Vào những ngày mưa với độ ẩm cao, gà thường dễ mắc bệnh trong đó có bệnh tụ tuyết trùng Dù không quá nguy hiểm như một số bệnh khác, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, tụ huyết trùng thường gây tỉ lệ chết cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con. Dưới đây là một vài thông tin cơ bản về bệnh này mà bà con nên tìm hiểu để phòng và trị bệnh một cách tối ưu nhất.
Gà bị tụ huyết trùng thể cấp tính (ảnh minh họa)
1. Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng
Tụ huyết trùng ở gà là bệnh truyền nhiễm do một loại cần trực khuẩn có tên gọi Pasteurellaviseptica gây ra. Do thường phát sinh, phát triển trong điều kiện mưa, ẩm nên khi có ánh sáng, không khí khô, Pasteurellaviseptica sẽ bị tiêu diệt một cách dễ dàng. Đặc biệt, loại vi khuẩn này sẽ biến mất khi gặp nhiệt độ trên 60 độ C hoặc khi tiếp xúc với các chất như Anova, Benkocide, Virkon,… Bệnh thường lây nhiễm từ gà ốm sang gà khỏe thông qua hai đường chính là hô hấp và tiêu hóa. Thực tế, khi Pasteurellaviseptica xâm nhập vào cơ thể gà, tự chúng đã có thể kháng bệnh. Tuy nhiên, nếu sức khỏe của gà giảm sút khi di chuyển, mắc bệnh như cảm, vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh mẽ, dễ dàng xâm nhập vào từng cơ quan của gà và phát bệnh.
2. Triệu trứng bệnh
Bệnh tụ huyết trùng thường khiến gà chết đột ngột sau khi nhiễm. Trước đó, gà sẽ xuất hiện một số biểu hiện cơ bản như mệt mỏi, mào tím tái, di chuyển chậm, bị liệt chân. Ngoài ra, phân gà có màu xanh hoặc trắng, gà khó thở, chảy nước mũi.
3. Bệnh tích
Với gà chết do bệnh tụ huyết trùng, khi mổ ra bà con sẽ thấy một số triệu trứng cơ bản có liên quan đến phần nội tạng như gan và ruột sưng to, phổi tụ máu đen. Ngoài ra, đôi khi phần gan còn bị những đốm trắng, ruột viêm…
4. Giải pháp phòng bệnh
Để phòng bệnh tụ huyết trùng một cách tối ưu nhất, bà con cần tiêm phòng vắc xin cho gà theo định kỳ. Trong quá trình chăn nuôi, bà con chú ý đảm bảo môi trường sống của gà sao cho sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, được quét dọn và khử trùng thường xuyên. Nếu không mất quá nhiều thời gian cho việc dọn dẹp chuồng trại khi nuôi gà, bà con có thể sử dụng đệm lót sinh học Balasa. Đây là giải pháp đang được nhiều hộ gia đình chăn nuôi ưa chuộng bởi ưu điểm làm sạch mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi, từ đó giúp gà kháng bệnh tốt nhất. Cùng với điều kiện sống, bà con cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn của gà sao cho đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như giúp gà có được sức đề kháng tốt nhất.
5. Giải pháp trị bệnh
Hiện nay, có một số loại thuốc chuyên biệt có công dụng điều trị bệnh tụ huyết trùng khá hiệu quả. Khi gà mắc bệnh này, bà con có thể sử dụng thuốc Sulphaquinoxolone hay Tetracyclin để trộn vào thức ăn hoặc nước uống. Bên cạnh đó, giai đoạn gà mắc bệnh, việc tăng sức đề kháng cũng là cách giúp gà sớm khỏi bệnh nhất. Do đó, bà con nên bổ sung thêm Vitamin C, chất điện giải, B – complex trong chế độ ăn của gà.
Nguồn: Thị trường Nông nghiệp
- vacxin tụ huyết trùng li>
- bệnh ở gà li>
- tụ huyết trùng li>
- bệnh tụ huyết trùng li> ul>
3 Comments
Để lại comment của bạn
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
E có con gà khoảng 2kg7,mấy bữa trước đi phân xanh ra Nhưng giun Nhưng đã xổ giun xog,nay nó vẫn tiêu chảy phân xanh và nước,uống nhìu nước,mào và mặt tái,bị nhìu ngày nay ốm và đứg nhắn mắt lại,r cod cho uống gluco k-c,men tiêu hoá,điện giải,và thêm enro nữa.làm ơn chỉ giúp e cách trị
Nhà e có ít gà không biết bị bệnh gi mà điều trị chục ngày rồi mà vẫn cứ chết. Biểu hiện ban đầu là bỏ ăn,đi chậm,cù rù,phân xanh,vàng, mồm có nhớt, mào dần tím tái hết rồi sau đó dãy chết đột ngột ạ. Xin hỏi đó là bệnh gì?
Gà e có chiệu chứng ngẩng đầu lên khó thở khò khè. Và sốt .ad cho hỏi nên dùng thuốc uống hay tiêm loại gì .và gà đag bị bệnh gì ak .