Ngày nay, vì phải đáp ứng một lượng lớn nhu cầu thị trường nên các giống gà thường được chọn lọc di truyền theo hướng tăng trọng nhanh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của gà cũng đồng thời làm tăng nhu cầu về hệ thống xương dẫn đến hậu quả suy giảm vận động, dễ gây tình trạng gà bị què.
Gà bị què quặt hay suy giảm vận động trên gia cầm là những tình trạng vô cùng đáng báo động không chỉ vì nó liên quan đến quyền lợi động vật mà còn vì những tổn thất về mặt kinh tế mà nó mang lại là vô cùng to lớn vì tình trạng trên làm gia tăng tỷ lệ tử vong, giảm lượng thức ăn thu nhận và giảm tốc độ tăng trưởng trên đàn gia cầm.
Gà bị què quặt hay suy giảm vận động trên gia cầm là những tình trạng vô cùng đáng báo động. (Ảnh minh họa)
Dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của bộ xương. Do đó mà có vô số các yếu tố dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến xương khớp mà thường biểu hiện ra ngoài dưới dạng gà bị què.
Như vậy, muốn khắc phục tình trạng gà bị què cho gia cầm thì buộc ta phải xác định được yếu tố nào là căn nguyên.
Mục tiêu của bảng phân tích này là phác thảo một số yếu tố dinh dưỡng có thể góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh trên gia cầm và cung cấp các giải pháp sơ bộ để giúp giảm nhẹ thiệt hại do các yếu tố đó gây ra.
Tình trạng | Nguyên nhân | Triệu chứng | Bệnh tích | Giải pháp |
Còi xương | Thiếu Vitamin D3, mất cân bằng Ca/P | Xương ống chân và xương đùi sưng to, phần đầu mỗi xương phình ra to hơn bình thường |
– Sụn vô tổ chức, có cấu tạo bất bình thường. – Các mạch máu thâm nhập một cách bất bình thường, không theo quy luật nào cả. |
Bổ sung thêm Vitamin D3 cho đàn, đồng thời cân bằng lại hàm lượng Ca và Ph thu nhận. |
Bệnh Perosis (do thiếu Mangan) / Gân hóa xương. | Do thiếu Mangan |
– Chân sưng to, ngắn bất thường. – Cánh ngắn. |
– Xương và khớp bàn chân sưng to, biến dạng. |
– Bổ sung Mangan đầy đủ nhất là trong quá trình gia cầm sản xuất. – Duy trì cân bằng tỷ lệ Mn-Ca-P. |
Loãng xương/ gà đẻ nuôi chuồng lồng mệt mỏi. | Gà đẻ thiếu Canxi |
– Xương mềm, xương “cao su”. – Gia cầm dạt sang 2 bên và phía sau của lồng. |
– Gãy xương cột sống. – Có ảnh hưởng đến tủy sống. |
-Bổ sung thêm Ca một cách thích hợp trong giai đoạn sản xuất của gia cầm. – Lượng Ca cho ăn cần để ý, 50% bổ sung dưới dạng đá vôi thô, 50% còn lại nên bổ sung dưới dạng đá vôi mịn. |
Nhiễm độc Ionophore (có trong thuốc điều trị cầu trùng) | Nhiễm độc | Chân liệt và choãi sang 2 bên, choãi về đằng sau. | Không có tổn thương cụ thể nào | – Trộn thức ăn một cách hợp lý.
– Loại bỏ Ionophore ra khỏi cơ thể vật bệnh. |
Viêm da bàn chân, da chân phồng rộp, bỏng amoniac | -Thiếu hụt biotin.
-Chất lượng lứa đẻ kém. |
Loét da bàn chân | Hoại tử trên bề mặt của gan bàn chân | – Cho ăn chế độ ăn riêng biệt phù hợp với vật khi bị bệnh, bổ sung men sống.
-Bổ sung Biotin vào thức ăn. -Điều chỉnh độ ẩm thấp xuống, thông gió phù hợp và tránh tràn nước làm ướt chuồng nuôi. |
Nhuyễn sụn xương chày / hoại tử xương | -Tỷ lệ Ca/P mất cân bằng.
-Dư thừa Clorua trong thức ăn -> chuyển hóa thành axit. -Mất cân bằng axit-bazơ. – Do nhiễm độc tố nấm mốc. |
-Vùng đầu gối và các khớp xương cong, sưng.
– Chân hình thành các “góc nhọn”. – Thường xảy ra trên những gia cầm > 35 ngày tuổi. |
Phần sụn từ xương chày cho đến phần giữa bàn chân bị nhuyễn, mềm dần | -Cân bằng lại chế độ dinh dưỡng.
-Thêm một chất có khả năng khử độc tố nấm mốc vào trong thức ăn. |
Như vậy, trên đây là toàn bộ những trường hợp có thể xảy ra khi gia cầm mà cụ thể là đàn gà nhà bạn có các dấu hiệu liên quan đến bộ xương, hy vọng những thông tin trên giúp quý độc giả có thêm góc nhìn và chủ động hơn trong quá trình chẩn đoán cũng như điều trị.
VietDVM team biên dịch
(Theo: wattgnet)
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
Tin mới nhất
T6,25/04/2025
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stres nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
- Tạo dựng môi trường pháp lý ổn định cho ngành thú cưng
- Giá dê tăng, người dân vẫn e dè tái đàn
- Hiệu quả nuôi vịt xiêm sử dụng thức ăn thảo dược
- Ngành chăn nuôi Việt không quá lo ngại việc Mỹ áp thuế
- Xây dựng quy trình, thủ tục rõ ràng trong tình huống dịch bệnh động vật cấp bách
- De Heus và hơn 100 nhà cung cấp chung tay “Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất