Đây là lần đầu tiên một thành phố của Việt Nam có hành động triệt để nhằm chấm dứt nạn buôn bán thịt chó, mèo. Cam kết này sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2021 và kéo dài trong 2 năm.
“Đây là thời điểm quan trọng, mang tính khởi đầu ở Việt Nam và các nước trong khu vực. Mỗi năm Việt Nam có hơn 5 triệu cá thể chó và một triệu cá thể mèo bị buôn bán và giết để lấy thịt, gây nguy hại đến quyền lợi động vật và sức khỏe cộng đồng. Hội An là thành phố tiên phong thực hiện để các địa phương khác trên cả nước Việt Nam nối tiếp,” đây là phát biểu của bà Julie Sanders, Giám đốc phụ trách Vật nuôi của FOUR PAWS tại Lễ ký kết trực tuyến giữa thành phố Hội An (Quảng Nam) với tổ chức phúc lợi động vật toàn cầu (FOUR PAWS) về cam kết loại bỏ việc sử dụng thịt chó và mèo vào sáng 10/12.
Nguồn: FOUR PAWS
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An Nguyễn Thế Hùng cho biết, Hội An là thành phố di sản có bề dày lịch sử, văn hóa và là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa. Đây còn là thành phố của truyền thống “nhân tình thuần hậu,” nếp sống giản dị. Hội An đã, đang và tiếp tục nỗ lực để trở thành thành phố du lịch an toàn, thân thiện, du lịch xanh.
Do vậy, việc không giết thịt chó, mèo và hỗ trợ loại trừ bệnh dại do tổ chức FOUR PAWS hỗ trợ thực hiện là hoàn toàn phù hợp với định hướng xây dựng và phát triển thành phố sinh thái, văn hóa.
Đây là lần đầu tiên một thành phố của Việt Nam có hành động triệt để nhằm chấm dứt nạn buôn bán thịt chó, mèo. Cam kết này sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2021 và kéo dài trong 2 năm.
Tham dự lễ cam kết loại bỏ việc sử dụng thịt chó và mèo, ca sỹ Văn Mai Hương mong mọi người, nhất là lớp trẻ tích cực hưởng ứng việc cam kết không giết thịt chó mèo, coi đây là một hành động cụ thể để góp phần giữ gìn và bảo vệ Di sản văn hóa thế giới Hội An, điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế./.
Đoàn Hữu Trung
TTXVN/Vietnam+
- giết mổ chó mèo li>
- chó mèo li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất