộ sau tiêm vắc xin cũng có thể bị phóng đại, quy cho vắc xin không an toàn và không hiệu quả.
Theo tôi thấy, những ý kiến trái chiều chủ yếu bắt nguồn từ những từ người chưa dùng vắc xin, chưa hiểu về vắc xin mà chỉ nghe qua tin đồn. Còn với những khách hàng sử dụng vắc xin của AVAC, chúng tôi đều nhận được những phản hồi rất tích cực trong quá trình theo dõi, chăm sóc khách hàng sau tiêm chủng, họ đều rất an tâm sử dụng vắc xin AVAC.
Chính vì vậy, chúng tôi đã chủ động tổ chức nhiều hội thảo khoa học, đồng thời tham gia các hội thảo khoa học tại các trường Đại học, các diễn đàn, hội thảo kỹ thuật trực tuyến để chia sẻ tất cả các thông tin về vắc xin AVAC từ quá trình nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm, khảo nghiệm và sử dụng trên thực tế để cộng đồng hiểu rõ và phản biện về sản phẩm của AVAC.
Ngoài ra, cũng có ý kiến e ngại việc vắc xin có thể tạo ra nhiều biến chủng. Việc này khó có thể tránh khỏi, vì đây là đặc tính của vắc xin sống giảm độc lực, ví dụ như vắc xin Tai xanh, đều không thể tránh khỏi nguy cơ làm xuất hiện các biến chủng giống vắc xin khi đưa ra lưu hành. Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ thiệt hại về kinh tế và khả năng khó hồi phục của ngành chăn nuôi lợn, bắt buộc chúng ta phải đưa ra lựa chọn. Mặt khác, khi vắc xin đã đạt tiêu chuẩn để lưu hành thì tất cả nguy cơ đều ở ngưỡng được cho phép.
Đứng trước những ý kiến trái chiều, hành động của chúng tôi là tập trung xây dựng mô hình trang trại điểm ở các tỉnh, chứng minh tính an toàn và hiệu quả của vắc xin, giúp người chăn nuôi có căn cứ và an tâm khi sử dụng vắc xin ASF do AVAC sản xuất để bảo vệ đàn lợn của mình.
Nghiên cứu và phát triển vắc xin AVAC ASF LIVE
PV: Sau một năm vắc xin AVAC ASF LIVE được lưu hành rộng rãi, ông có thể chia sẻ thông tin số liệu bán ra cũng như đơn vị doanh nghiệp lớn nào đã sử dụng?
TS. Nguyễn Văn Điệp: Từ lúc giám sát, vắc xin AVAC đưa ra trong nước là 2 triệu liều, xuất khẩu là 305.000 liều, trong đó Philippines là 300.000 liều, Nigeria là 5.000 liều. Xuất bán cho công ty lớn như C.P là hơn 1 triệu liều. Ngoài ra, còn có một số đơn vị đang thử nghiệm như là CJ Vina Agri và Japfa Comfeed Việt Nam. Những công ty vừa và nhỏ thì mua qua đơn vị phân phối.
Từ tháng 7/2023, AVAC đã cung ứng trên 250.000 liều cho các Chi cục và các Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện trên toàn quốc. Tất cả đối tượng lợn sau khi được tiêm vắc xin, đều được giám sát rất chặt chẽ và lấy mẫu kiểm tra hiệu giá kháng thể sau 28 ngày tiêm. Kết quả: 250.000 liều tiến hành tiêm đều an toàn, hiệu giá kháng thể đạt trên 90%. Đó là lý do gần đây, các tỉnh mạnh dạn dùng ngân sách địa phương hoặc nguồn lực xã hội hoá để đưa vắc xin ASF của AVAC vào trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Đối với ngoài nước, sau khi vượt qua các đánh giá thận trọng về hồ sơ và kết quả đạt được ở 3 pha thử nghiệm, vắc xin AVAC ASF Live (do công ty AVAC Việt Nam phát triển và sản xuất) đã được Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế Philippines cho phép lưu hành có kiểm soát trên lợn thịt. Chính phủ Philippines sẽ mua vắc xin để tiêm miễn phí cho người chăn nuôi, dự kiến tháng 9/2024, việc tiêm phòng sẽ bắt đầu được triển khai. Một số quốc gia khác đang tiến hành đăng ký như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia.
Ông Lê Viết Thể (Đan Phượng, Hà Nội) tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE cho đàn lợn của mình
PV: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước và trên thế giới đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu vắc xin ASF, AVAC sẽ có những hướng nghiên cứu phát triển ra sao cho vắc xin AVAC ASF LIVE?
TS. Nguyễn Văn Điệp: Vắc xin dùng trong chăn nuôi đòi hỏi phải có công nghệ, tiêu chuẩn cao nên những sản phẩm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn mới có cơ hội được lưu hành. Do đó, thị trường vắc xin ASF có tính cạnh tranh rất cao và rất tiềm năng nên sẽ có nhiều công ty đầu tư hơn. AVAC cũng nhận thức được điều này và đánh giá đây cũng là điều tốt cho thị trường chăn nuôi vì các công ty sản xuất phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Để chuẩn bị cho điều này, chúng tôi xác định chỉ có một lựa chọn duy nhất là tiếp tục cải tiến sản phẩm và chuẩn bị cho những vòng đời sản phẩm mới trong tình huống dịch tễ đang thay đổi. Để cải thiện chất lượng, đầu tiên là cần tối ưu các sản phẩm để các đặc tính tích hợp trong một sản phẩm tốt nhất. Ví dụ, trước kia chúng tôi đã tối ưu tích hợp làm sao để tiêm một mũi cho lợn sau cai sữa. Bây giờ, nghiên cứu đưa vắc xin này sử dụng cho lợn nái, hậu bị, đực giống; bảo vệ tất cả đàn lợn trong trại. Tiếp đến, căn cứ vào những dự báo, điều tra về dịch tễ và nhu cầu trong tương lai sẽ phát triển sản phẩm tương thích cũng liên quan đến ASF. Có thể là dùng những công nghệ khác nhau kể cả những giải pháp chống vi rút (anti virus) hay những giải pháp điều trị tích cực cho những trang trại đã nhiễm vi rút.
Bên cạnh phát triển trong nước, AVAC cũng đẩy mạnh hợp tác với các đối tác nước ngoài trong phát triển vắc xin để đưa ra những sản phẩm chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu thị trường. Với kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như luôn cập nhật thông tin sâu rộng về dịch tễ, AVAC vẫn là đơn vị hàng đầu đưa ra những giải pháp hiệu quả, kịp thời trong kiểm soát ASF. AVAC vẫn luôn tự tin về năng lực nghiên cứu, phát triển sản xuất vắc xin ASF và đây cũng là sản phẩm chủ lực hiện nay và trong thời gian tới của chúng tôi.
PV: Vắc xin AVAC ASF LIVE là đòn bẩy đưa tên tuổi và thương hiệu của AVAC lên một tầm cao mới, sau đó là những cơ hội mới?
TS. Nguyễn Văn Điệp: AVAC luôn xác định vắc xin ASF vẫn là chủ lực và là giải pháp hiệu quả trong kiểm soát ASF, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và sự ổn định của ngành chăn nuôi. Nhờ có vắc xin AVAC ASF LIVE mà thương hiệu của AVAC được nâng tầm và xuất hiện trên thị trường vắc xin thú y quốc tế.
Vắc xin ASF đã mở ra cho AVAC những cơ hội không chỉ phát triển hợp tác sâu rộng với các cơ quan thú y các cấp, với các tập đoàn, công ty, trang trại trong nước mà còn phát triển hợp tác với các Tổ chức Thú y thế giới (WOAH), Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), các tập đoàn/công ty và chuyên gia hàng đầu về ASF và vắc xin phòng bệnh. Với sự quan tâm của quốc tế, AVAC đã gửi vắc xin AVAC ASF Live sang phòng thí nghiệm tham chiếu của tổ chức thú y thế giới về DTLCP tại Canada, sắp tới sang Australia để họ thử nghiệm và đánh giá độc lập. Điều này phản ánh AVAC rất tự tin về tiêu chuẩn quốc tế với sản phẩm này.
Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này.
Hà Ngân (thực hiện)
- Vắc xin AVAC ASF LIVE đến nay được tiêm đại trà tại các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Sơn La, Trà Vinh.
- Tại Philippines, dự kiến tháng 9/2024, chính phủ Philippines sẽ mua vắc xin để tiêm miễn phí cho người chăn nuôi.
- vắc xin dịch tả lợn Châu Phi li>
- AVAC ASF LIVE li>
- AVAC Việt Nam li>
- Nguyễn Văn Điệp AVAC li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất