Xét nghiệm sữa đầu – phương pháp tối ưu để xác định tuổi tiêm vaccine phù hợp trên heo con - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Xét nghiệm sữa đầu – phương pháp tối ưu để xác định tuổi tiêm vaccine phù hợp trên heo con

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bài trước, chúng tôi đã phân tích về tầm quan trọng của việc tiêm phòng PCV2 cho heo nái và sự ảnh hưởng của kháng thể mẹ truyền (MDA) đối với hiệu quả tiêm phòng vaccine PCV2 trên heo con. Ở bài này, chúng tôi sẽ đưa ra một phương pháp mới nhằm đánh giá hàm lượng kháng thể mẹ truyền cũng như xác định thời điểm tiêm phòng vaccine PCV2 tối ưu trên heo con cho các trang trại.

     

    1. Đặt vấn đề

     

    Miễn dịch tạo ra do vaccine PCV2 là miễn dịch không vô trùng, có nghĩa là vaccine mặc dù tạo ra sự bảo hộ chống lại bệnh liên quan đến PCV2 nhưng không thể loại trừ vi rút ra khỏi cơ thể heo. Nó tạo điều kiện cho vi rút PCV2 tồn tại và truyền lây giữa các nhóm heo.

     

    Đa số các trang trại heo trên thế giới đều bị nhiễm PCV2 dù có sử dụng vaccine hay không. Một điều đáng lo ngại là tỷ lệ tiêm phòng trên heo nái và heo nọc vẫn còn tương đối thấp. Heo nọc khi nhiễm PCV2 có thể truyền lây cho heo nái thông qua tinh dịch, heo nái nhiễm PCV2 lây nhiễm cho heo con thông qua nhau thai. Điều này gây ra các rối loạn sinh sản trên heo nái và tình trạng nhiễm PCV2 sớm trên heo con sơ sinh.

     

    Ngoài ra, heo nái nhiễm PCV2 có thể tạo kháng thể và truyền qua sữa đầu để bảo vệ heo con khỏi các bệnh liên quan đến PCV2 trong những tuần tuổi đầu tiên. Tùy theo điều kiện, kháng thể mẹ truyền (MDA) có thể tồn tại và bảo vệ heo con lên đến 10 tuần tuổi.

     

    Chính vì thế, mục tiêu của việc tiêm phòng vaccine PCV2 cho heo nái không chỉ là để bảo vệ chúng khỏi các rối loạn sinh sản liên quan đến PCV2 mà còn tạo ra một mức kháng thể mẹ truyền cao và ổn định, vừa bảo vệ heo con trong giai đoạn theo mẹ, vừa ngăn ngừa sự biến thiên của MDA, giúp tăng hiệu quả tiêm phòng vaccine trên heo con.

     

    Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh sự ảnh hưởng của kháng thể mẹ truyền đối với đáp ứng miễn dịch sau tiêm chủng PCV2 trên heo con. Do đó, kiểm tra hàm lượng kháng thể mẹ truyền thường xuyên nhằm xác định độ tuổi tiêm phòng tối ưu trở thành một vấn đề vô cùng cấp thiết đối với hầu hết các trang trại chăn nuôi heo hiện nay.

     

    Để kiểm tra kháng thể mẹ truyền, phương pháp truyền thống là xét nghiệm mẫu máu trên heo nái và con của chúng. Nhằm đảm bảo tính đại diện cho đàn, trang trại cần thực hiện xét nghiệm trên 10% đàn heo nái hoặc tối thiểu 18-23 mẫu trên heo nái, đồng thời lấy mẫu từ 2-4 heo con được sinh ra từ các nái này, ở khoảng 2; 4; 6 và 8 tuần tuổi. Nên thực hiện xét nghiệm định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần để đánh giá và hiệu chỉnh quy trình tiêm phòng vaccine một cách phù hợp.

     

    Mặc dù xét nghiệm máu là phương pháp có độ tin cậy cao nhất để đánh giá hàm lượng kháng thể mẹ truyền và xác định thời điểm tiêm phòng tối ưu trên heo con. Tuy vậy, phương pháp này có 2 bất lợi lớn, đặc biệt là trong điều kiện sản xuất dưới áp lực ASF cao như hiện nay. Thứ nhất là nguy cơ gây stress cao cho cả heo con và heo nái, ngoài ra nó còn có thể gây ra tình trạng lây nhiễm chéo nếu trang trại không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học và vô trùng trong khi lấy mẫu. Thứ hai là chi phí xét nghiệm rất cao, do phải thực hiện xét nghiệm trên số lượng mẫu lớn và phải làm thường xuyên.

     

    Trước những thách thức như vậy, tập đoàn Virbac đã hợp tác với công ty Biochek, chuyên về sản xuất kit xét nghiệm và các giáo sư đầu ngành, nhằm nghiên cứu và phát triển công cụ xét nghiệm sữa đầu. Một công cụ xét nghiệm kháng thể mẹ truyền tối ưu, vừa giúp giảm stress cho heo trong quá trình lấy mẫu, vừa giảm chi phí xét nghiệm mà vẫn đảm bảo hiệu quả tương đương với phương pháp xét nghiệm mẫu máu.

     

    2. Giới thiệu về xét nghiệm sữa đầu PCV2

     

    Là một giải pháp độc quyền của Virbac, dành riêng cho các trang trại sử dụng vaccine Suigen® PCV2, với hai mục tiêu chính: Một là đánh giá sự cần thiết của việc tiêm phòng PCV2 cho heo nái bằng cách cung cấp bức tranh về tình trạng miễn dịch của đàn nái và mức độ nhiễm PCV2 trên heo nái. Hai là dự kiến một cách khách quan và khoa học thời điểm tiêm phòng PCV2 tối ưu cho heo con nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng của kháng thể mẹ truyền.

     

    Sữa đầu từ heo nái được đo tổng lượng kháng thể IgG chống lại PCV2 bằng cách đọc mật độ quang học ở bước sóng 405nm và tính toán tỷ lệ mẫu so với đối chứng dương (chỉ số S/P) thông qua kit xét nghiệm ELISA của Biochek.

    Hình 1: Lấy mẫu sữa đầu trên heo nái

     

    3. Sự phát triển của công cụ xét nghiệm sữa đầu từ Virbac

     

    Xét nghiệm sữa đầu PCV2 được phát triển dựa trên 4 bước với 6 nghiên cứu khác nhau được thực hiện tại Hà Lan, Đài Loan và Hàn Quốc.

     

    Bước 1: Đánh giá sự tương quan giữa hàm lượng kháng thể PCV2 trong sữa đầu của heo nái và trong máu của heo con tại một độ tuổi nhất định.

     

    Hai nghiên cứu được thực hiện tại Hà Lan và Đài Loan đã chứng minh có sự tương quan một cách rõ ràng giữa hàm lượng kháng thể trong sữa đầu của heo nái và trong máu của heo con đo được ở một tuần tuổi, trong điều kiện việc bú sữa đầu được quản lý tốt.

    Hình 2: Sự tương quan giữa hàm lượng kháng thể PCV2 trong sữa đầu của heo nái và trong máu của heo con đo được ở 7 ngày tuổi

     

    Bước 2: Đánh giá sự suy giảm kháng thể mẹ truyền theo thời gian và xác định thời gian bán hủy của kháng thể mẹ truyền PCV2

     

    Ba nghiên cứu được thực hiện tại Hà Lan, Đài Loan và Hàn Quốc nhằm đánh giá sự suy giảm hàm lượng kháng thể mẹ truyền trong máu của heo con ở 1 tuần tuổi và tại thời điểm tiêm phòng vaccine. Từ đó xác định thời gian bán hủy trung bình của kháng thể mẹ truyền PCV2 trong máu của heo con.

     

    Bước 3: Xác định ngưỡng ảnh hưởng của kháng thể đối với hiệu quả của vaccine PCV2 trên heo con

     

    Dựa trên 5 nghiên cứu khác nhau, Virbac đã xác định được ngưỡng ảnh hưởng của kháng thể mẹ truyền đối với vaccine Suigen® PCV2 trên heo con là S/P=1.1. Nghĩa là nếu tiêm phòng trên các heo con có chỉ số S/P từ 1.1 trở lên, sẽ không tạo ra sự chuyển đổi huyết thanh sau khi tiêm phòng, cũng có nghĩa là hiệu quả của vaccine bị ảnh hưởng bởi MDA.

     

    Lưu ý rằng mỗi loại vaccine sẽ có ngưỡng trung hòa khác nhau, do đó, không thể dùng kết quả xét nghiệm sữa đầu của Suigen® PCV2 để áp dụng cho loại vaccine PCV2 khác.

    Hình 3: Sự tương quan giữa hàm lượng kháng thể trước và sau khi tiêm phòng Suigen® PCV2

     

    Bước 4: Xác định độ tuổi tiêm phòng tối ưu dành cho Suigen® PCV2

     

    Dựa trên thời gian bán hủy của hàm lượng kháng thể mẹ truyền và ngưỡng ảnh hưởng của kháng thể mẹ truyền đối với vaccine Suigen® PCV2, Virbac tính toán thời điểm tiêm vaccine Suigen® PCV2 tối ưu trên heo con, vừa giúp giảm sự ảnh hưởng của kháng thể mẹ truyền (tiêm quá sớm), vừa đảm bảo không tạo ra khoảng hở miễn dịch trước khi tiêm phòng (tiêm quá trễ).

    Hình 4: Xác định độ tuổi tiêm phòng tối ưu dành cho Suigen® PCV2

     

    4. Thực hành xét nghiệm sữa đầu

     

    Để đạt được hiệu quả xét nghiệm sữa đầu cao nhất, các trang trại nên lấy tối thiểu 20 mẫu sữa đầu theo các khuyến cáo dưới đây:

     

    • Phân bổ theo các nhóm lứa đẻ: lứa 1, lứa 2-3, lứa 4-6, lứa 7 trở lên, mỗi nhóm lấy tối thiểu 5 mẫu
    • Thời gian lấy mẫu: trong khi đẻ, từ khi heo nái bắt đầu đẻ cho tới khi heo con cuối cùng được sinh ra
    • Dung tích mẫu: lấy sữa đầu từ tất cả các núm vú của heo nái, dung tích tối thiểu là 2ml/nái và sử dụng một ống sữa riêng cho mỗi heo nái
    • Bảo quản trong điều kiện đông đá (ở -180C)
    • Gửi tất cả các mẫu cùng một lúc tới phòng xét nghiệm trong điều kiện bảo quản đông lạnh
    • Nên xét nghiệm định kỳ 2 lần mỗi năm

     

    5. Giải thích kết quả xét nghiệm sữa đầu

     

    Dựa theo các nghiên cứu phát triển xét nghiệm sữa đầu, nếu heo nái có chỉ số S/P sữa đầu bằng 2, thì kháng thể mẹ truyền có thể bảo vệ heo con đến 28 ngày tuổi.

     

    Để giải thích sự biến thiên kháng thể mẹ truyền và trả lời cho câu hỏi trại có nên tiêm vaccine cho heo nái hay không, có thể dựa trên phân vị 10 của kết quả xét nghiệm sữa đầu. Nếu tích lũy 10% số mẫu xét nghiệm có chỉ số S/P nhỏ hơn 2, trại được khuyến cáo nên thực hiện việc tiêm vaccine PCV2 cho heo nái.

     

    Để xác định độ tuổi tiêm vaccine Suigen® PCV2 tối ưu, có thể dựa trên phân vị 90 của kết quả xét nghiệm sữa đầu. Virbac tính toán độ tuổi tiêm vaccine Suigen® PCV2 dựa trên chỉ số S/P tích lũy của 90% số mẫu xét nghiệm để đảm bảo ít nhất 90% số heo con có mức MDA thấp hơn ngưỡng ảnh hưởng tại thời điểm tiêm vaccine.

     

    6. Kết luận

     

    Xét nghiệm kháng thể mẹ truyền để xác định thời điểm tiêm vaccine PCV2 trên heo con là một nhu cầu thực sự cấp thiết đối với các trang trại chăn nuôi heo trong điều kiện tỷ lệ nhiễm PCV2 rất cao, đặc biệt là trên heo nái và heo nọc như hiện nay.

     

    Việc xét nghiệm kháng thể mẹ truyền PCV2 có thể được thực hiện dựa trên mẫu máu của heo nái và heo con của chúng ở những độ tuổi nhất định. Tuy nhiên, do số lượng mẫu lớn, chi phí xét nghiệm cao sẽ tạo ra gánh nặng chi phí cho trang trại. Đồng thời, việc lấy máu có thể gây stress cho heo cũng như tạo ra nguy cơ nhiễm chéo, vi phạm quy tắc an toàn sinh học nếu không được thực hiện một cách đúng đắn.

     

    Phương pháp xét nghiệm sữa đầu được Virbac phát triển độc quyền dành riêng cho vaccine Suigen® PCV2 là một phương pháp xét nghiệm mới, vừa giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo được an toàn sinh học cho trang trại, lại thân thiện với heo nái và heo con.

     

    Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả để các trang trại chăn nuôi heo xác định độ tuổi tiêm phòng vaccine Suigen® PCV2 tối ưu.

     

    Để kết quả xét nghiệm sữa đầu đem lại hiệu quả cao cho trang trại, cần quản lý tốt việc cho bú sữa đầu và lưu ý lấy mẫu đại diện cho toàn đàn dựa theo sự phân bổ mẫu trên các nhóm lứa đẻ.

     

    Nên thực hiện xét nghiệm sữa đầu thường xuyên mỗi năm 2 lần và điều chỉnh quy trình tiêm phòng PCV2 cho heo con nếu cần thiết.

     

    Xét nghiệm kháng thể sữa đầu được phát triển dành riêng cho việc xác định thời điểm tiêm chủng cho heo con khi áp dụng Suigen® PCV2, trang trại không nên áp dụng kết quả xét nghiệm sữa đầu cho các vaccine PCV2 khác.

     

    VIRBAC TEAM

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.