Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định cần thúc đẩy hợp tác thương mại hai chiều trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Ucraina và Việt Nam, cho xứng tầm với mối quan hệ chính trị và ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh và Thứ trưởng Bộ Chính sách nông nghiệp và Thực phẩm Ucraina tại buổi tiếp
Sáng ngày 30/8, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh đã có buổi tiếp và làm việc với Thứ trưởng Bộ Chính sách nông nghiệp và Thực phẩm Ucraina, bà Olga Trofimtseva. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo Vụ Hợp tác Quốc tế, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú Y, Cục Chế biến NLS và Nghề muối cùng các khách mời.
Tại khóa họp Ủy ban Liên Chính phủ lần thứ 14, hai bên cùng thống nhất sẽ tiếp tục thúc đẩy việc đàm phán và ký kết 03 Biên bản ghi nhớ (MOU) bao gồm: Hợp tác Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật; Hợp tác Kiểm dịch động vật; và Hợp tác Kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm các sản phẩm nông lâm thủy sản. Đến nay, hai bên đã cơ bản thống nhất nội dung và cấp ký MOU về hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật nên việc ký kết có thể được xúc tiến trong chuyến thăm của Tổng thống Ucraina vào tháng 10/2018.
Tại buổi tiếp, bà Olga Trofimtseva cho biết, ngành nông nghiệp nước này tăng trưởng khá tốt trong vài năm qua. Sản phẩm nông nghiệp của Ucraina được xuất khẩu sang 190 nước trên thế giới, với giá trị hàng năm khoảng 18 tỷ USD, đứng đầu là thị trường EU (chiếm hơn 30%), khu vực châu Á có Ấn Độ và Trung Quốc là các đối tác lớn của Ucraina. Đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, thủy sản là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu sang Ucraina, tiếp đến là chè và cà phê. Trong khi đó, ngành chăn nuôi và chế biến thịt gia cầm của Ucraina rất phát triển, đứng thứ 8 về xuất khẩu thịt gia cầm trên toàn thế giới.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh tặng quà kỷ niệm cho Thứ trưởng Bộ Chính sách nông nghiệp và Thực phẩm Ucraina
Trong thời gian tới, Ucraina muốn mở rộng danh mục nông sản xuất khẩu của Ucraina sang Việt Nam, đặc biệt là trái cây vùng ôn đới, các loại hạt hay sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Thứ trưởng nông nghiệp Ucraina bày tỏ mong muốn hợp tác để có thể xuất khẩu thịt gia cầm vốn là thế mạnh của Ucraina sang Việt Nam. Bên cạnh đó, bà cũng đề xuất ký kết văn bản để gỡ bỏ rào cản thuế nhập khẩu lúa mỳ trong chuyến làm việc với Bộ Công Thương sắp tới; đồng thời cũng đang chờ đợi văn bản kiểm định hai loại quả dâu và táo từ Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT.
Việc ký kết thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp hai nước về nhập khẩu thịt gia cầm và kiểm định động vật sẽ được xúc tiến trong chuyến thăm của Tổng thống Ucraina vào tháng 10/2018.
Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định cần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, cho xứng tầm với mối quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam mỗi năm đạt 40 tỷ USD tới 180 nước trên thế giới, với nhiều mặt hàng nông sản nhiệt đới dẫn đầu thế giới, việc thúc đẩy hợp tác thương mại song phương sẽ góp phần hướng tới mục tiêu 50 tỷ USD xuất khẩu nông sản vào năm 2025. Hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Ucraina không phải là đối thủ cạnh tranh mà sẽ là bổ trợ lẫn nhau do địa hình khí hậu khác biệt rõ rệt, một bên là nước ôn đới, một bên là nước nhiệt đới.
Thứ trưởng gợi ý nội dung trong Biên bản ghi nhớ ký kết dịp Tổng thống Ucraina sang Việt Nam ngoài thế mạnh của Việt Nam là xuất khẩu thủy sản cần tiếp tục thúc đẩy, có thể tập trung vào trao đổi các sản phẩm khác như trái cây nhiệt đới và ôn đới, thịt gia cầm chế biến, trên quan điểm luôn ủng hộ lẫn nhau nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
NLA
Nguồn: Mard.gov.vn
- nhập khẩu thịt gà li>
- xuất khẩu thịt gia cầm li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất