Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn hàng ngàn cơ sở chăn nuôi và hàng trăm nhà yến trong vùng không được phép chăn nuôi theo quy định. Do đó, các ngành, địa phương đang tập trung tuyên truyền, vận động người chăn nuôi tuân thủ các quy định, phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm chăn nuôi phù hợp trước ngày 1-1-2025.
Hơn 5.000 cơ sở chăn nuôi và khoảng 450 nhà yến trong vùng không được phép chăn nuôi
Tháng 12-2020, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 17 quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh. Cùng với tập trung tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Nghị quyết số 17, chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn tập trung xác định khu vực không được phép chăn nuôi, thống kê các cơ sở chăn nuôi đang nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi, cần phải chấm dứt để yêu cầu người chăn nuôi thực hiện.
Người dân huyện Khánh Vĩnh chăn nuôi bò.
Theo báo cáo của UBND TP. Cam Ranh, thời điểm cuối năm 2023, địa phương có tổng đàn trâu bò 9.238 con, đàn heo hơn 18.000 con, gần 100.000 con gia cầm và 76 nhà yến. Nhờ thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn, các hộ chăn nuôi đã nắm rõ được khu vực không được phép chăn nuôi, cũng như lộ trình chấm dứt (trước ngày 1-1-2025) đối với hoạt động chăn nuôi trong vùng không được phép chăn nuôi. Nhiều hộ nuôi gia súc, gia cầm đã chủ động chuyển đổi nghề hoặc tạm dừng chăn nuôi. Trong năm 2022 và 2023, trên địa bàn thành phố có 52 cơ sở chăn nuôi đã thực hiện di dời đến vị trí chăn nuôi phù hợp hoặc ngừng hoạt động. Hiện nay, thành phố còn hơn 300 cơ sở, chủ yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã lên kế hoạch đóng cửa hoặc di dời.
Tại huyện Cam Lâm, đầu năm 2023, địa phương có 181 cơ sở chăn nuôi và 41 nhà yến nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi. Đến cuối năm, Cam Lâm đã giảm được 80 cơ sở chăn nuôi, trong đó có 32 hộ ở xã Cam An Nam, 25 hộ ở xã Cam Thành Bắc… Qua thống kê, các hộ chấm dứt chăn nuôi để chuyển sang nghề khác. Riêng đối với nuôi heo, các hộ dừng hoạt động vì thời gian qua giá thức ăn tăng cao, trong khi giá bán heo thấp. Hiện nay, Cam Lâm còn 81 trại chăn nuôi heo, với hơn 94.000 con; 21 trại chăn nuôi gà, với gần 461.000 con nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi. Các cơ sở này đã cam kết và đang tìm kiếm địa điểm thích hợp để di dời. Ngoài ra, toàn huyện có 41 nhà yến nằm trong vùng không được phép nuôi.
Theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hiện nay, toàn tỉnh có đàn trâu bò khoảng 60.000 con, đàn heo hơn 300.000 con; đàn gia cầm 3,3 triệu con, với hơn 50.000 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm; 812 nhà yến. Qua rà soát, thống kê của các địa phương có hơn 5.000 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm và khoảng 450 nhà yến đang nằm trong vùng không được phép nuôi.
Quy định vùng nuôi chim yến là vùng nằm ngoài khu vực không được phép chăn nuôi.
Đẩy mạnh tuyên truyền, yêu cầu người chăn nuôi tuân thủ quy định
Ông Lê Thắng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, đa số các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi hiện nay đều có quy mô nông hộ, chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng nguồn thức ăn và các phụ phẩm nông nghiệp gắn với cuộc sống sinh hoạt nhưng mang lại nguồn thu nhập thêm thường xuyên cho gia đình nên khó vận động di dời hay ngừng chăn nuôi; còn một số cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi đang hoạt động tạm thời và đã có kế hoạch di dời hoặc ngừng hoạt động trước ngày 1-1-2025.
Một trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn ở xã Khánh Hiệp (Khánh Vĩnh) nằm trong vùng được phép chăn nuôi.
Những năm qua, các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp cho người chăn nuôi nắm bắt được quy định về khu vực được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến. Riêng trong năm 2023, huyện Diên Khánh, huyện Khánh Sơn và TP. Cam Ranh đã tuyên truyền, vận động 85 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi tại địa phương ngừng hoạt động hoặc di dời đến vị trí phù hợp; năm 2022 là 87 cơ sở.
Trong năm 2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tổ chức 15 lớp tập huấn cho 964 người; thanh, kiểm tra 80 cơ sở chăn nuôi trang trại trên địa bàn tỉnh kết hợp lồng ghép tuyên truyền, hướng dẫn cho người chăn nuôi nắm rõ nội dung và phối hợp với địa phương triển khai thực hiện quy định về khu vực được phép chăn nuôi. Sở Thông tin và Truyền thông đã có văn bản hướng dẫn các cơ quan báo chí của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến. Trong năm 2023, sở đã cấp phép xuất bản 1.500 bản tài liệu có nội dung quy định về quản lý nuôi chim yến để phục vụ công tác tuyên truyền. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thẩm định, tham mưu UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho 7 dự án, cơ sở thuộc lĩnh vực chăn nuôi theo đúng quy định tại Nghị quyết số 17 của HĐND tỉnh; đồng thời không tiếp nhận, tham mưu hồ sơ môi trường đối với các dự án, cơ sở chăn nuôi trong khu vực nội thành, nội thị, khu dân cư không được phép chăn nuôi.
Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 17, bên cạnh việc tiếp tục tăng cường tuyên truyền, sở đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi đến địa điểm phù hợp hoặc ngừng hoạt động trước ngày 1-1-2025 theo quy định. Trong thời gian chưa ngừng hoạt động hoặc chưa di dời, các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi phải thực hiện cam kết không được đầu tư xây dựng cơi nới, mở rộng quy mô chăn nuôi; tuân thủ các quy định về điều kiện chăn nuôi, quản lý động vật nuôi. Các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát không để phát sinh thêm các cơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi.
Theo quy định, các cơ sở chăn nuôi xây dựng và hoạt động trước ngày 1-1-2021 thuộc khu vực không được phép chăn nuôi phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm chăn nuôi phù hợp trước ngày 1-1-2025. Trường hợp nhà yến đã hoạt động trước ngày 1-1-2021 nằm trong khu vực không được phép chăn nuôi thì được tiếp tục hoạt động nhưng phải giữ nguyên hiện trạng, không được cơi nới; không được sử dụng loa phóng phát âm thanh, đồng thời phải đáp ứng các quy định hiện hành. |
HỒNG ĐĂNG
Nguồn: báo Khánh Hòa
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất