Đây là một bệnh xảy ra khá phổ biến trên heo do vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumonia gây ra. Tất cả mọi lứa tuổi heo đều nhạy cảm với bệnh, nhất là heo trên 70 ngày tuổi.
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường không khí; tiếp xúc trực tiếp trong đàn; việc chu chuyển đàn cũng làm tăng nguy cơ của bệnh; các yếu tố như quy mô đàn cao, điều kiện khí hậu bất lợi như thay đổi nhiệt độ đột ngột và độ ẩm chuồng nuôi cao, chuồng trại thiếu thông thoáng cũng góp phần lây lan mầm bệnh trong chuồng.
Triệu chứng
Heo bệnh có các biểu hiện như heo ủ rũ, giảm ăn, sốt cao, tăng trọng chậm, da trắng bệch, thở khó nhất là sau khi vận động mạnh, thở giật bụng. Trường hợp bệnh cấp tính thì heo chết đột ngột, trước khi chết ở mũi và miệng có máu lẫn bọt chảy ra. Khi mổ khám sẽ thấy viêm dính màng phổi vào thành ngực, toàn bộ phổi có màu đỏ thẫm, đôi khi có các ổ áp xe lớn trong phổi; Khí quản có dịch, lẫn bọt khí.
Do vậy, để phòng bệnh APP hiệu quả, người chăn nuôi phải chú ý các vấn đề sau:
– Phải có hố sát trùng hoặc vôi sát trùng ở cửa ra vào mỗi chuồng. Thay nước sát trùng hoặc vôi sát trùng của hố sát trùng mỗi ngày vào mỗi buổi sáng trước khi thực hiện các công việc khác.
– Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi ít nhất 2 tuần/lần. Có thể sử dụng 2 nhóm thuốc sát trùng như sau: Nhóm thuốc phun trực tiếp vào đàn heo, vào kho thức ăn và dụng cụ chăn nuôi như: Virkon S, Iodine, TH4; Nhóm thuốc phun gián tiếp, sát trùng lối đi, nơi xử lý xác heo chết, nơi chứa phân như: Longlife, Formol.
– Phát quang bụi rậm xung quanh chuồng, không để nước đọng lâu ngày trong khu vực trại; định kỳ vệ sinh hệ thống cống rãnh 1 tháng/lần bằng thuốc sát trùng để hạn chế ruồi, muỗi, côn trùng và ký chủ trung gian lây truyền bệnh.
– Làm vệ sinh thùng chứa thức ăn (máng ăn tự động), định kỳ 2 tuần/lần; máng ăn 1 ngày/lần để tránh thức ăn dư thừa gây nấm mốc.
– Trộn kháng sinh Flor 50 liều 1kg/ 1,5 tấn thức ăn hoặc pha Flor 50 vào nước với liều 1g/ 2l nước, liên tục 3 – 5 ngày/tháng để phòng bệnh.
– Hòa vitamin C vào nước uống liên tục 3 – 5 ngày khi thời tiết thay đổi.
– Tiêm vaccin NEUMOSUIN để phòng bệnh
Trị bệnh
– Hạ sốt: Anazine hoặc Paracetamol
– Tiêm kháng sinh: Cefotaxim hoặc Flor 50 liên tục từ 3 – 5 ngày
– Trộn thức ăn hoặc pha nước men vi sinh Nutribestzyme
– Hòa vitamin C vào nước uống để tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, giúp heo mau hồi phục, dùng liên tục đến khi heo khỏi bệnh.
Ths. Liễu Kiều
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông TP HCM
- bệnh viêm phổi li>
- viêm phổi dính sườn li>
- chan nuoi heo li>
- chăn nuôi lợn li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất