Với sự kiên trì và đầu tư theo hướng lâu dài, từ 2 cặp nhím rừng may mắn mua được ban đầu, ông Võ Văn Đức (xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã gây dựng được một đàn nhím với số lượng hơn 100 con.
Ông Đức thu nhập cả tỷ đồng từ tiền bán nhím giống và nhím thịt
Cho đến thời điểm hiện tại, ông Đức được biết đến là người nuôi nhím thành công nhất của tỉnh Khánh Hòa. Sau nhiều năm, trại nhím của ông đã cung cấp ra thị trường trong và ngoài tỉnh một số lượng nhím giống và nhím thịt đáng kể. “Đến nay tôi nuôi nhím cũng được 12 năm rồi. Có thời điểm trong vòng 2 năm, tôi bán được gần 1 tỷ đồng tiền nhím. Căn nhà và miếng đất mà tôi đang ở đây cũng từ nuôi nhím mà có”, ông Đức chia sẻ.
Ông Đức bắt đầu biết đến con nhím từ năm 2002 trong một lần về quê và thưởng thức được món thịt nhím rừng thơm ngon ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị). Nhận thấy đây là món ăn được thực khách ưa chuộng nên ông hỏi dò để mua giống về nuôi nhưng tại thời điểm đó chưa có. Trở về Khánh Hòa, ông tìm hiểu thì biết được ở huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) có một trang trại nuôi nhím lớn nên tích cóp tiền bạc vào đây để mua giống.
“Lúc đó trại nhím của họ đã được bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo hợp đồng nên họ hẹn tôi là 3 năm sau mới có thể bán được. Không mua được nhưng tôi vẫn nán ở lại tìm hiểu xem cách nuôi của họ như thế nào để lỡ mua được thì không phải bỡ ngỡ. Sau khi trở về, 3 năm sau tôi liên lạc với người cháu mình ở quê Quảng Trị thì may mắn mua được một cặp nhím rừng được người dân trong vùng bẫy về”, ông Đức kể lại.
Thời cao điểm, mỗi cặp nhím giống ông Đức bán với giá từ 15 – 20 triệu đồng
Năm 2005, cặp nhím rừng này được người cháu chuyển vào cho ông Đức nuôi. Là loại động vật hoang dã nên phải mất một thời gian dài, ông Đức mới có thể thuần hóa để chúng làm quen với người. Mỗi ngày, cứ vài tiếng đồng hồ ông lại ra chuồng nhím để cho ăn và theo dõi sức khỏe của nhím. Thấy ông Đức nuôi nhím mất nhiều thời gian lại chưa biết hiệu quả như thế nào nên lúc đầu, tất cả người thân trong gia đình đều một mực phản đối. Tuy vậy, niềm đam mê và sự quyết tâm đã không làm cho ông Đức từ bỏ.
“2 năm sau đó, 2 con nhím của tôi sinh được 2 con nhím con. Thấy thế tôi mừng vô cùng. 2 con nhím con này đều là nhím cái nên tôi mới dò hỏi khắp nơi và mua thêm được 2 con nhím đực về ghép đôi. Nhân giống dần dần, đến khoảng 5 năm sau, trại nhím của tôi đã có được gần 40 cặp bố mẹ cho sinh sản đều đặn mỗi năm 2 lứa/cặp”, ông Đức nói.
Cũng thời điểm đó, phong trào nuôi nhím ở khắp nơi đang phát triển rất mạnh. Rất nhiều người ở khắp nơi tìm đến nhà ông hỏi mua nhím giống và nhím thịt nên số lượng bao nhiêu cũng bán hết.
12 năm nuôi nhím, ông Đức cho biết nhím là động vật vô cùng dễ nuôi vì chúng ăn được rất nhiều loại thức ăn như rau, củ, quả, xương động vật thậm chí có thể tận dụng được nguồn thức ăn thừa trong gia đình như thịt, cá, cơm…
Do đó, chi phí để nuôi một đàn nhím với số lượng vài chục con không đáng là bao. Hiện tại ông đang nuôi hơn 20 cặp nhím lớn nhỏ nhưng chi phí thức ăn mỗi ngày chỉ từ 15 – 20 ngàn đồng.
“Bình thường thì tôi cho nhím ăn mỗi ngày 2 lần. Buổi sáng thì ra chợ mua khoảng 5 ngàn lá su su già, bị loại bỏ là đủ cho cả đàn nhím ăn. Đến chiều tối thì cho ăn thêm khoảng 2 – 3kg ngô hạt đã ngâm nước nữa là được. Còn các thức ăn thừa trong nhà thì cho ăn bổ sung thêm, có cũng được mà không có cũng không sao. Ngoài ra, để cho nhím có đủ canxi, hạn chế cắn và ăn lông nhau thì mua thêm xương động vật cho nó gặm cũng vừa là để cho răng chúng khỏi dài ra”, ông Đức chia sẻ.
Nhím là loại vật rất dễ chăm sóc, ít chi phí thức ăn lại khó mắc bệnh Một đặc điểm nữa mà ông Đức nhận thấy trong thời gian nuôi nhím là từ trước tới giờ, đàn nhím của ông không hề mắc bệnh gì nên không tốn chi phí thuốc thang điều trị. Mặc dù vậy, để nuôi được nhím thành công thì người nuôi phải kiên trì. Bởi khâu chăm sóc tuy đơn giản nhưng trong giai đoạn sinh sản phải hết sức cẩn trọng, hạn chế di chuyển chuồng trại vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của nhím. Nếu chú ý được vấn đề này cộng với việc chăm sóc đảm bảo thì khoảng 2 năm nhím sẽ đẻ lứa đầu tiên.
Theo lời ông Đức thì với nhím giống, mỗi cặp nhím giống 2,5 tháng tuổi bán theo giá thị trường từ 15 – 20 triệu đồng, nhím thương phẩm khoảng 300.000 đồng/kg. Những năm bán với số lượng nhiều, ông thu lãi gần nửa tỷ đồng, năm ít thì 200 – 300 triệu.
“Một số người bỏ một số tiền lớn ra để mua nhím giống nhưng lại muốn hiệu quả nhanh nên sau khi chờ lâu quá mà nhím không sinh sản thì bắt đầu chán nản và bỏ bê chúng. Như thế thì không biết bao giờ mới thành công được. Đã chấp nhận nuôi nhím thì phải từ từ nhân đàn dần lên. Có thể mất một thời gian dài nhưng sau khi đã có 1 đàn lớn và sinh sản đều đặn rồi thì vấn đề thu nhập từ nhím là chuyện vô cùng đơn giản”, ông Đức tâm sự.
Lê Khánh
Nguồn: Nongnghiep.vn
- nuôi nhím li> ul>
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
- Nữ triệu phú lợn Móng Cái
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất