[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong vài năm gần đây, việc nuôi dế dùng làm thực phẩm cho người hoặc thức ăn cho chim, cá cảnh đang gia tăng đáng kể. Tuy nhiên ở hầu hết các vùng nuôi dế, người nuôi vẫn chỉ dựa vào các loại thức ăn hỗn hợp cho gà hoặc heo rồi có thể tùy theo vùng mà phối hợp them các nguồn thức ăn xanh kèm theo.
GIỚI THIỆU
Cách làm này phần nào giải quyết được nhu cầu trước mắt với số lượng nhỏ nhưng một khi qui mô nuôi dế tăng lên như có trại hiện đã có mức thu hoạch hàng tháng là vài tấn đến hàng chục tấn dế sống thì việc sử dụng thức ăn không thật sự đúng với nhu cầu của loài vật nuôi như hiện nay sẽ vừa không thể nào đạt được năng suất chăn nuôi tốt như mong muốn mà lại vừa làm tốn thức ăn (tính theo mức hệ số chuyển hóa thức ăn cao) dẫn đến chi phí chăn nuôi tăng cao và giảm thu nhập của người nuôi dế.
Vì vậy trong năm qua, nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn Dinh Dưỡng của Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Đại Học Nông Lâm kết hợp với công ty CricketOne, một công ty tiên phong trong lãnh vực nuôi và chế biến dế làm thực phẩm, đã tiến hành nhiều thử nghiệm nhằm tìm kiếm một công thức thức ăn phù hợp về mặt dinh dưỡng và ổn định về thành phần để có thể sản xuất thành phẩm thức ăn cho dế với giá thành hợp lý nhất mà vẫn giúp người nuôi có được năng suất dế tốt nhất. Sau đây là một số các thử nghiệm đã thực hiện cùng với kết quả đạt được.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đã có 03 thí nghiệm chuyên đề được thực hiện về lãnh vực nhu cầu dinh dưỡng với đối tượng dế nuôi là loại dế Jamaica (Gryllus assimilis), còn có tên là dế than, dế trũi ở Việt Nam. Đây là loài dế có nguồn gốc ở Tây Ấn, Hoa Kỳ, Mexico và Nam Mỹ,được nuôi rất phổ biến trên thế giới để làm nguồn thực phẩm cho con người và vật nuôi. Dế có thể nuôi được quanh năm và thích hợp với điều kiện nóng ẩm. Thành phần dưỡng chất trong bột dế Jamaica chứa 65,52% protein thô, 21,80% béo thô và 4,08% khoáng tổng số (Rafael và ctv, 2018).
Dế dùng trong thí nghiệm được nuôi trong thùng nhựa (kích thước 100cm x 60cm x 50cm) từ 0 ngày tuổi đến khi thu hoạch khoảng 35 – 40 ngày tuổi (khi dế bắt đầu gáy và dế mái có dấu hiệu chuẩn bị đẻ trứng).
Hình 1. Một trại nuôi dế tập trung tại Bình Phước
Thí nghiệm 1: Tìm chất dẫn dụ thích hợp để tăng lượng thức ăn tiêu thụ của dế
Trong thí nghiệm này, tạm sử dụng thức ăn gà thịt lông màu có mức đạm 18% làm thức ăn căn bản. Dế chia làm 3 lô, mỗi lô là 01 thùng nuôi. Lô 1 (đối chứng) được cho ăn thức ăn của gà xem như thức ăn căn bản và không bổ sung gì thêm. Lô 2, dế được cho ăn thức ăn căn bản có bổ sung 2g/kg TA dịch chiết từ đầu tôm và ở Lô 3, dế được cho ăn thức ăn căn bản có bổ sung 2 g/kg TA dịch ép trùn quế.
Dựa vào bảng 1 cho thấy, khi bổ sung chất dẫn dụ dịch đầu tôm (lô 2) và dịch trùn (lô 3) vào TAHH thì dế có lượng thức ăn tiêu thụ bình quân ngang bằng hoặc hơi cao hơn (0,96 g TA/con/ngày) so với khi không bổ sung (0,91 g TA/con/ngày). Tuy nhiên khi thu hoạch ở 35 ngày tuổi thì trọng lượng bình quân (TLBQ) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của dế ở lô 2 và lô 3 lần lượt là 0,52 g/con và 1,76 và 0,55 g/con và 1,73 tốt hơn dế chỉ ăn TAHH (lô 1) là 0,47 g/con và 1,94. Do vậy mặc dù đơn giá thức ăn ở lô 2 và lô 3 có cao hơn ở lô 1 vì phải cộng thêm chi phí cho chất dẫn dụ bổ sung nhưng phần chi phí thức ăn để sản xuất ra được 1 kg dế ở lô 3 là thấp nhất (31.390 đ) và lô 2 (34.003 đ) là tốt hơn nhiều so với ở lô 1 phải mất đến 41.132 đ tiền thức ăn mới tạo được 1 kg dế. Sử dụng chất dẫn dụ trong TA tạo ra mùi kích thích dế ăn nhiều hơn, tăng trọng (TT) tốt hơn và giảm chi phí (CP) TA cho 1kg dế so với khi không sử dụng. CP TA cho 1kg dế thấp nhất ở TN 1 là 31.390 đồng (lô 3).
Bảng 1. Kết quả thử nghiệm về sử dụng chất dẫn dụ trong thức ăn dế
Chỉ tiêu theo dõi |
Lô 1 (TAHH) |
Lô 2 (Dịch đầu tôm) |
Lô 3 (Dịch trùn) |
TLBQ 1 ngàytuổi (g/con) |
0,0025 |
0,0025 |
0,0025 |
TLBQ 35 ngày (g/con) |
0,47 |
0,52 |
0,55 |
TATT (gTA/con) |
0,91 |
0,91 |
0,96 |
FCR (gTA/gTT) |
1,94 |
1,76 |
1,73 |
CP TA/kg dế (đồng) |
19.400 |
17.952 |
17.646 |
Giá trung bình 1kg thức ăn gà là khoảng 10.000 đồng.
Thí nghiệm 2: So sánh hiệu quả của việc sử dụng loại thức ăn xanh là lá chuối (LC) dạng tươi hoặc sấy khô và bột lá khoai mì (KM) (lá sắn) trong TA dế
Do trong tự nhiên, dế là loài ăn tạp nhưng trên nền thực vật là chính nên trong việc nuôi dế tập trung, người chăn nuôi cũng cần phải cung cấp thêm thức ăn xanh từ những cây cỏ có sẵn bằng cách trộn trực tiếp thức ăn xanh với thức ăn hỗn hợp hoặc bổ sung thêm riêng rẽ một vài loại thức ăn xanh nào đó dễ tìm. Vì vậy trong thí nghiệm này chúng tôi dùng lá chuối dưới dạng tươi bổ sung hàng ngày hoặc lá chuối sấy khô, nghiền bột trộn trực tiếp vào thức ăn hỗn hợp và so sánh với việc dùng lá khoai mì đã sấy khô, trộn vào thức ăn hỗn hợp.
Dế dùng thí nghiệm được nuôi trong 05 lô, với cùng 1 loại thức ăn cơ bản cũng là thức ăn hỗn hợp cho gà lông màu có mức đạm 18%, nhưng khác nhau về việc bổ sung thêm các loại lá như sau:
Lô 1: lá chuối tươi cho ăn tự do qua đêm
Lô 2: bổ sung vào thức ăn 10% (tính theo khối lượng) bột lá chuối
Lô 3: bổ sung vào thức ăn 20% bột lá chuối
Lô 4: bổ sung vào thức ăn 10% bột lá khoai mì
Lô 5: bổ sung vào thức ăn 20% bột lá khoai mì
Bảng 2 cho thấy, lúc 40 ngày tuổi kết quả về trọng lượng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của dế ở các Lô 2, Lô 3, Lô 4 và Lô 5 đều tốt hơn nhiều so với ở Lô 1 (đối chứng dùng thức ăn bổ sung lá chuối tươi). Nếu tính theo FCR thì dế được cho ăn thức ăn bổ sung 10% bột lá khoai mì có kết quả tốt nhất, nhưng nếu xét đến trọng lượng dế khi thu hoạch thì Lô 3 (thức ăn có 20% bột lá chuối) hoặc Lô 5 (thức ăn có 20% bột lá khoai mì) mới cho kết quả tốt nhất so với các lô còn lại.
Bảng 2. Kết quả thử nghiệm so sánh việc dùng lá chuối tươi/khô với lá khoai mì khô trong thức ăn của dế
Chỉ tiêu theo dõi |
Lô 1 (LC tươi) |
Lô 2 (10% bột LC) |
Lô 3 (20% bột LC) |
Lô 4 (10% bột lá KM) |
Lô 5 (20% bột lá KM) |
TLBQ 1 ngày (g/con) |
0,0021 |
0,0021 |
0,0021 |
0,0021 |
0,0021 |
TLBQ 40 ngày (g/con) |
0,84 |
0,95 |
1,08 |
0,83 |
1,02 |
TATT (gTA/con) |
2,14 |
2,22 |
2,50 |
1,84 |
2,51 |
FCR(gTA/gTT) |
2,57 |
2,35 |
2,32 |
2,22 |
2,46 |
Từ kết quả của thí nghiệm này, có thể thấy trong thức ăn hàng ngày của dế cần thiết phải có một lượng thức ăn thô dưới dạng tươi hoặc khô để cung cấp cho dế một lượng chất xơ và kể cả vitamin phù hợp với sinh lý phát triển của dế, vốn là loài côn trùng, có khác so với các động vật máu nóng khác. Tuy nhiên, có vẻ như việc sử dụng các nguồn lá chuối tươi hoặc sấy khô chỉ cung cấp thêm chất xơ chứ thiếu các chất dinh dưỡng khác nên kết quả về FCR ở các lô 1, lô 2, lô 3 là khá cao. Chỉ có dế ở lô 4 dùng 10% bột lá khoai mì là cho FCR khá tốt, mặc dù vẫn không bằng so với kết quả ở thí nghiệm 1. Một phần là do trong thí nghiệm 2, thời tiết cuối năm (2018) có nhiệt độ thấp hơn bình thường nên dế phải nuôi dài ngày hơn (40 ngày) mới thu hoạch nên làm mức FCR cao hơn so với trong thí nghiệm 1 chỉ nuôi có 35 ngày đã thu hoạch với trọng lượng dế tương đương (khoảng 1 gam/con).
Thí nghiệm 3:Xác định mức protein phù hợp trong TA cho dế
Trong thí nghiệm này khẩu phần thức ăn cho dế được tổ hợp từ các nguyên liệu thông thường như bắp vàng, cám gạo, khô dầu đậu nành (khô đậu tương), cùng với nguồn tạo chất xơ và chất dẫn dụ tự nhiên thích hợp nhưng được tính toán để đạt được các mức protein thô trong thức ăn là: Lô 1 – 16%; Lô 2 – 18%; Lô 3 – 20%; Lô 4 – 22%; và Lô 5 – 24%.
Kết quả của TN 3 ở Bảng 3 cho thấy, mức protein trong TA càng cao cho kết quả TLBQ và FCR của 1g dế càng tốt.Tốt nhất là dế ở lô 5 (24% P) đạt khối lượng khi thu hoạch là 0,92 g/con và có FCR là 2,01.Tuy nhiên khi lấy mốc đơn giá thức ăn của lô 1 chứa 16% protein để so sánh thì thấy khi tăng thêm 2% protein thô sẽ làm đơn giá thức ăn tăng thêm khoảng 250 đ/kg TA. Do vậy khi xét về chi phí thức ăn để có được 1 kg dế thì Lô 2 và Lô 3 có mức chi phí thấp nhất (16.239 đ/kg và 16.266 đ/kg). Do vậy trong thực tế sản xuất, chúng tôi cho rằng thức ăn dế chỉ cần đạt mức protein thô trong khoảng 18 – 20% là đủ cho sự phát triển của dế và đạt hiệu quả tốt nhất về mặt tài chính.
Bảng 3. Kết quả thí nghiệm mức protein thích hợp trong thức ăn dế
Chỉ tiêu theo dõi |
Lô 1 (16% P) |
Lô 2 (18% P) |
Lô 3 (20% P) |
Lô 4 (22% P) |
Lô 5 (24% P) |
TLBQ BĐ (g/con) |
0,0022 |
0,0022 |
0,0022 |
0,0022 |
0,0022 |
TLBQ KT (g/con) |
0,50 |
0,68 |
0,77 |
0,83 |
0,92 |
TATT (gTA/con) |
1,19 |
1,50 |
1,64 |
1,75 |
1,85 |
FCR(gTA/gTT) |
2,40 |
2,21 |
2,14 |
2,10 |
2,01 |
Giá tiền 1kg TA (đồng) |
7100 |
7348 |
7601 |
7856 |
8112 |
CP TA/kg dế (đồng) |
17.040 |
16.239 |
16.266 |
16.498 |
16.305 |
Ở các thử nghiệm đã thực hiện như trên, khi đến thời gian thu hoạch lúc 35 – 40 ngày tuổi đều lấy mẫu dế phân tích thành phần hóa học cơ bản và thấy rằng không có sự khác biệt nhiều qua các đợt nuôi. Bình quân trong dế tươi (chưa sấy khô) có chứa 31,35 % chất khô, 20,24% đạm thô, 6,28% béo, và 1,4% khoáng. Dế sấy khô có chứa 65,47% đạm thô; 22,22% béo, và 4,55% khoáng. Các kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như củaRafael và ctv (2018).
Với những kết quả từ các thí nghiệm và phân tích đã đạt được, xin được đề xuất một công thức thức ăn tổng quát cho dế như trong Bảng 4. Tùy theo điều kiện cụ thể tại từng vùng, người nuôi sẽ chọn lựa loại nguyên liệu cụ thể tương ứng với các nhóm nguyên liệu đã nêu.
Bảng 4. Công thức thức ăn cho dế
Nguyên liệu |
% |
Bắp hạt nghiền mịn |
40 – 50 |
Cám lúa mì (hoặc cám gạo) |
15 – 25 |
Nguyên liệu cung đạm1 |
15 – 20 |
Nguyên liệu giàu xơ2 |
4 – 8 |
Dầu hoặc mỡ |
0.5 |
Bột đá vôi |
2 – 3 |
DL methonine |
0.10 |
Premix vitamin3 |
0.20 |
1 nguyên liệu cung đạm như bột cá, bột thịt, khô dầu đậu tương;
2 nguyên liệu giàu xơ như bã khoai mì (bã sắn); các loại lá xanh phơi khô;
3 premix được sử dụng với liều lượng như khuyến cáo của nhà sản xuất. Có thể dùng loại premix trong thức ăn của gà
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Hoàn toàn có thể sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để sử dụng nuôi dế theo quy mô và phương thức nuôi công nghiệp. Khẩu phần thức ăn phù hợp cho dế Jamaica cần có mức protein thô trong khoảng 18-20% và cần có nguồn nguyên liệu giàu xơ tốt cùng với phải có mùi hấp dẫn (đối với dế)là các mùi tanh, khắm.
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm tạ anh Đặng Cao Nam, công ty Cricket One, đã hỗ trợ các tài liệu, phương tiện cần thiết cho những nghiên cứu về thức ăn cho dế.
Phạm Phúc Thịnh1, Dương Duy Đồng1, Đặng Cao Nam2
1BM Dinh dưỡng Động vật, Khoa Chăn Nuôi – Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM
2Công ty CricketOne
- khẩu phần thức ăn li>
- dế Jamaica li>
- nuôi tập trung li> ul>
6 Comments
Để lại comment của bạn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
trâu bò mang thai có tay giun sán được không, có tiêm phòng LMLM và tụ huyết trùng được không, cách thực hiện thế nao
Nuôi dế có đầu ra ko CTY criket one có thu mua ko xin cảm ơn. Rất quan tâm
Nuôi dế có đầu ra ko.cty criketone có thu mua ko . tôi đang rất quan tâm cảm ơn
Tôi cũng đang chăn nuôi dế muốn tìm hiểu thì tìm ở đâu theo phương thức nào
Tôi muốn mua cám dế mua ở đâu. xin cảm ơn
Tôi muốn mua cám dế