Những ngày gần đây, gà mái đẻ được nhiều người bán hàng rong chở đi khắp các phố ở ngoại ô TP.Hồ Chí Minh, rao bán chỉ với giá “siêu” rẻ, chỉ từ 70.000 đồng/con. Mỗi con nặng từ 1,2 – 1,5 kg, thậm chí có con lớn lơn.
Sáng 19.6, một người bán hàng rong chở xe ba gác và những chiếc thùng xốp ướp lạnh chất đầy gà nguyên con đến con hẻm 945, Quốc lộ 1A rao bán: “Ai mua gà mái đẻ không? Gà mái đẻ giá chỉ 70.000 đồng/con”.
Nghe tiếng rao, nhiều chị em nội trợ xung quanh xóm tất tả chạy ra xem. Đặc điểm của loại gà này là đã được làm sạch, không đầu không chân và không có bao bì, nhãn mác. Trọng lượng mỗi con dao động từ 1,2 – 1,7kg/con nhưng đều được bán “đồng giá” 70.000 đồng/con. Một số con còn sót lại bộ trứng non lấm tấm bên trong bụng.
Các sản phẩm “gà mái đẻ” không đầu không chân được chở đi bán khắp các khu dân cư các quận vùng ven ở TP.HCM.
Khi được hỏi, người bán hàng cho rằng, đây là gà mái đẻ đã hết “date” nên các trang trại đưa ra bán thịt, giá rẻ. Anh này cam kết, đây là “hàng nội địa”, không phải hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, khi hỏi chứng từ về nguồn gốc, xuất xứ, người bán hàng hoàn toàn không cung cấp được.
Không chỉ các xe đẩy chở hàng rong, rao bán vào tận các con phố, ngỏ hẽm, tại nhiều chợ dân sinh các quận, huyện vùng ven TP.HCM như ở chợ Hồ Học Lãm (quận Bình Tân), chợ An Dương Vương (quận 8)…, rất nhiều tiểu thương bán gà nguyên con, “không đầu không chân”, đựng trong các thùng đá.
Đặc điểm chung của các sản phẩm này đều được ướp lạnh, gà nguyên con nhưng không có đầu và chân, sản phẩm cũng không có bao gói, không có địa chỉ xuất xứ hay hạn sử dụng…
Một mối bỏ sỉ gà công nghiệp, gà ta thả vườn các loại tại quận 5 (TP.HCM) cũng tiết lộ, gà không đầu không chân đang là sản phẩm thịt gà có giá rẻ nhất thị trường hiện nay. Do đó, sản phẩm này được rất nhiều quán cơm, phở, cháo gà… lấy về chế biến thay vì dùng gà công nghiệp trong nước như trước đây.
Giá bán tùy theo số lượng người mua nhiều hay ít mà được lấy giá sỉ khác nhau, nếu mua số lượng đủ lớn, giá thịt gà này đôi lúc chỉ chưa tới 20.000 đồng/kg. “Loại gà này thịt dai, do “tuổi đời” đã lớn, lại luôn luôn có hàng nên rất dễ bán”, vị này chia sẻ.
Tuy nhiên, khi được hỏi về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm, vị này chỉ cho rằng “gà nhập khẩu nên… không biết! Có một số giấy tờ về kiểm dịch cơ quan hải quan yêu cầu nhưng cũng không rõ lắm, vì các mối bỏ sỉ chỉ lấy lại hàng từ các doanh nghiệp nhập khẩu”.
Trên thực tế, sản phẩm “gà dai Hàn Quốc” đã nhập khẩu về và bán với giá rất rẻ tại các siêu thị.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ cho rằng, loại gà mái đẻ, không đầu không chân này chính là gà thải loại nhập khẩu từ Hàn Quốc, Mỹ…
Ông Ngọc cho hay, gà thải loại đã được nhập khẩu về Việt Nam nhiều năm nay. Đến thời điểm này, các công ty ở Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu loại gà thải loại từ Hàn Quốc về với giá rất rẻ, chỉ trên dưới 20.000 đồng/kg. Theo đó, trên thị trường loại gà thải loại xuất hiện tràn lan là điều hết sức bình thường.
Trong khi đó, việc nhiều tiểu thương cho rằng, gà không đầu, không chân là vì đã được cắt ra để bán riêng, ông Ngọc khẳng định, không có chuyện này, mà bản chất gà thải loại khi nhập về đã không có đầu, chân.
Theo ông Ngọc, khi nhập khẩu thịt gà, nếu nhập nguyên con, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải chịu mức thuế là 40%, nhưng nếu xẻ nhỏ từng bộ phận ra, thuế nhập khẩu chỉ còn là 20%. Do đó, doanh nghiệp thường cho cắt bỏ đầu, chân để được hưởng thuế suất nhập khẩu 20%.
Còn theo đại diện một doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm thịt nhập khẩu, giá heo hơi trong nước liên tục tăng cao thời gian qua khiến nhiều bà nội trợ phải chọn thực phẩm thay thế, bổ sung cho thịt heo, trong đó, thịt gà là một lựa chọn.
Chất lượng sản phẩm gà dai Hàn Quốc vẫn còn nhiều tranh cãi.
Đây cũng là điều kiện để nhu cầu tiêu thụ thịt gà trên thị trường có phần tăng trưởng hơn so với trước đây. Nhiều đầu mối nhập khẩu thịt gà đã nhân cơ hội này đẩy mạnh kinh doanh, đưa sản phẩm thịt gà công nghiệp thải loại từ các nước ra thị trường.
Trong khi đó, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, chỉ trong tháng 3.2018, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 24.570 tấn, kim ngạch đạt 38,9 triệu USD, tăng hơn 94% về lượng và tăng 67,3% về kim ngạch so với tháng 2.2018.
Riêng nhập khẩu thịt gia cầm đã qua giết mổ đạt 15.100 tấn, trị giá 15,3 triệu USD, giá bình quân khoảng 23.000 đồng/kg, tăng 175,8% về lượng và tăng 75% về trị giá so với tháng trước. Còn trong tháng 4.2018, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt gần 20.000 tấn, kim ngạch đạt 30,64 triệu USD.
Khải Huyền
Nguồn: Dân Việt
- Gà mái đẻ li>
- thịt rẻ li>
- thịt gà rẻ li>
- thịt nhập khẩu li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất