Nghiên cứu trên động vật đầu tiên về khả năng của virut tả lợn lây lan sang một loài khác cho thấy virut này dễ dàng truyền sang gà và gà tây khỏe mạnh, khi được đưa vào nhóm gà chọn lọc.
- Cục Thú y: Chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng vắc xin Dịch tả lợn châu Phi NAVET-ASFVAC
- Bình Định dùng nhiều ‘võ’ khống chế dịch tả lợn Châu Phi
Các nhà nghiên cứu thực hiện công việc này là một phần của một nhóm nghiên cứu trước đây trong phòng thí nghiệm cho rằng virut có thể lây nhiễm các tế bào từ nhiều loài, bao gồm cả gà và con người.
Trong nghiên cứu này, những con gà bị nhiễm virut đã bị tiêu chảy sau hai ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Những con gà khỏe mạnh nuôi cùng với gà và gà tây bị nhiễm virut cũng bị tiêu chảy hai ngày sau khi tiếp xúc. Sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh này đã làm các nhà khoa học Đại học bang Ohio sửng sốt.
Mẫn cảm với virut tả lợn không thể được thử nghiệm trên người do lý do nhân đạo, song việc nghiên cứu trước đây trong các tế bào cho thấy virut này tự gắn vào cùng một loại thụ thể ở nhiều loài vật chủ khác nhau. “Nếu mô hình nuôi cấy tế bào của con người được dự đoán như với gà, thì con người chắc chắn dễ mắc bệnh liên quan đến virut”, tác giả nghiên cứu cho biết.
Virut porcine deltacorona, lần đầu tiên được phát hiện ở lợn ở châu Á vào năm 2009 và gây ra dịch bệnh tiêu chảy ở lợn – liên quan đến lợn Ohio – vào năm 2014. Đây là một phần của chủng mầm bệnh gây bệnh đường hô hấp và tiêu hóa ở loài này.
Có 4 loại virut corona, trong đó 2 căn bệnh được biết đến với sự bùng phát trong khu vực đe dọa tính mạng là hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), do virut betacorona gây ra. Sự bùng phát bệnh hô hấp hiện nay liên quan đến một thị trường động vật sống ở Trung Quốc cũng được cho là do một loại virut betacorona gây ra. Virut deltacorona trong lịch sử đã được liên kết với các loài gà và các nhà khoa học nghi ngờ rằng virut tả lợn này có nguồn gốc từ một loài chim.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thực hiện với gà và gà tây 14 ngày tuổi. Trong mỗi nhóm, các nhà khoa học trực tiếp tiêm virut thu được từ một con lợn bị nhiễm bệnh vào 10 con gà. Hai ngày sau, các nhà nghiên cứu đưa gà và gà tây “không nhiễm bệnh” sống cùng gà bị nhiễm bệnh.
Hầu hết các loài gà bị nhiễm bệnh đều bị tiêu chảy ở nhiều thời điểm khác nhau và mức độ tiêu chảy nhẹ đến trung bình sau khi gia nhập đàn nhiễm bệnh. Dựa trên độ dài và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nghiên cứu cho thấy gà tây dễ bị nhiễm virut hơn gà.
Theo tác giả nghiên cứu, các dấu hiệu bệnh khác ở gà bao gồm đường ruột bị rối loạn có chứa khí và chất lỏng màu vàng, nồng độ virut RNA cao trong bệnh phẩm của khí quản và đường tiêu hóa của chúng, và tăng nồng độ kháng thể ở những con gà bị nhiễm bệnh trực tiếp.
Mặc dù có sự hiện diện của virut RNA trong khí quản, những con gà không có dấu hiệu của các triệu chứng hô hấp, điều này sẽ khiến virut này nguy hiểm hơn các triệu chứng đường ruột. Virut cũng không giết chết gà, nhưng có thể dẫn đến tử vong ở lợn con.
Mặc dù không có sàng lọc tại chỗ để phát hiện loại virut deltacorona ở người, nhưng tác giả nghiên cứu cho biết có khả năng con người đã bị phơi nhiễm và nhiễm bệnh và thậm chí có triệu chứng.
Điều quan trọng là virut tả lợn không thể truyền sang người thông qua thịt nếu thịt được nấu chín đúng cách.
Biên dịch: MH (theo FAO)
Nguồn tin: Bộ NN&PTNT
- dịch tả lợn li>
- Virut tả lợn li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất