Chiều ngày 18/11/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) – cơ quan chủ trì chính Khung đối tác “Một sức khỏe về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người” tổ chức lễ mít tinh kêu gọi các bên chung tay hợp tác kháng kháng sinh trong nông nghiệp, với chủ đề chính lựa chọn cho năm 2023 là: “Huy động hợp tác công – tư trong phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi”. Khung đối tác một sức khoẻ về phòng, chống bệnh dịch từ động vật sang người do 03 bộ (Y tế, NN&PTNT, Tài nguyên và Môi trưởng) đồng chủ trì có nêu rõ mục tiêu phòng chống Kháng kháng sinh là một nội dung đặc biệt quan trọng, được quy định tại nhiệm vụ số 3 trong 06 nhiệm vụ chính. Các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tình trạng kháng thuốc kháng sinh (AMR) đang gia tăng là một trong những mối đe dọa sức khỏe toàn cầu cấp bách nhất mà con người đang phải đối mặt.
Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, dịch bệnh lây truyền từ người và động vật, dịch bệnh động vật xuyên biên giới tạo ra nhiều mối đe dọa đối với sức khỏe con người an ninh lương thực và sinh kế. Với đặc thù của nước ta có đường biên giới dài hơn 3.000km, hơn 3.260km đường bờ biển, biên giới trên biển hơn 4.000km, trong khi đó, mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ trọng cao trong ngành chăn nuôi… tạo ra những thách thức rất lớn trong việc đối phó với dịch, bệnh động vật xuyên biên giới.
Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương xây dựng kế hoạch quốc gia về kháng kháng sinh giai đoạn 2013-2020; năm 2017, Kế hoạch Hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã được ban hành.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu khai mạc lễ mít tinh. Ảnh: Hoàng Nam
Năm 2021, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 3609 về phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về kiểm soát kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Gần đây nhất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định số 1121/QĐ-TTg.
Dù đã và đang thực hiện kế hoạch hành động về kháng kháng sinh, Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong nhóm những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh cao nhất ở châu Á…
Hoàng Nam
Báo Thanh tra
- thuốc kháng sinh li>
- thay thế thuốc kháng sinh li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất