Tương quan giữa các tính trạng thân thịt của vịt chuyên thịt SM - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Tương quan giữa các tính trạng thân thịt của vịt chuyên thịt SM

    Nghiên cứu phân tích tương quan giữa các tính trạng năng suất thịt từ 100 vịt chuyên thịt SM mổ khảo sát tại trại vịt giống Vigova từ 2014 đến 2018. Phương pháp cân, đo, đếm và tính toán dựa theo mô tả chi tiết của các tác giả Dương Xuân Tuyển (1998). Phương pháp mổ khảo sát và tính các chỉ tiêu năng xuất thịt theo phương pháp của Auaas và Wilke (1978), Bùi Hữu Đoàn và ctv (2011). Phân tích 10 tính trạng với 45 cặp tương quan. Phương pháp phân tích tương quan giữa các tính trạng theo phương pháp phân tích phương sai và hiệp phương sai với phần mềm Minitab 16.2.0. Kết quả phần lớn giữa các tính trạng có mối tương quan trung bình và yếu, chỉ có 5 cặp tính trạng có mối tương quan chặt chẽ đó là tương quan giữa tỷ lệ thịt ức và tỷ lệ cơ ức (r = 0,92); giữa tỷ lệ thịt ức và vòng ngực (r = 0,70), tỷ lệ thịt ức và dày ức (r = 0,88), giữa tỷ lệ cơ ức và dày ức (r = 0,92), giữa vòng ngực và dày ức (r = 0,75).

     

    ĐẶT VẤN ĐỀ

     

    Các tính trạng năng suất vật nuôi thường có mối quan hệ với nhau và mức độ quan hệ được thể hiện thông qua hệ số tương quan. Việc hiểu biết và vận dụng mối tương quan giữa các tính trạng là rất có ý nghĩa trong chọn lọc giống. Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu về tương quan giữa các tính trạng năng suất của vịt. Hudsky và cs. (1986) cho biết, tương quan kiểu hình giữa khối lượng cơ thể với sản lượng trứng và số lượng vịt con nở ra là âm. Marai và cs. (1989), hệ số tương quan kiểu hình giữa sản lượng trứng với tuổi đẻ vịt Bắc Kinh là -0,67. Klemm và Pingel (1992) cho biết, chọn lọc cải tiến tiêu tốn thức ăn thì cũng cải tiến khối lượng cơ thể nhờ mối tương quan giữa hai tính trạng. Shahin (1991), hệ số tương quan kiểu hình và kiểu di truyền giữa tỷ lệ cơ ức với tổng khối lượng cơ và khối lượng cơ thể là dương nhưng với khối lượng thịt đùi là âm. Michalik và cs. (1984) tính hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể vịt với khối lượng cơ trong thịt xẻ, độ dày cơ ức là: 0,82-0,92 và 0,61-0,70. Dean (2005) cho thấy, độ dày cơ ức và khối lượng thịt ức có mối tương quan đạt 0,75. Hall (2005), tương quan di truyền và kiểu hình giữa độ dày thịt ức với khối lượng cơ thể 45 ngày tuổi vịt CV Super-M là 0,32, và 0,12. Xu và cs. (2005), tương quan di truyền và tương quan kiểu hìnhgiữa tỷ lệ thịt ức và tỷ lệ thịt đùi vịt Bắc Kinh tương ứng là -0,48 và -0,12. Li và cs. (2005), tương quan di truyền và kiểu hình giữa độ dài xương ức với khối lượng thịt ức tương ứng là 0,50 và 0,42. Georgina và cs. (2013), tương quan di truyền giữa tỷ lệ chuyển hóa thức ăn với khối lượng cơ thể vịt bị ảnh hưởng của tuổi tác. Tương quan giữa các tính trạng sản xuất trên vịt cũng đã được một số tác giả trong nước nghiên cứu. Hoàng Văn Tiệu và cs. (1993), cho biết hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng cơ thể 60 ngày tuổi và 21 ngày tuổi của vịt Anh Đào Hung là 0,256. Lương Tất Nhợ (1994), xác định hệ số tương quan kiểu hình giữa khối lượng cơ thể trước lúc vào đẻ với khối lượng cơ thể lúc 8 tuần tuổi của vịt SM là 0,45 – 0,78. Hệ số tương quan giữa năng suất trứng với khối lượng cơ thể 8 và 24 tuần tuổi trên hai dòng vịt chuyên thịt T5, T6 đều có giá trị âm (Nguyễn Đức Trọng và cs., 2008). Nguyễn Thị Minh và cs. (2013) cho biết, hệ số tương quan kiểu hình giữa năng suất trứng 52 tuần đẻ với khối lượng 8 tuần tuổi, khối lượng 21 tuần tuổi, năng suất trứng 8 tuần đẻ đầu, tỷ lệ phôi và mức ăn trên ngày của vịt Cỏ đều đạt khá cao (-0,815, 0,823, 0,861, 0,842 và 0,764). Nhìn chung, có nhiều kết quả nghiên cứu về tương quan giữa các tính trạng trên vịt, tuy nhiên nghiên cứu phân tích tương quan các tính trạng giết mổ còn hạn chế và chưa có kết quả phân tích về tương quan giữa các tính trạng giết mổ trên giống vịt chuyên thịt SM trong nước. Vịt chuyên thịt SM đang rất phát triển và được nuôi phổ biến trong nước, có nhiều nghiên cứu chọn lọc cải tiến các tính trạng năng suất giống vịt này, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào chọn lọc nâng cao khối lượng cơ thể và năng suất trứng. Chọn lọc cải tiến các chỉ tiêu chất lượng quầy thịt có khó khăn về việc đo lường trên vật nuôi sống. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá được sự tương quan giữa một số tính trạng chất lượng quầy thịt giết mổ quan trọng không thể đo lường trên vật sống với một số tính trạng có thể đo lường trên vịt chuyên thịt SM để làm cơ sở cho việc nghiên cứu chọn lọc gián tiếp giữa các tính trạng năng suất của giống vịt này nếu chúng có mối tương quan chặt.

     

    VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

     

    Vật liệu nghiên cứu

     

    Vật liệu là 100 vịt chuyên thịt SM của trại vịt giống VIGOVA.

     

    Thời gian và địa điểm nghiên cứu

     

    Thời gian: Số liệu vịt mổ khảo sát thu thập từ năm 2014 đến năm 2018.

     

    Địa điểm: Trại Vịt giống VIGOVA, xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương

     

    Nội dung nghiên cứu

     

    Phân tích mối tương quan kiểu hình giữa một số tính trạng thân thịt của vịt chuyên thịt SM.

     

    Phương pháp nghiên cứu

     

    Số lượng vịt mổ khảo sát 100 con (50 vịt trống và 50 vịt mái). Vịt giết mổ tại thời điểm 7 tuần tuổi.

     

    Các tính trạng phân tích bao gồm:

     

    Khối lượng sống (KL_S) 

    Tỷ lệ thịt xẻ (TL_TX)

    Tỷ lệ thịt đùi (TL_TD)

    Tỷ lệ cơ đùi (TL_CD)

    Tỷ lệ thịt ức (TL_TU)

    Tỷ lệ cơ ức (TL_CU)

    Tỷ lệ mỡ bụng (TL_MB)

    Dài thân (D_THAN)

    Vòng ngực (V_NGUC)

    Dày ức (DAY_UC)

     

    Phương pháp cân, đo, đếm và tính toán dựa theo mô tả chi tiết của các tác giả Dương Xuân Tuyển (1998). Phương pháp mổ khảo sát và tính các chỉ tiêu năng xuất thịt theo phương pháp của Auaas và Wilke (1978), Bùi Hữu Đoàn và cs. (2011).

     

    Phương pháp đo dài thân và vòng ngực: Dụng cụ đo sử dụng thước dây chia độ mm. Dài thân đo từ đốt sống cổ cuối cùng đến đốt sống hông cuối. Vòng ngực đo tại vị trí sát gốc cánh.

     

    Phương pháp đo dày thịt ức (Farhat và Chavez, 2001; Oviedo-Rondon và cs., 2007 và Farhat, 2009): Dụng cụ sử dụng là máy siêu âm RENCO của Mỹ. Đo tại vị trí cách đầu xương lưỡi hái ở giữa ngực hướng từ trên xuống dưới dọc theo thân vịt 2 cm và cách đường phân chia giữa ngực 1,5 cm về phía ngực trái. Khi đo nhổ sạch lông ở vị trí đo 2 x 2 cm, dùng gell bôi lên bề mặt da và đặt đầu dò siêu âm vuông góc với bề mặt da, sau đó nhấn nút hiển thị kết quả.

     

    Phương pháp phân tích số liệu: Phân tích tính toán hệ số tương quan, hồi quy giữa các tính trạng theo phần mềm Minitab 16.2.0.

     

    KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

     

    Phân tích tương quan giữa 10 tính trạng có 45 cặp tương quan được tính toán trình bày trong Bảng 1. Kết quả cho thấy, đa phần các tính trạng có mức tương quan yếu và trung bình.

     

    Bảng 1. Tương quan kiểu hình một số tính trạng giết mổ trên vịt chuyên thịt

     

    Tính trạng KL_S TL_TX TL_TD TL_CD TL_TU TL_CU TL_MB D_THAN V_NGUC
    TL_TX -0,19NS                
    TL_TD 0,26* -0,24*              
    TL_CD 0,19NS -0,26NS 0,61***            
    TL_TU 0,31** 0,05NS -0,05NS 0,05NS          
    TL_CU 0,16NS 0,08NS -0,16NS 0,10NS 0,92***        
    TL_MB 0,03NS -0,17NS 0,24* -0,38** -0,35** -0,54***      
    D_THAN 0,63*** -0,18NS 0,09NS 0,33** 0,00NS -0,05NS -0,32*    
    V_NGUC 0,51*** 0,20* -0,34** -0,10NS 0,70*** 0,69*** -0,40** 0,22NS  
    DAY_UC 0,26** 0,06NS -0,17NS 0,15NS 0,88*** 0,92*** -0,55*** 0,04NS 0,75***

    Ghi chú: NS: P > 0,05; * P < 0,05; ** P < 0,01; *** P < 0,001.

     

    Với khối lượng cơ thể vịt, chỉ có chiều dài thân và vòng ngực có mức tương quan tương đối chặt, hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể với chiều dài thân và vòng ngực tương ứng là 0,63 và 0,51 (P<0,001). Giá trị hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể với các tính trạng còn lại đều ở mức thấp. Kết quả tương quan giữa khối lượng cơ thể và dày thịt ức trong phân tích này cũng tương tự phân tích của Hall (2005) với giá trị tương quan kiểu hình giữa độ dày thịt ức với khối lượng cơ thể vịt ở 45 ngày tuổi là 0,12. Tương quan giữa tỷ lệ thịt xẻ với các tính trạng đều yếu nằm trong khoảng -0,26 đến 0,08. Cũng tương tự vậy, hai tính trạng tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ cơ đùi có mối tương quan với các tính trạng khác đều rất thấp, ngoại trừ tương quan giữa hai tính trạng này có giá trị 0,61.Tỷ lệ mỡ bụng có mối tương quan âm với tỷ lệ cơ ức và độ dày ức, giá trị hệ số tương quan tương ứng là -0,54 và -0,55. Điều này có thể suy luận rằng những vịt có tỷ lệ cơ ức cao, có độ dày ức cao thì tỷ lệ mỡ bụng thấp. Trong kết quả phân tích có 5 cặp tính trạng có mối tương quan chặt và rất chặt đó là tương quan giữa tỷ lệ thịt ức và tỷ lệ cơ ức (r = 0,92); giữa tỷ lệ thịt ức và vòng ngực (r = 0,70), tỷ lệ thịt ức và dày ức (r = 0,88), giữa tỷ lệ cơ ức và dày ức (r = 0,92), giữa vòng ngực và dày ức (r = 0,75). Kết quả nghiên cứu của Dean (2005) về tương quan giữa độ dày cơ ức và khối lượng thịt ức cũng gần tương đương trong phân tích này (r = 0,75). Từ kết quả phân tích này đem lại một ý nghĩa thực tiễn đó là có thể tính toán gián tiếp hai tính trạng tỷ lệ thịt ức, tỷ lệ cơ ức là những tính trạng không đo lường trên vật sống thông qua tính trạng độ dày ức hay vòng ngực là hai tính trạng này có thể đo lường trên vật sống một cách dễ dàng.

     

    Phân tích hồi quy tuyến tính giữa 6 cặp tính trạng có hệ số tương quan cao, kết quả trình bày tại Bảng 2. Kết quả phân tích cho thấy phương trình hồi quy tuyến tính giữa các cặp tính trạng (tỷ lệ cơ ức với độ dày ức, tỷ lệ cơ ức với tỷ lệ thịt ức, tỷ lệ cơ ức với vòng ngực, tỷ lệ thịt ức với độ dày ức, tỷ lệ thịt ức với vòng ngực, dày ức với vòng ngực) đều có độ tin cậy cao với P < 0,001. Tuy nhiên, chỉ có 3 phương trình của các cặp tính trạng đó là tỷ lệ cơ ức với độ dày ức, tỷ lệ cơ ức với tỷ lệ thịt ức và tỷ lệ thịt ức với độ dày ức có hệ số xác định đạt cao, tương ứng là 84,50%, 84,40% và 76,10%. Kết quả này rất có ý nghĩa thực tiễn đó là có thể tính được tỷ lệ cơ ức hay tỷ lệ thịt ức của vịt chuyên thịt thông qua việc đo độ dày thịt ức trên vật nuôi sống.

     

    Bảng 2. Phương trình hồi quy tuyến tính giữa các cặp tính trạng có hệ số tương quan chặt

     

    STT Phương trình hồi quy Giá trị P của phương trình Hệ số xác định R-Sq (adj) (%)
    1 TL_CU = – 0,065 + 1,06* DAY_UC 0,000 84,50
    2 TL_CU = – 0,824 + 0,774 * TL_TU 0,000 84,40
    3 TL_CU = – 33,2 + 1,46 * V_NGUC 0,000 46,90
    4 TL_TU = 3,61 + 1,20 * DAY_UC 0,000 76,10
    5 TL_TU = – 37,8 + 1,76 * V_NGUC 0,000 48,70
    6 DAY_UC = – 30,9 + 1,36 * V_NGUC 0,000 55,00

     

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

     

    Kết luận

     

    Kết quả phân tích của 45 cặp tính trạng, có 29 cặp tính trạng có mối tương quan yếu (r < 0,33), 10 cặp tính trạng có mối tương trung bình (0,33 ≤ r < 0,66), 6 cặp tính trạng có mối tương quan chặt và rất chặt chẽ (r  ≥ 0,66) đó là tương quan giữa tỷ lệ thịt ức và tỷ lệ cơ ức, giữa tỷ lệ thịt ức và vòng ngực, tỷ lệ thịt ức và dày ức, giữa tỷ lệ cơ ức và vòng ngực, giữa tỷ lệ cơ ức và dày ức, giữa vòng ngực và dày ức.

     

    Đề nghị

     

    Sử dụng phương trình hồi quy TL_CU = – 0,065 + 1,06* DAY_UC để tính tỷ lệ cơ ức trên vịt chuyên thịt SM thông qua việc đo độ dày ức trên vật nuôi sống phục vụ công tác nghiên cứu chọn lọc giống vịt này.

     

    Lê Thanh Hải và Dương Xuân Tuyển

    Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.