Vịt Cổ Lũng xuất xứ từ xã Cổ Lũng (Bá Thước, Thanh Hóa), một vùng núi đá vôi, có nhiều vi chất giúp con vịt cho chất lượng ngon nhất.
Giám đốc mê vịt Cổ Lũng
Là giám đốc một đơn vị chế biến tre luồng tại huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), nhưng ông Chu Văn Sáu có niềm đam mê đặc biệt với các loài gia cầm, nhất là với vịt Cổ Lũng.
Xuất thân là kỹ sư nông nghiệp, ông Sáu luôn nuôi ý tưởng sẽ phục tráng được một giống gia cầm đặc sản của tỉnh Thanh Hóa. Từ nhiều năm trước, ông đã sắm máy ấp trứng để ấp gà, vịt và các loại gia cầm đặc sản để tự mình chọn tạo ra những con giống tốt nhất.
Đàn vịt Cổ Lũng của ông Chu Văn Sáu nuôi tại trang trại được cho ăn bằng thức ăn tự phối trộn từ chuối, cám gạo, ngô và bã rượu. Ảnh: VD.
Tình cờ, trong một lần lãnh đạo huyện Bá Thước (Thanh Hóa) nhờ ông ấp hộ 176 quả trứng vịt Cổ Lũng, thay vì lấy tiền công, ông Sáu xin lại 17 con để làm giống.
Biết vịt Cổ Lũng có nguồn gốc từ xã Cổ Lũng (Bá Thước), ông Sáu tìm về đây sưu tầm những con vịt còn giữ được đặc điểm của một giống vịt quý để tự mình chọn tạo.
Quá trình này, ông Sáu phát hiện ra một điều, dù cách nuôi chăn thả tự nhiên như nhau nhưng vịt nuôi ở vùng đất này chất lượng thơm ngon hơn hẳn.
Năm 2015, ông Phan Xuân Sáu quyết định “dời đô” từ Quan Hóa về xã Cổ Lũng để nhân giống vịt Cổ Lũng. Năm đó, ông đi khắp xã và tìm mua được 870 con vịt Cổ Lũng. Đàn vịt của ông thả trên hồ Lọng, ăn bã bia, hèm rượu, trộn gốc chuối, cám ngô, gạo… Dân bản đi qua, ai cũng trầm trồ, chỉ trỏ, con này là vịt Cổ Lũng đích thực, con kia mới là vịt Cổ Lũng!
Thế là ông Sáu tổ chức “hội thảo” về vịt Cổ Lũng. Khách mời là người dân các bản ở xã Cổ Lũng. Sau “hội thảo” này, ông Sáu cho bán hết những con vịt không có đặc điểm của vịt Cổ Lũng, đi mua thêm đàn để nhân giống, tránh tình trạng cận huyết.
Ông Sáu đầu tư máy ấp trứng, thuận lợi cho việc nhân rộng tăng đàn vịt Cổ Lũng cho bà con trong vùng. Ảnh: VD.
Ông Sáu cho biết, vịt Cổ Lũng cổ rụt, chân ngắn, đít bằng. Con mái có màu trắng, khó phân biệt với các giống vịt khác. Con trống có cổ và đầu cánh màu xanh lóng lánh. Vịt Cổ Lũng trưởng thành có trọng lượng dao động từ 1,7 – 2,1 kg/con.
Năm 2017, ông Chu Văn Sáu thành lập Công ty TNHH Chăn nuôi vịt Cổ Lũng, lấy hồ thôn Lọng, rộng 3.900 m2 làm “đại bản doanh”. Nhưng đó cũng là năm ông thất bại khi mưa lũ tàn phá toàn bộ khu trại. Vì tình yêu đối với loài vật nuôi đặc sản này, ông Sáu đã không nhụt chí. Ông quyết tâm làm lại từ đầu.
Hiện tại, Công ty TNHH Chăn nuôi Vịt Cổ Lũng chủ yếu xuất bán vịt lông và đang manh nha giết mổ, hút chân không, dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho một số khách hàng.
Bình quân, mỗi năm công ty xuất ra thị trường trên 10 tấn vịt thịt với giá trên 100 nghìn đồng/kg. Theo ông Sáu, hiện nay, vịt Cổ Lũng đang khan hàng do nhu cầu tăng cao. Sắp tới, công ty sẽ xin chủ trương mở lò giết mổ, đóng gói chân không để đưa vào các nhà hàng, siêu thị lớn.
Đến lúc đó, giá trị con vịt Cổ Lũng sẽ còn được nâng lên hơn nữa. Nguyện vọng lớn nhất của Công ty TNHH Chăn nuôi Vịt Cổ Lũng là sẽ được địa phương tạo điều kiện cho thuê đất lâu dài để phát triển loài vật nuôi đặc sản này.
Hút khách du lịch
Một khách quen gọi đến đặt hàng vịt Cổ Lũng, ông Sáu từ chối vì hết hàng. Thấy khách hàng kỳ nèo, ông Sáu nói: “Chả nhẽ đem vịt giống đi bán à”, rồi phá lên cười.
Sau khi về thôn Lọng, nhân giống thành công giống vịt Cổ Lũng, ông Sáu nghĩ ngay đến chuyện xây dựng thương hiệu cho giống vịt quý này. Xã Cổ Lũng nằm gần khu vực khu du lịch Pù Luông, thác Hiêu, đầu ra sẽ rất lớn. Và thực tế cho thấy, gần 60% sản lượng vịt thịt được các đơn vị trong huyện thu mua để phục vụ khách du lịch.
Vịt trống có lông cổ, lông đầu, cánh màu xanh, óng ánh rất đẹp. Ảnh: VD.
Sau khi tìm hiểu đặc tính sinh trưởng và phát triển của vịt Cổ Lũng, ông Sáu rút ra kinh nghiệm, trong vòng 21 ngày đầu đời, giống vịt này phải được chăm sóc rất cẩn thận, tiêm gần hết các loại vacxin gia cầm. Trong vòng 2 tháng, vịt Cổ Lũng phải được tiêm hết các loại vacxin.
Nói đến câu chuyện liên kết với dân bản để nuôi và thu mua vịt Cổ Lũng, ông Sáu cho biết: Biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm ở vùng đất này rất lớn, con vịt rất dễ mắc bệnh, nhất là bệnh viêm phổi.
Vì vậy, chăm sóc giống vịt khó tính này trong 21 ngày đầu phải rất lưu ý. Đó cũng là lý do chúng tôi chỉ cấp giống cho các hộ dân sau khi đã nuôi tại trại được 21 ngày. Sau khi đã cấp vịt cho người dân, chúng tôi sẽ cho cán bộ kỹ thuật đi vào các hộ dân để tiêm vacxin 1 lần nữa.
Theo ông Sáu, nhận thấy nhu cầu giống vịt đặc sản này ngày càng lớn, ông đã mua máy ấp công suất 5.000 quả/lần ấp. Sau khi vịt nở được 21 ngày, cho uống và tiêm các loại vacxin, ông cấp cho 15 hộ dân bản nuôi.
Sau 3,5 tháng, vịt đạt trọng lượng 1,7 – 2kg/con, ông sẽ thu mua lại với giá 80-85 nghìn đồng/kg. Theo ông Sáu, với cách liên kết này, người nuôi sẽ lãi khoảng 50 nghìn đồng/con/chu kỳ nuôi 3,5 tháng. Với người dân vùng đồng bào dân tộc ở Bá Thước, đây là số tiền không nhỏ.
Vịt mái Cổ Lũng khó phân biệt với các giống vịt khác. Ảnh: VD.
Theo tính toán của ông Sáu, bình quân mỗi hộ nuôi 50 con vịt trong vòng 3,5 tháng sẽ lãi khoảng 2,5 triệu đồng. Người nuôi vịt Cổ Lũng rất nhàn nhã vì giống vịt này rất lạ, thời gian đầu đời có thể cho ăn cám công nghiệp vẫn phát triển tốt, nhưng khoảng 2 tháng trước khi xuất bán, nếu vẫn ăn cám công nghiệp sẽ rất dễ bị các bệnh đường ruột. Vì vậy, chi phí thức ăn cho vịt Cổ Lũng không lớn, dân bản có thể nuôi tranh thủ những lúc nhàn rỗi. Đây cũng là một trong những lý do giúp cho vịt Cổ Lũng càng thêm thơm ngon.
Toàn bộ số vịt thu mua này sẽ được Công ty TNHH Chăn nuôi Vịt Cổ Lũng nuôi thêm 1,5 tháng nữa trước lúc xuất bán. Thời gian này, vịt sẽ ngừng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, chuyển sang ăn bã bia trộn với cám ngô, gạo, cây chuối.
Vịt giống Cổ Lũng trong trang trại được ông Sáu thả với tỷ lệ 4 mái – 1 trống. Bình quân, mỗi năm vịt Cổ lũng đẻ 10 tháng và sau 18 tháng đẻ sẽ thay đàn giống. Hiện tại, Công ty TNHH Chăn nuôi Vịt Cổ Lũng có 210 con vịt mái, mỗi năm cho sản lượng gần 50 nghìn quả trứng. Toàn bộ số trứng này Công ty TNHH Chăn nuôi Vịt Cổ Lũng cho ấp và cấp cho các hộ dân nuôi sau đó thu mua toàn bộ vịt thịt.
Võ Văn Dũng
Nguồn: nongnghiep.vn
Đã được cấp chỉ dẫn địa lý
Vịt Cổ Lũng còn có tên gọi khác là vịt Quốc Thành, vịt tiến vua, xuất xứ từ xã Cổ Lũng, một vùng núi đá vôi, có nhiều vi chất giúp con vịt phát triển với chất lượng ngon nhất. Hiện có nhiều dự án chọn tạo, phát triển giống vịt quý hiếm này, nuôi ở một số xã như Thành Sơn, Lũng Cao (Bá Thước) và một số huyện, tỉnh khác nhưng chất lượng con vịt nuôi tại xã Cổ Lũng ngon hơn hẳn. Năm 2019, vịt Cổ Lũng được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, dán tem truy xuất nguồn gốc và địa phương này đang xây dựng thành sản phẩm OCOP 4 sao.
- vịt cổ lũng li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất