Vụ tằm xuân năm, người trồng dâu nuôi tằm ở Trấn Yên (Yên Bái) thắng lợi lớn vì dâu tằm năng suất cao, giá kén cũng tăng cao, có lúc lên tới 210 nghìn đồng/kg.
Đến thời điểm này, vụ tằm xuân ở Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) đã khép lại, người dân các địa phương trong huyện lại đang tất bật chặt đốn cây dâu để tiếp tục chăm sóc nuôi tằm vụ thu.
Bà Nguyễn Thị Tính ở thôn Lan Đình (xã Việt Thành, huyện Trấn Yên) đang cùng các thành viên trong gia đình đốn chặt cây dâu, vệ sinh ruộng dâu để chuẩn bị nuôi tằm vụ thu. Gia đình bà Tính là một trong những hộ dân nuôi tằm đầu tiên ở Việt Thành, hiện có 11 sào (360m2/sào) dâu.
Bà Nguyễn Thị Tính phấn khởi bên những né kén tằm chuẩn bị thu hoạch. Ảnh: Thanh Tiến.
Bà Tính phấn khởi cho biết, vụ tằm xuân năm nay gia đình bà đã thu được gần 7 tạ kén, với giá kén trung bình cao hơn so với các năm trước nên vụ này thu được hơn 100 triệu đồng. Cả thôn ai cũng vui mừng khi giá kén cao và hi vọng giá cả sẽ ổn định để tiếp tục gắn bó với nghề này.
Chị Tạ Thị Ngoan ở thôn Sài Lương, xã Tân Đồng vui vẻ chia sẻ: Những năm trước, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên giá kén tằm xuống thấp, như năm 2020 giảm chỉ còn 50.000 – 60.000 đồng/kg. Năm nay, giá kén có thời điểm lên tới 170.000 – 190.000 đồng/kg. Nhà chị Ngoan có gần 2 mẫu đất trồng dâu, trong vụ xuân đã thu hoạch hơn 1 tấn kén, sau khi trừ chi phí còn lãi gần 150 triệu đồng.
Chị Tạ Thị Ngoan (thứ 2 từ phải sang) ở xã Tân Đồng cho biết, vụ tằm xuân năm nay các hộ trồng dâu nuôi tằm đều thắng lớn. Ảnh: Thanh Tiến.
Bà Triệu Thị Bích Liệu – Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trấn Yên cho biết: Diện tích phát triển trồng mới cây dâu tằm từ năm 2021 – 2023 đạt 295ha, đạt gần 77% so với mục tiêu Chương trình hành động số 10 của Tỉnh ủy Yên Bái đặt ra là trồng mới hơn 384ha dâu tằm đến năm 2025.
Ngoài ra, một số xã mới được quy hoạch bổ sung phát triển mở rộng diện tích cây dâu tằm đã góp phần mở rộng vùng nguyên liệu trên địa bàn huyện như xã Minh Quân, Vân Hội, Việt Hồng và các xã vùng phía tây của huyện gồm Hồng Ca, Hưng khánh, Lương Thịnh.
Trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện có 15 xã, thị trấn có diện tích trồng dâu và nuôi tằm với tổng số trên 1.500 hộ dân. Các hộ dân đã thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên diện tích dâu trồng mới và diện tích dâu kinh doanh nên cây dâu đảm bảo năng suất và chất lượng, đáp ứng tốt cho việc nuôi tằm. Năng suất dâu trung bình đạt từ 30 – 35 tấn/ha.
Bà Triệu Thị Bích Liệu (phải) – Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trấn Yên tham quan sản phẩm kén mới thu hoạch của nông dân xã Quy Mông. Ảnh: Thanh Tiến.
Đến nay, tổng diện tích dâu tằm của toàn huyện Trấn Yên có 895ha, trong đó diện tích trồng mới thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2023 hơn 86ha. Dự kiến từ nay đến cuối năm, người dân các xã trong huyện sẽ phấn đấu trồng mới khoảng 15ha. Một số xã có vùng trồng dâu nuôi tằm tập trung lớn của huyện như: Tân Đồng 105ha, Báo Đáp 166ha, Đào Thịnh 56ha, Việt Thành 214ha, Y Can 140ha, Quy Mông 108ha, Hòa Cuông 57ha…
Với việc hoàn thiện quy trình trồng dâu – nuôi tằm, những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ngày càng hiện đại, được áp dụng đồng bộ, đã giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm.
Trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện có 23 cơ sở nuôi tằm con, tập trung chủ yếu ở các xã Tân Đồng, Báo Đáp, Việt Thành, Quy Mông, Y Can. 6 tháng đầu năm 2023, tổng số vòng trứng đã băng là 52.425 vòng, giá giống tằm con bán ra trong vụ xuân năm 2023 đạt bình quân 80.000 – 120.000 đồng/nong tằm giống (1 vòng tằm tương đương 2 nong tằm giống hoặc 3 khay tằm giống).
Đáng mừng nhất là toàn bộ sản phẩm kén tằm của người dân đều được nhà máy chế biến kén tằm của Công ty Dâu tằm tơ Yên Bái (đặt tại xã Báo Đáp) thu mua hết với giá cả luôn ổn định. Các sản phẩm sau chế biến sẽ được xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Nhật Bản và các nước châu Âu.
Ông Vũ Xuân Trường – Giám đốc Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái cho biết: Hiện nay, Công ty đã đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho gần 200 lao động của địa phương. Nguồn nguyên liệu kén để sản xuất chủ yếu thu mua trên địa bàn huyện Trấn Yên và các huyện trong tỉnh Yên Bái.
Hiện nay, Công ty đã ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm với 8 hợp tác xã ở các địa phương, bao tiêu toàn bộ sản phẩm bà con làm ra thông qua việc ký hợp đồng với các hợp tác xã và thương lái với giá ổn định.
Ông Trần Nhật Tân – Bí thư Huyện ủy Trấn Yên cho biết: Vụ xuân năm nay, kén tằm được mùa, được giá. Thời gian tới, huyện Trấn Yên sẽ tạo điều kiện về thủ tục hành chính, đất đai, nhân công để thu hút các doanh nghiệp chế biến tơ, dệt lụa… Từ đó, nâng cao giá trị các sản phẩm dâu tằm của địa phương.
Kén tắm sau khi se thành tơ sẽ được xuất khẩu đi Ấn Độ và Nhật Bản. Ảnh: Thanh Tiến.
Huyện đã xây dựng kế hoạch tiếp tục phấn đấu mở rộng sản xuất trồng dâu, nuôi tằm đến năm 2025 lên 1.000ha; duy trì việc liên kết các tổ sản xuất, nhóm hộ và thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo đúng quy trình để bảo đảm sản xuất hiệu quả, phấn đấu sản lượng kén tằm hàng năm đạt trên 2.000 tấn, giá trị trên 300 tỷ đồng.
Năm 2022, sản lượng kén tằm toàn huyện Trấn Yên đạt 1.168 tấn, giá trị thu nhập đạt trên 125 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng kén toàn huyện thu được 905 tấn, ước năm 2023 sản lượng kén đạt 1.400 tấn, giá trị thu nhập ước đạt trên 150 tỷ đồng.
Giá kén tằm năm 2023 cao hơn so với các năm trước. Năm 2021, giá kén bình quân từ 90.000 – 100.000 đồng/kg; năm 2022 từ 90.000 – 140.000 đồng/kg; 6 tháng đầu năm 2023 bình quân từ 140.000 – 180.000 đồng/kg, có thời điểm giá kén lên đến 210.000 đồng/kg đối với kén loại A.
Thanh Tiến
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- nuôi tằm li>
- giá kén tằm li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Xin chào ad em sống ở tỉnh Sơn La khu dân cư ở khu vực này chủ yếu cũng là làm nông, chăn nuôi trồng trọt, sl người dân nuôi tằm bán kén cũng có sl lớn nhưng chưa có đầu ra. Em muốn hỏi giá thu mua và sl tối thiểu mua là bao nhiêu kg và nhà thu mua trực tiếp em và cũng như nhiều ng dân khác có thể gom đến bán là địa chỉ nào ạ. Em rất chân thành cảm ơn.