Bên cạnh các giống gà đặc sản như gà Ri, Mía, Hồ, Đông Tảo, Tre, H’Mông, Ác. Chọi… Gà nhiều ngón tuy khả năng sản xuất không cao nhưng chất lượng thịt thơm ngon, có ngoại hình khá lạ, đặc biệt phảng phất giá trị vă hóa khi gắn liền với sự tích Sơn Tinh – Thủy Tinh “Giống gà chín cựa” nổi tiếng từ ngàn đời nay.
Hình minh hoạ
Mặc dù quá trình chăn nuôi gà nhiều ngón đã được bắt đầu quan tâm và phát triển nhưng từ trước đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học bài bản nghiên cứu sâu về đối tượng này. Xuất phát từ nhu cầu đó, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đánh giá khoảng cách di truyền, khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà nhiều ngón với mục tiêu: đánh giá khoảng cách di truyền của gà nhiều ngón với một vài giống gà địa phương có những đặc điểm tương đồng và đánh giá khả năng cho thịt, chất lượng thịt của gà nhiều ngón.
Kết quả nghiên cứu cho thấy gà nhiều ngón có khoảng cách di truyền lớn nhất so với các giống bản địa có đặc điểm ngoại hình và vị trí địa lý tương đồng như giống gà Mía, Đông Tảo, Tàu Vàng, Ri. Khối lượng 1 ngày tuổi là 28,31g, nhưng đến 20 tuần tuổi khối lượng con mái là 1.141,94g và con trống là 1.622,25g. Tỉ lệ than thịt trung bình là 71,41%, thịt lườn là 17,28%, thịt đùi là 22,94% và mỡ bụng là 0,85%. Hàm lượng axit amin lysine khá cao 1,43%, đặc biệt là hàm lượng axit amin glutamic rất cao 4,03 – 4,33%. Vì vậy tiềm năng khai thác nguồn gen gà nhiều ngón là rất lớn vì nhu cầu của người tiêu dùng cao do thịt có chất lượng thơm ngon và bổ dưỡng.
Nguyễn Khắc Khánh và CTV
Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn Nuôi (Tháng 10/2014)
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
- Tác động của các loại khoáng trong nước
- Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu của vịt đẻ trứng
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con
Tin mới nhất
T7,12/04/2025
- Hệ thống công ty Avet – Apharma – Abio: Ghi dấu chặng đường đồng hành và hợp tác
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất