[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn quan trọng trong chu kỳ sản xuất của bò sữa và đặc trưng là sự thách thức của hệ thống miễn dịch. Ngăn chặn các vấn đề trao đổi chất trong giai đoạn nhạy cảm này là một chìa khóa để tối đa hóa hiệu suất. Tại thời điểm bắt đầu cho con bú, bò sữa sẽ mất cân bằng về năng lượng và protein. Áp dụng đúng khẩu phần cho ăn để tăng lượng vật chất khô ăn vào tại thời điểm cận chu kỳ và hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu sẽ đảm bảo khởi đầu tốt cho việc tiết sữa và cải thiện vấn đề về sức khỏe của bò mẹ. Methionine được coi là một axit amin giới hạn đầu tiên trong phần lớn bò sữa cao sản.
Methionine không những là một axit amin thiết yếu, mà còn chịu trách nhiệm duy trì một số chức năng miễn dịch. Do đó, nghiên cứu này đã được thực hiện để xác định ảnh hưởng của methionine được bọc bởi ethyl-cellulose trên thú nhai lại (ERPM, Mepron®) trên hiệu suất sản xuất và tình trạng sức khỏe của bò sữa cao sản trong suốt giai đoạn chuyển tiếp và giai đoạn sản xuất cao.
Nghiên cứu được thực hiện tại Dairy Research Farm, University of Illinois, USA. 60 bò sữa lai Holstein đã được sử dụng trong một thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên với 30 bò sữa cho một lô thí nghiệm. Các lô thí nghiệm bao gồm; 1. Lô đối chứng, bò sữa đã được cho ăn với khẩu phần ăn cơ bản (giai đoạn sắp sinh, giai đoạn mới sinh và giai đoạn đỉnh sữa) không bổ sung ERMP, và 2. Lô thí nghiệm, khẩu phần ăn của lô đối chứng với bổ sung ERPM ở 0,09% trong khẩu phần ăn của giai đoạn sắp sinh và 0,10% khẩu phần ăn sau sinh (giai đoạn mới sinh và giai đoạn đỉnh sữa) (Batistel và cs., 2017). Việc bổ sung được đảm bảo sử dụng tỷ lệ lysine so với methionine là 2,8: 1. Khẩu phần ăn của giai đoạn sắp sinh, giai đoạn mới sinh và giai đoạn đỉnh sữa đã được cho ăn từ 28 ngày trước khi sinh, 1-30 ngày lúc bắt đầu cho sữa và 31- 60 ngày cho sữa nhiều.
Kết quả cho thấy bò sữa trong lô thử nghiệm (khẩu phần ăn bổ sung ERPM) có lượng chất khô ăn vào (DMI) cao hơn so với những bò sữa trong nhóm lô đối chứng. Bổ sung ERPM cải thiện đáng kể (P<0,05) DMI của bò sữa trong thời gian giai đoạn sắp sinh với lượng bổ sung 1,2 kg/ngày, giai đoạn mới sin là 1,6 kg/ngày và giai đoạn đỉnh sữa là 1,5 kg/ngày. Trong giai đoạn mới sinh, trung bình năng suất sữa (4,1 kg/ngày), năng suất protein sữa (0,20 kg/ngày), năng suất chất béo sữa (0,17 kg/ngày) và năng suất lactose sữa(0,25 kg/ngày) trong nhóm lô thử nghiệm đã tăng đáng kể (P<0,05) so với nhóm lô đối chứng.
Trong thời kỳ sản xuất cao (đỉnh sửa), việc bổ sung ERPM tăng năng suất sữa (P<0,05) lên 4,4, năng suất protein sữa tăng 0,17, năng suất chất béo sữa tăng 0,19 và năng suất lactose sữa tăng 0,30 kg / ngày / bò sữa. Hàm lượng axit béo không tan và γ-glutamyl chuyển vào trong máu đã giảm 25 và 37%, tương ứng ở những con bò sữa được cho ăn chế độ ăn của lô thử nghiệm so với những con bò được cho ăn chế độ của lô đối chứng. Việc giảm nồng độ axit béo và-glutamyl chuyển vào trong máu cho thấy chức năng gan và tình trạng sức khỏe của bò sữa được cải thiện. Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, có thể kết luận rằng việc cho ăn ERPM trong giai đoạn chuyển tiếp của bò sữa giúp cải thiện lượng vật chất khô ăn vào và tình trạng sức khỏe. Việc cho ăn EPRM từ 28 ngày trước khi sinh giúp cải thiện hiệu suất sản xuất không chỉ trong giai đoạn sau sinh mà còn cả giai đoạn đỉnh sữa.
Mubarak Ali1,* và Claudia Parys2
1Nutrition & Care, Evonik (SEA) Pte Ltd, Singapore
2Evonik Nutrition & Care, GmbH, Germany
Tài liệu tham khảo
Batistel F, Arroyo JM, Bellingeri A, Wang L, Saremi B, Parys C, Trevisi E, Cardoso FC, Loor JJ (2017) Ethyl-cellulose rumen-protected methionine enhances performance during the periparturient period and early lactation in Holstein dairy cows. Journal of Dairy Science 100, 7455-7467.
- methionine li>
- evonik li> ul>
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất