Từ ngày 1/7, TP.HCM triển khai thực hiện Đề án Quản lý và Truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm, trứng gia cầm qua ứng dụng công nghệ thông tin…
Để mở rộng việc kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc thực phẩm với quy trình quản lý chặt chẽ, minh bạch hóa thông tin từ lúc vật nuôi được sinh ra, chăn nuôi, giết mổ, đóng gói, vận chuyển kinh doanh đến khi tới tay người tiêu dùng, sau thịt heo, TP.HCM tiếp tục thực hiện đề án quản lý và truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm, trứng gia cầm.
Sau 2 tháng triển khai, tức là từ ngày 1/9, thành phố chính thức kiểm soát nguồn thịt gia cầm, trứng gia cầm cung ứng cho thị trường thành phố theo quy định của đề án.
TP.HCM đã triển khai kế hoạch truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm và trứng gia cầm từ đầu tháng 7 này.
Theo đó, quy trình đề án quản lý và truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm, trứng gia cầm ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ mã QR code, vòng niêm phong, điện toán đám mây, tem truy xuất và hệ thống phần mềm quản lý… để nhận diện, truy xuất nguồn gốc, quản lý tất cả thông tin, dữ liệu liên quan đến sản phẩm thịt gia cầm, trứng gia cầm.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, với giải pháp này, người tiêu dùng trực tiếp kiểm tra, thu thập đầy đủ thông tin về loại thịt gia cầm, trứng gia cầm đã mua, truy ngược dòng từ thành phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn, đường đi của gia cầm, của quả trứng
Hiện, đã có hơn 1.749 điểm bán thịt gia cầm, trứng gia cầm đăng ký tham gia truy xuất nguồn gốc với Sở Công thương TP.HCM. TP sẽ kiểm soát nguồn gốc thịt gia cầm, trứng gia cầm cung ứng cho thị trường TP, sản phẩm này phải được truy xuất được nguồn gốc bắt đầu từ ngày 1/9.
Theo Sở Công Thương TP.HCM, thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, thời gian tới các sở, ban, ngành sẽ mở rộng triển khai Đề án với các mặt hàng thực phẩm khác như thịt bò, rau củ, quả… để khuyến khích sản xuất sản phẩm sạch, đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP và truy xuất nguồn gốc.
Huy Hoàng
Nguồn: Công lý
- truy xuất nguồn gốc thịt gia cầm li> ul>
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất