Phương pháp vật và kiềm chế đại gia súc - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Phương pháp vật và kiềm chế đại gia súc

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để phục vụ quá trình khám và điều trị bệnh cho trâu, bò, ngựa…, chúng ta cần vật ngã và cố định chúng nhằm đảm bảo an toàn và thuận tiện khi thực hiện các phương pháp khám, điều trị và phẫu thuật (mổ bụng lấy thai, nạo móng…).

     

    Khi tiến hành vật bò dễ dàng hơn và an toàn hơn ngựa, vì chúng chống cựít hơn và sẵn sàng nằm xuống. Vị trí nằm của bò nên sắp xếp ở khu vực đủ rộng,vì khi vật có thể giúp chúng tráng khỏi các vết chầy xước và bầm tím.

     

    Với bò đực thường mạnh mẽ hơn và khó khăn hơn để vật ngã và cố định. Để đảm bảo an toàn cho con vật khu vật ngã cần hai đường dây cương phụ so với một vòng siết chặt.

     

    Có 2 cách thực hiện như sau:

    Phương pháp vật và kiềm chế đại gia súc

    Phương pháp Burley

     

    Đây là phương pháp vật gia súc, phát minh bởi Tiến sĩ DR Burley của Georgia, có nhiều lợi thế hơn các phương pháp vật gia súc khác.

     

    • Thứ nhất: Phương pháp này không cần thiết buộc sợi dây thừng quanh sừng hoặc cổ con vật. Nó chỉ đơn giản là chuyển dây thừng qua xung quanh cơ thể con vật mà mất ít thời gian hơn.
    • Thứ hai: Các kiềm chế nàynàykhônggây sức éplên thànhngựcvàdo đó khônggây trở ngại hoạt động củatim và phổi.
    • Thứ ba: Cách này không gây nguy hiểm cho  cơ quan sinh dục hoặc các mạch máu trên vú của bò.

     

    Cuối cùng,với sự kiềm chế này, cả hai chân sau có thể được trói với hai đầu của sợi dây vật

     

    Tiến hành vật: Dùng dây thừng to đủ chịu lực (dài khoảng 8 – 10m) gập đôi đặt vòng dây vào chính giữa vai, sau đó luồn 2 đầu dây bắt chéo qua trước ngực và ở phía trong 2 chân trước rồi vòng lên và bắt chéo ở vị trí chính giữa lưng, tiếp tục đưa 2 đầu dây qua háng về phía sau con vật.

     

    Khi tiến hành vật, kéo mạnh và dứt khoát 2 đầu dây con vật sẽ ngã. Người thực hiện có thể điều khiển hướng ngã của con vật bằng cách kéo dây thừng về phía ngược lại (Ví dụ muốn ngã sang phải thì kéo thừng sang trái).

     

    Khi con vật ngã, để cố định hai chân sau, người thực hiện vẫn giữ căng dây và kéo chân sau tới vị trí cao nhất rồi buộc dây ở vị trí cổ chân, cố định 1 vòng dây rồi tiếp tục vòng qua khớp khuỷu buộc vắt theo hình số 8 nhiều vòng (như hình vẽ).

    Phương pháp vật và kiềm chế đại gia súc

    Để cố định chân trước cần dùng 1 sợi dây chắc chắn và có độ dài khoảng 2m. Một đầu cuối của dây cuốn 1 vòng chắc chắn vào cổ chân và để thừa ra đầu dây dài khoảng 15cm. Sau đó bẻ gập chân trước, dùng đầu dây còn lại luồn qua sợi dây đã dùng vật ngã đi xuống từ vai rồi cuốn liên tục xung quanh phần chân gập lại rồi buộc nút cố định với đầu dây kia. (Chi tiết xem hình vẽ)

    Sau đó tiến hành lật con vật và thực hiện các bước tương tự với các chân phía bên kia, như vậy con vật đã hoàn toàn bị hạn chế.

     

    Phương pháp siết chặt dây thừng

     

    Đây là một phương pháp chuẩn của vật một con bò. Sợi dây kiềm chế này có thể được buộc trước vào con vật khi nó đang trong gióng cố định. Sau đó, nó có thể được dẫn đến mà bạn muốn nó nằm xuống và áp dụng sức căng từ các đầu dây để vật.

     

    Tạo một vòng quanh cổ của bò bằng cách sử dụng một nút thắt dây thừng đặt ở vị trí như hình vẽ.

    Tiếp tục vứt đầu dây qua lưng về phía đối diện.

    Tìm đầu dây vừa vứt ở phía dưới bụng rồi móc vào phần dây phía lưng ở vị trí thẳng với nút buộc ban đầu để tạo thành nút mắc ở vai.

    Thực hiện thao tác như trên một lần nữa, nhưng vòng dây được đặt phía trước bầu vú tại vị trí có chu vi vòng bụng nhỏ nhất và thực hiện một nút mắc như trên.

    Bằng cách kéo đầu dây còn lại sẽ buộc con bò nằm xuống.

     

    Như vậy bằng 2 phương pháp như trên có thể giúp các BSTY, những người thực hiện các công việc liên quan đến đại gia súc có thể vật ngã cố định con vật để phục vụ việc thăm khám, chăm sóc, điều trị hoặc các mục đích khác một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn.

     

    (Tài liệu tham khảo và dịch từ www.cal.vet.upenn.edu)

     

    Nguyễn Văn Minh

    Trung tâm Dịch vụ Thú y VET24H

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.