Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) là một trong những dịch bệnh gây tổn thất nặng nề về kinh tế ở lợn trên thế giới. Virus PRRS xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1997. Giai đoạn 2007 – 2012 dịch PRRS liên tục xãy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi lợn ở nước ta. Thực tế cho thấy virus PRRS có sự biến đổi di truyền cao do có sự hình thành các biến chủng/ dòng khác nhau gây khó khăn cho công tác chẩn đoán bệnh một cách chính xác.
Phương pháp multiplex RT-PCR được dùng để nhận diện, phân biệt nhiều loại virus hoặc các chủng/ dòng khác nhau trong cùng một loại tác nhân gây bệnh trong cùng một mẫu dựa vào kích thước đoạn gen được khuyếch đại. Nhóm tác giả đã thiết kế bộ mồi đặc hiệu thuộc vùng gen ORF7 có thể vừa chẩn đoán vừa xác nhận củng PRRSV nhiễm, đồng thời đánh giá được độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp.
Hình minh hoạ
158 mẫu máu, huyết thanh được thu thập từ lợn có biểu hiện hoặc nguy cơ cao nhiễm PRRS ở các tỉnh Điện Biên (n=9), Lâm Đồng (n=67), Cần thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang (n=12), Đồng Nai, Tp.HCM (n=58), Bình Dương (n=12).
Các mồi đặc hiệu dựa trên trình tự gen ORF7 mã hóa cho protein nhân của virus PRRSV, trong đó mồi xuôi đặc hiệu với cả 2 chủng châu Âu (EU) và Bắc Mỹ (NA); trong khi đó mồi ngược đặc hiệu với chủng EU hoặc NA. Kích thước sản phẩm PCR nhân lên bằng bộ mồi đặc hiệu lần lượt là 161 và 245 bp tương ứng với chủng PRRS dòng EU và NA. Độ đặc hiệu của phương pháp cũng được kiểm tra qua phản ứng chéo với các chủng virus thường đồng nhiễm với PRRSV như virus gây hội chứng còi cọc sau cai sữa (PCV2), virus gây sốt cổ điểm ở lợn (CSFV). Độ nhạy của phương pháp cho phép phát hiện ở giới hạn nồng độ virus là 1,87×10-4 ng/µl. Kết quả xác định 79,11% mẫu phân lập có dương tính với PRRSV, trong đó có 77,85% thuộc chủng NA. 1,27% thuộc chủng EU. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy tiềm năng sử dụng kỹ thuật multiplex RT-PCR trong chẩn đoán phân tử và định type PRRSV đang lưu hành.
Nguyễn Thị Diệu Thúy và CTV
Nguồn: Tài liệu Hội nghị KHCN Sinh học toàn quốc 2013
- bệnh ở lợn li>
- chủng virus PRRS li>
- phương pháp multiplex RT-PCR li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất