Tuyết Lại, Tịnh Nguyễn, Vannie Wan
Từ khóa: ORSENTIAL™ Liquid, Bệnh bại huyết vịt, Riemerella anatipestifer, thay thế kháng sinh, vịt thương phẩm.
Trong những năm gần đây, tổng đàn vịt của Việt Nam tăng nhanh do ảnh hưởng của bệnh Dịch tả heo Châu Phi (ASF) đến ngành chăn nuôi heo. ASF đã buộc một số người chăn nuôi phải chuyển đổi hoạt động chăn nuôi heo sang chăn nuôi gia cầm, trong đó có vịt. Tổng đàn vịt tăng từ 76.911.000 con ở tháng 10.2018 lên 86.563.000 con ở đầu năm 2021¹. Chưa có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện trong việc phòng chống dịch bệnh trên vịt5. Một bệnh đặc biệt đã và đang gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi vịt đó là bệnh bại huyết2,4,5,6.Thiệt hại kinh tế do tỷ lệ chết loại cao, tăng trọng kém và tốn chi phí điều trị6. Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến vịt4 và do Riemerella anatipestifer gây ra, có thể gây chết từ 2% đến 50% và được ghi nhận là đã phát triển đề kháng với các loại kháng sinh thông dụng,4,5,6.
Để phòng bệnh này cần làm tốt công tác an toàn sinh học, nâng cao khả năng miễn dịch cho đàn vịt. Thông thường, người chăn nuôi sử dụng kháng sinh ngay từ ngày đầu tiên khi vịt về trang trại4. Sử dụng nhiều loại kháng sinh khác nhau trong quá trình nuôi là việc làm phổ biến để phòng bệnh4,5,6.Khi vịt bị bệnh, người chăn nuôi có xu hướng sử dụng phối hợp 2 đến 3 loại kháng sinh để điều trị. Việc sử dụng nhiều loại kháng sinh có thể làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh và cũng có khả năng làm tăng sự tồn dư kháng sinh trong thịt vịt5,6. Việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên giúp thay thế kháng sinh hiệu quả, khắc phục được tình trạng kháng kháng sinh và tồn dư kháng sinh trên thịt vịt.
ORSENTIAL™ Liquid là tinh dầu tự nhiênchứa Carvacrol và Thymol theo tỷ lệ 2: 1, có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn có hại, trong đó có R. anatipestifer3. Nghiên cứu này được thực hiện để xác định hiệu quả của sản phẩm tinh dầu tự nhiênORSENTIAL™ Liquid để ngăn ngừa bệnh bại huyết ở vịt thịt được nuôi trong môi trường công nghiệp.
Nguyên liệu và phương pháp
Vịt được nuôi trong hai chuồng độc lập trong cùng một trang trại (4.975 & 4.969 vịt / chuồng) và được phòng bệnh bằng kháng sinh theo chương trình dùng thuốc thông thường (nhóm đối chứng) và sử dụng ORSENTIAL™ Liquid 200 ppm để thay thế Amoxicillin và Ampicillin (nhóm thử nghiệm) (Bảng 1). Năng suất của đàn được đánh giá từ ngày 1 đến khi xuất bán. Chỉ tiêu năng suất được theo dõi theo tuần là trọng lượng vịt trung bình, tỷ lệ chết, lượng thức ăn ăn vào, bệnh bại huyết và sử dụng kháng sinh.
Bảng 1. Sử dụng thuốc trong quá trình nuôi
Nhóm đối chứng |
Nhóm thử nghiệm |
||||
Thuốc |
Lượng dùng |
Mục đích |
Thuốc |
Lượng dùng |
Mục đích |
Amoxicillin |
2750 ml |
Để phòng bệnh bại huyết |
ORSENTIALTM Liquid |
7500 ml |
Để thay thế kháng sinh phòng bệnh bại huyết |
Ampicillin |
300 g |
||||
Sulfamonomethoxine |
2000 ml |
Để phòng cầu trùng |
Sulfamonomethoxine |
750 ml |
Để phòng cầu trùng |
Trimethoprim |
Trimethoprim |
||||
Norfloxacin 30% Gentamicin 10% |
600 g |
Để điều trị bệnh bại huyết |
– |
– |
– |
Kết quả và thảo luận
ORSENTIAL™ Liquid bổ sung thay thế kháng sinh phòng bệnh bại huyết trong suốt quá trình chăn nuôi vịt. ORSENTIAL™ Liquid đã có thể cải thiện tỷ lệ sống thêm 1,8% (Bảng 2), trọng lượng vịt trung bình 140 g (Biểu đồ 1), hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) tăng 4 điểm (Bảng 3) và chỉ số sản xuất tổng thể (PI) được cải thiện từ 278 lên 293. Quan trọng nhất là lô đối chứng bị nhiễm bệnh bại huyết ở hai tuần tuổi cho đến khi xuất bán và phải bổ sung Norfloxacin và Gentamicin để điều trị (Bảng 1). Ngược lại, nhóm điều trị không cần dùng thuốc (Bảng 1). Điều này trùng hợp với các quan sát của Mazić và Gottstein (2021), họ phát hiện ra rằng việc sử dụng kháng sinh và thời gian điều trị giảm khi điều trị bệnh bại huyết bằng một sản phẩm thảo dược có chiết xuất từ Oregano.
Tỷ lệ sống cao hơn và FCR thấp hơn dẫn đến lợi nhuận tốt hơn trên mỗi con vịt ở nhóm được xử lý ORSENTIAL™ Liquid so với nhóm đối chứng. Lợi nhuận đầu tư (ROI) cho thử nghiệm này là 4: 1.
Bảng 2. Trọng lượng cơ thể (gram) và Tỷ lệ sống (%)
Tham số thống kê |
Nhóm thử nghiệm |
Nhóm đối chứng |
Giá trị P |
Trọng lượng (g) 35 ngày |
2,828 |
2,768 |
0.045 |
Tỷ lệ sống (%) 46 ngày |
97.9% |
96.1% |
0.0001 |
Bảng 3. Tính toán lợi nhuận đầu tư (ROI)
Kết luận
Thử nghiệm này cho thấy việc sử dụng ORSENTIAL™ Liquid ở liều 200 ppm có thể thay thế kháng sinh phòng bệnh bại huyết trong chăn nuôi vịt. Nó không những có tác dụng đặc biệt ngăn ngừa bệnh bại huyết mà còn nâng cao hiệu quả chăn nuôi thông qua chỉ số đầu tư ROI = 4 : 1.
Tài liệu tham khảo
1 https://channuoivietnam.com/thong-ke-chan-nuoi/tk-chan-nuoi/
2https://www.msdvetmanual.com/poultry/riemerella-anatipestifer-infection/overview-of-riemerella-anatipestifer-infection-in-poultry
3LY Zhang, QY Peng, YR Liu, QG Ma, JY Zhang, YP Guo, Z Xue and LH Zhao. 2021. Effects of oregano essential oil as an antibiotic growth promoter alternative on growth performance, antioxidant status, and intestinal health of broilers. Poultry Science 100:101163.
4Chikuba T, Tehara h, Fumikura S, Takahashi K, Suzuki Y, Hoshinoo K and Yamamoto Y. 2016. Riemerella anatipestifer Infection in Domestic Ducks in Japan, 2014. doi: 10.1292/jvms.16-0278; J. Vet. Med. Sci. 78(10): 1635–1638, 2016
5Chang C, Lin W, Yeh T, Chiang T, and ChangY. 2003. Antimicrobial susceptibility of Riemerella anatipestifer isolated from ducks and the efficacy of ceftiofur treatment. J Vet Diagn Invest 15:26–29 (2003)
6Lozica L, Mazić M, and. Gottstein Ž. 2021. A case study of a Riemerella anatipestifer infection on a commercial turkey farm in Croatia. Europ.Poult.Sci., 85. 2021, ISSN 1612-9199, © Verlag Eugen Ulmer, Stuttgart. DOI: 10.1399/eps.2021.330
- thay thế kháng sinh li>
- Vịt thương phẩm li>
- Bệnh bại huyết vịt li>
- ORSENTIAL™ Liquid li>
- Riemerella anatipestifer li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất