Tác động của từ trường kết hợp với đông lạnh nhanh, thịt gà đen sau bảo quản vẫn giữ nguyên màu, độ dai và hàm lượng protein.
Gà đen của người H’Mông vùng Tây Bắc là giống gà quý được dùng làm thuốc chữa bệnh, nhưng nếu không bảo quản đúng cách, chất lượng thịt và dinh dưỡng bị suy giảm đáng kể.
Với công nghệ cấp đông truyền thống, làm mất nước hoặc chiếu xạ… có nhiều hạn chế. Ở công nghệ cấp đông, quá trình làm lạnh tinh thể đá sẽ làm hỏng cấu trúc mô không thể phục hồi và thay đổi các tính chất cảm quan thực phẩm. Chiếu xạ thì không thuận tiện do trước khi xuất khẩu gà đông lạnh ra nước ngoài phải đảm bảo chiếu xạ và giữ ở nhiệt độ -17,8 độ C…
Để đảm bảo chất lượng gà xuất khẩu, yêu cầu đặt ra là sau bảo quản, thịt gà vẫn giữ nguyên màu sắc, không bị giảm vitamin cũng như các nguyên tố vi lượng (K, Na, Ca…). Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thử nghiệm bảo quản bằng CAS (Cell Alive System) – công nghệ bảo quản tế bào để giải bài toán này.
Gà đen H’Mông hiện được thị trường tìm kiếm do có nhiều chất bổ dưỡng. Ảnh: D.C.
Từ tháng 1/2017, nhóm nghiên cứu gồm KS Đào Thùy Dương và Ths Tạ Thu Hằng đã chọn mẫu gà H’Mông (khối lượng từ 1,2 kg đến 1,5 kg) để thí nghiệm. Các chỉ tiêu về màu sắc, hàm lượng mỡ, protein, vi chất được đo đếm trước và sau bảo quản.
Kết quả cho thấy, sau 6 tháng thịt gà đen được bảo quản bằng công nghệ CAS có các chỉ số màu sắc, độ dai không sai khác so với ban đầu. Tỷ lệ mất nước chỉ giảm 2,35%, chỉ số pH giảm nhẹ còn 5,9. Chất lượng cảm quan và các chỉ tiêu về vi sinh vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo TCVN 7046:2009 về thịt tươi.
Thịt gà đông lạnh bảo quản bằng công nghệ CAS. Ảnh: T.H.
Đề tài đã được nghiệm thu từ tháng 12/2017. Ths Tạ Thu Hằng, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ này được chuyển giao từ Nhật Bản (tháng 6/2013), đang được Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng thử nghiệm đối với các loại thực phẩm, nông sản.
Quá trình nghiên cứu nhóm cũng thử nghiệm các phương pháp rã đông (lò vi sóng, nhiệt độ phòng, nước…) cho thấy, dùng nước lạnh 10 độ C, cứ 30 phút thay một lần trong vòng 120 phút cho chất lượng thịt tốt nhất, tỷ lệ mất nước thấp.
Thành công này giúp các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gà tự tin khi chào hàng xuất khẩu sang các nước. Tuy nhiên, hiện công nghệ có giá rất đắt (hơn 10 tỷ đồng/tấn/ngày và hơn 20 tỷ đồng/tấn/giờ) nên doanh nghiệp không dễ đầu tư khi chưa có những đơn hàng đủ lớn.
Bà Hằng cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng có thể cung cấp dịch vụ, làm gia công cho doanh nghiệp khi họ chưa đủ điều kiện đầu tư công nghệ.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ CAS:
Công nghệ CAS sử dụng từ trường, tương tự lò viba nhưng kết hợp thêm hệ thống làm lạnh cho phép bảo quản nông phẩm giữ nguyên các cấu trúc tế bào giống như khi vừa thu hoạch.
Hệ thống hoạt động dựa trên nguyên lý, khi thiết bị phát từ trường, tạo năng lượng yếu phân bố đều, làm nới lỏng các phân tử tế bào thực phẩm mà không phá vỡ thành và màng. Các tế bào này cùng với phân tử nước tạo thành hỗn hợp cùng đông lạnh nên hạn chế tình trạng đóng băng như ở công nghệ bảo quản truyền thống.
Tùy loại thực phẩm, nông sản, thủy sản có thể sử dụng CAS với cường độ từ trường khác nhau. Để ứng dụng công nghệ này, người dùng chỉ cần lắp thiết bị CAS hoặc trang bị thêm chức năng CAS cho hệ thống làm lạnh hiện có.
Quá trình làm lạnh nhanh của CAS chia thành 3 giai đoạn:
Bước 1: Dùng năng lượng yếu để hạn chế phân tử nước vón cục và duy trì ở điều kiện siêu lạnh nhằm gia tốc quá trình làm lạnh.
Bước 2: Các màng và thành tế bào được làm lạnh ổn định nên không gây tổn thương đến nông phẩm bảo quản.
Bước 3: Sản phẩm làm lạnh khi được lấy vẫn bảo đảm
Bích Ngọc
Nguồn: VnExpress
- thịt mát li>
- bảo quản thịt li>
- bảo quản thịt gà li>
- thịt tươi li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất