6 bước trong lập công thức thức ăn chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • 6 bước trong lập công thức thức ăn chăn nuôi

    Công thức thức ăn vẫn còn là một bí ẩn không chỉ đối với hầu hết sinh viên mới ra trường mà ngay cả đối với một số chuyên gia, những người đôi khi mới đụng chạm đến vấn đề này.

     

    Hầu hết các trường đại học giảng về công thức thức ăn trong một hoặc hai phiên, và sau đó chỉ mang tính bề ngoài vì bất kỳ phân tích sâu nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm thực tiễn; các phòng thí nghiệm chuyên làm công thức thức ăn rất hiếm! Như vậy, hầu hết sinh viên tốt nghiệp có bằng cấp về khoa học động vật hoặc thú y đều có một ý tưởng mơ hồ về việc thức ăn được hình thành như thế nào. Đó là do kinh nghiệm cay đắng, được gọi là phương pháp thử và sai, là cách mà hầu hết các chuyên gia trải qua để biết rõ ràng về các cách thức tạo ra một công thức thức ăn.

     

    Tất nhiên, tự học lập công thức thức ăn không phải là một nhiệm vụ bất khả thi. Có một số sách về đề tài này, và internet cung cấp nhiều thông tin có giá trị. Tuy nhiên, nếu không có người cố vấn hoặc một khóa học về công thức thức ăn, khó có thể có được những kỹ năng phân biệt những người hiểu cách thức lập công thức thức ăn với những người thực sự có thể xây dựng một sản phẩm thành công. Điều này có vẻ như là một nghịch lý, với số lượng lớn chuyên gia dinh dưỡng, những người xây dựng công thức thức ăn chăn nuôi hàng ngày. Theo kinh nghiệm của tôi, giống như trong bất kỳ nghề nghiệp nào, có nhiều cấp độ chuyên môn và trong khi đa số có thể xây dựng các khẩu phần cơ bản, nhưng khi nói đến các sản phẩm đặc thù hoặc những thay đổi đáng kể, phần lớn sẽ không biết làm gì khác hơn là vẫn tuân theo những chuẩn mực thông thường.

    6 bước trong lập công thức thức ăn chăn nuôi

    Lập công thức thành công theo chủ đích

     

    Ở đây đáng đề cập đến hai trường hợp thực sự đã xảy ra trong sự nghiệp của tôi. Là một nhà dinh dưỡng chuyên nghiệp, với gần 30 năm để xây dựng thức ăn – tôi đã xây dựng chương trình lập công thức thức ăn cho riêng mình trong năm đại học đầu tiên của tôi, sử dụng mã IBM – Tôi thường sử dụng 2 ví dụ dưới đây như một dấu hiệu cho thấy ngành thức ăn chăn nuôi nhìn nhận việc lập công thức như thế nào

     

    Trường hợp đầu tiên là công thức thức ăn cho heo con được thiết kế cho một công ty thức ăn chăn nuôi quốc gia để thay thế cho một sản phẩm cũ không còn phù hợp với thị trường của họ. Khi giám đốc điều hành nhìn thấy sản phẩm mới hoạt động ra sao, cô ấy đã ngay lập tức khóa lại công thức và cấm thậm chí tôi thay đổi nó. Chỉ khi nào mọi thứ trở nên khó khăn do các nguyên liệu không sẵn có, cô ấy yêu cầu tôi sửa đổi công thức ban đầu, và không phải là không chút e ngại về khả năng của tôi – cô ấy thậm chí đã thử công thức mới trước khi chính thức cho sản xuất.

     

    Trường hợp thứ hai là về một hỗn hợp axit hữu cơ cho gia cầm tôi thiết kế cho một khách hàng khác từ lâu. Khách hàng này vẫn tiếp tục sử dụng nó sau nhiều năm và thực hiện điều này mặc dù tôi đã đề nghị cho phép tôi (miễn phí) cập nhật hỗn hợp áp dụng công nghệ mới. Thay vào đó, anh ta thích trả tiền mua nguyên vật liệu đắt tiền (cũ). Bây giờ, tôi là một tín đồ thực sự của câu nói “nếu nó không bị hỏng, không sửa chữa nó”, nhưng hai ví dụ này giúp minh họa cách tiếp cận hầu như tôn kính các công thức thành công trong ngành công nghiệp của chúng ta. Tôi thường có ấn tượng rằng một số người nghĩ rằng thiết kế công thức thành công là do tình cờ chứ không phải bởi chủ đích.

     

    Do đó, để giải thích rằng công thức thức ăn không phải là phép thuật mà là kết quả của nghiên cứu và kinh nghiệm, tôi đã cố gắng vạch ra dưới đây toàn bộ quá trình trong sáu bước. Điều này không phải là để dạy làm thế nào để xây dựng, mà là để giúp hiểu được quá trình xây dựng công thức. Điều này đòi hỏi sự tương tác lâu dài và sự đào tạo về vấn đề liên quan. Cái thứ hai (có nghĩa là, sự hiểu biết) là điều bắt buộc đối với tất cả chúng ta để thảo luận các công thức với những người thiết kế hoặc sử dụng chúng.

     

    1. Xác định đối tượng vật nuôi sẽ nhận thức ăn theo công thức đã lập. 

     

    Yêu cầu một chuyên gia dinh dưỡng chuẩn bị một công thức gà thịt giống như yêu cầu một kiến trúc sư thiết kế một ngôi nhà, bởi vì không có bất kỳ trình một mô tả chi tiết nào khác. Xác định loài động vật là chưa đủ. Chúng ta cần xác định khối lượng thú hoặc tuổi bắt đầu kết thúc – thậm chí là đặc điểm di truyền học. Do đó, một công thức được thiết kế cho một con gà thịt Ross được cho ăn từ hai đến bốn tuần khác với thức ăn broiler Brob cùng tuổi. Tương tự như vậy, ngay cả trong cùng một dòng theo di truyền, thức ăn bắt đầu khác biệt rõ rệt so với thức ăn kết thúc. Hơn nữa, thức ăn đặc thù đòi hỏi nhiều thông tin chi tiết hơn hơn, nhưng điều này không nằm trong nội dung của thảo luận này.

     

    2. Chọn đúng dữ liệu về nhu cầu dinh dưỡng. 

     

    Rất nhiều công ty di truyền công bố ước tính của họ về các yêu cầu dinh dưỡng cho từng độ tuổi hoặc giai đoạn sẽ được sử dụng cùng với các sản phẩm của họ. Các chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm sẽ xem xét các thông tin như là cơ sở ban đầu và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của từng trang trại. Ví dụ, một trại nuôi gà thịt gặp trường hợp chết sớm ở những con gà phát triển nhanh nhất sẽ cần thức ăn có mức năng lượng / chất dinh dưỡng thấp hơn mức bình thường được khuyến cáo. Có rất nhiều trường hợp như vậy, hầu hết là phổ biến, nhưng một số lại “hơi kỳ lạ”. Khi các công ty di truyền không công bố bảng yêu cầu dinh dưỡng của mình – hoặc khi nhà dinh dưỡng cho rằng chưa đủ – thì khi đó có rất nhiều cơ quan khoa học cung cấp thông tin tương tự. Lựa chọn đúng thông tin cần thiết vẫn là một trong những chủ đề nóng nhất của cuộc tranh luận giữa các chuyên gia dinh dưỡng.

     

    3. Lập danh sách các nguyên liệu sẵn có với đặc điểm và giá cả của chúng.

     

    Động vật sẽ nhận được năng lượng và chất dinh dưỡng từ các nguyên liệu. Vì vậy, một nhà dinh dưỡng thương mại cần làm việc trên nguyên liệu mà không phải là chất dinh dưỡng tinh khiết. Danh sách các nguyên liệu sẵn có và giá cả của chúng thường là tất cả những gì dễ có được, nhưng trong hầu hết trường hợp, cần thêm thông tin về đặc điểm của nguyên liệu. Lúa mì là một nguyên liệu cung cấp một ví dụ rất thú vị. Lúa mì không chỉ là lúa mỳ. Có lúa mì mềm và cứng với độ chênh lệch lớn về hàm lượng đạm thô. Có lúa mì từ nội địa hay quốc tế; trước đây rất dễ dàng mô tả đặc điểm, sau này hầu như không thể. Ngay cả lúa mì của cùng một gien di truyền có thể khác biệt rõ rệt trong thành phần dinh dưỡng tùy thuộc vào vùng và khí hậu mà nó đã được trồng. Tất cả các thông tin như vậy sẽ giúp các nhà dinh dưỡng học lựa chọn hoặc chuẩn bị một ma trận dinh dưỡng cho các nguyên liệu chính xác để sử dụng. Không làm như vậy sẽ gây nguy thú được nuôi dưới hoặc quá mức nhu cầu dinh dưỡng, cả hai đều không phải là kết quả có lợi.

     

    4. Quyết định giới hạn sử dụng tối đa và tối thiểu.

     

    Không phải tất cả các thành phần đều có thể được sử dụng mà không có giới hạn. Bắp và bột đậu nành là hai thành phần hiếm khi được giới hạn trong hầu hết các công thức thức ăn. Các thành phần khác đòi hỏi mức tối đa bởi vì chúng quá đắt hoặc có quá nhiều yếu tố kháng dinh dưỡng. Bột cá là một ví dụ: sử dụng nhiều thức ăn trở nên quá đắt. Một số động vật có thể không nên cho ăn thức ăn có chứa dầu cá, và các sản phẩm của chúng vì mùi của nó có thể ảnh hưởng đến mùi sản phẩm (trứng, sữa…). Trong một vài trường hợp, cần phải có tối thiểu, chẳng hạn như khẩu phần ăn của động vật non đòi hỏi phải có nguyên liệu nhạy cảm và đắt tiền. Mặc dù có các bảng liệt kê mức tối đa cho phép đối với hầu hết các nguyên liệu đặc thù, những con số này thường thay đổi dựa trên các nghiên cứu mới và tiến bộ trong chọn giống cây trồng hoặc quy trình sản xuất các nguyên liệu. Do đó, chuyên gia dinh dưỡng vẫn quyết định giảm hay tăng giới hạn tối đa đó (ví dụ khi sử dụng các sản phẩm phụ không rõ nguồn gốc), (ví dụ: khi sử dụng các loại thực vật khác nhau được biết là có chứa ít yếu tố kháng dinh dưỡng).

     

    5. Sử dụng một chương trình tổ hợp khẩu phần để chuẩn bị công thức.

     

    Một số người tin rằng có một chương trình tổ hợp khẩu phần là tất cả những gì bạn cần để xây dựng công thức thức ăn. Họ đã giả định sai lầm, rằng các dữ liệu trên đã được nhập trước và chúng là chính xác; không có gì xa hơn sự thật. Hầu hết các công ty bán các chương trình tổ hợp khẩu phần thức ăn không chịu trách nhiệm về dữ liệu mà họ cung cấp, nó chỉ dành cho mục đích đào tạo hoặc thử nghiệm phần mềm demo của họ. Nhưng ngay cả khi không có dữ liệu cần thiết để chạy một phần mềm xây dựng công thức thức ăn, việc chọn đúng chương trình là một trải nghiệm khó khăn. Miễn phí, độc lập, các chương trình phức tạp, nhưng chúng thường bị sự cố. Các chương trình dựa trên nền tảng đám mây được hỗ trợ tốt hơn và trở nên ngày càng sẵn có – các phiên bản cơ bản là miễn phí tuy nhiên chúng có các khả năng giới hạn, thường là hơn bản demo miễn phí một chút. Một chương trình bảng tính như Excel từ Microsoft với một chức năng bổ sung Solver có thể được sử dụng để tạo chương trình lập công thức thức ăn tối ưu của riêng mình, nhưng điều này đòi hỏi kiến thức excel nâng cao. Cuối cùng, một phần mềm chuyên nghiệp có thể được bán với các mức giá khác nhau cho các chức năng khác nhau. Ở đây, một giao diện người dùng thân thiện là quan trọng nhất vì hầu hết các chương trình đều tập trung vào khả năng, thường là sự chuyển đổi thô từ các hệ điều hành DOS cũ, quên rằng người dùng Windows cần trải nghiệm các giao diện khác nhau.

     

    6. Xem xét và điều chỉnh công thức để đáp ứng các giới hạn của quy trình sản xuất.

     

    Liệu rằng có công thức là mọi việc đã xong? Thật không may, công thức mới chỉ là bắt đầu. Không bao giờ công thức được xây dựng với chỉ với một lần chạy phần mềm. Bản thảo đầu tiên cần được xem xét. Thông thường một số nguyên liệu rẻ tiền như muối hoặc bột đá, bị lấy vào quá mức vì một số bảng nhu cầu dinh dưỡng không có giới hạn dưới để buộc chương trình sử dụng một nguyên liệu đắt tiền, để giảm giá thành công thức chương trình sẽ lấy nhiều nguyên liệu rẻ tiền. Và, ngay cả sau khi sửa những sai phạm này, ta vẫn phải nhìn vào công thức từ quan điểm của sản xuất. Chẳng hạn, liệu 0,15% lúa mì (1,5 kg / tấn) có cần trong công thức? khi hầu hết các máy trộn có mức nạp tối thiểu 5 kg? Hoặc, máy trộn có xử lý được 10% dầu đậu nành? hoặc máy ép viên có xử lý được 40% váng sữa? Những câu hỏi này đòi hỏi một sự hiểu biết về quá trình sản xuất thức ăn ở chính nơi mà công thức sẽ được chuyển thành một sản phẩm hữu hình. Đây là những điều bạn học được tại hiện trường!

     

    Tôi thường xuyên nhận được câu hỏi về chương trình lập công thức thức ăn nào phù hợp. Tôi từ chối trả lời họ, và tôi hy vọng bây giờ các bạn đã rõ vì sao. Xây dựng công thức thức ăn là một nhiệm vụ đòi hỏi trách nhiệm cao. Trong công việc đầu tiên của tôi, có trường hợp yêu cầu cho ba tiến sĩ về dinh dưỡng xem xét và ký tắt mỗi thay đổi nhỏ trong công thức – một trong số họ là người thực hiện những thay đổi. Bài học đầu tiên này rèn cho tôi tính cực kì cẩn thận với mọi công thức tôi thiết kế và không bao giờ đưa ra bất cứ điều gì trước khi tôi tin tưởng tất cả các bước trên đã được thực hiện. Bất cứ điều gì ít hơn sẽ gây thiệt hại cho khách hàng, động vật, môi trường, người tiêu dùng và người cố vấn của tôi.

     

    Biên dịch: Acare VN Team (theo WattAgnet.com)

    Nguồn: Acare VN

    14 Comments

    1. lê văn hoàng

      Nếu muốn đùn gia được loại cám viên như trên thị trường bán thì cần những nguyên liệu gì ạ

    2. Dương thảo

      mình đang tìm hiểu sản xuất thức ăn chăn nuôi và muốn làm về mảng này nhưng không biết bắt đầu từ đâu, các bạn chỉ cho mình quy trình và kinh nghiệm với
      Mình xin cảm ơn

    3. Huyền Trang

      Để tìm hiểu sâu về mảng này, bạn có thể liên hệ với Công ty Acare Việt Nam
      Địa chỉ: Số 18 đường 17, Khu phố 6, KDC Rạch Chiếc, P. Phước Long B, Q.9, Tp. HCM
      SĐT Giám đốc: 0903 022 125

    4. Van hung

      Cần hỗ trợ tư vấn công thức cám và mở xưởng

    5. To ve anh

      Nếu bằng một lời cám ơn mà xin được…

    6. ha khuong duy

      quý công ty tư vấn giùm công thức trộn cám gia cầm, thủy sản, có phần mềm càng tốt

    7. Lephuhuan

      Mình biết công thức + sản xuất cám gia cầm từ nguyên liệu tới thành phẩm

    8. Trung Hưng

      Cho em hỏi công ty tuyển vị trí chuyên gia dinh dưỡng không ạ. Em sắp ra trường nên muốn tìm hiểu.

    9. Nguyễn văn huy

      a có thể gọi theo sdt 0868408789,e sẽ tư vấn miễn phí giúp a

    10. Quang anh

      Mình muốn mua ct cám cho heo vịt đẻ .gà .có ai bán chcho mình k?

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.