Biện pháp phòng trị bệnh liên cầu khuẩn trên heo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Biện pháp phòng trị bệnh liên cầu khuẩn trên heo

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh Liên cầu khuẩn trên heo là bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi và có khả năng lây sang người. Vì vậy, người chăn nuôi cần chú ý phòng và điều trị kịp thời căn bệnh này.

     

    1. Đặc điểm bệnh liên cầu khuẩn trên heo

     

    – Bệnh liên cầu khuẩn do loại liên cầu Streptococcus gây ra, đây là loại vi khuẩn (Gr+) gây bệnh khá phổ biến cả trên động vật lẫn trên người. Loài gây bệnh chính trên heo là Streptococcus suis. Bệnh do Streptococcus khá đa dạng, từ viêm màng não đến thể nhiễm trùng máu, viêm đa thanh dịch, viêm khớp, viêm nội tâm mạc, viêm phổi. Nó còn liên quan đến một số ca viêm xoang mũi và sảy thai.

     

    – Bệnh thường xuất hiện lẻ tẻ, bệnh số thấp ở giai đoạn theo mẹ (10 – 25%) hoặc có thể tăng cao (50%) ở giai đoạn cai sữa (trong thể viêm màng não). Tỉ lệ chết thường thấp, 2 – 5%.

     

    – Có ít nhất 34 type, nhưng type II đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh.

     

    – Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ heo này qua heo khác qua tiếp xúc hoặc thông qua các hạt khí dung. Vi khuẩn khá đề kháng với nhiệt độ nhưng tương đối nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh (không nhạy với nhóm Aminoglycosides).

     

    2. Triệu chứng:

     

    Xảy ra chủ yếu ở heo con theo mẹ và heo cai sữa

     

    – Heo con trên dưới 1 tuần tuổi có các biểu hiện: Xáo trộn vận động, liệt nhẹ; viêm khớp, sờ thấy nóng, heo có vẻ đau đớn đi lại khó khăn, cắt khớp ra có thể thấy mủ bên trong.

    Biện pháp phòng trị bệnh liên cầu khuẩn trên heoHeo con sưng, viêm khớp, vận động khó khăn

     

    – Heo cai sữa: Khoảng 10 – 15 ngày sau cai sữa xuất hiện các triệu chứng thần kinh, run rẩy, trợn mắt, nghiên đầu; có thể xuất hiện viêm khớp, nằm kiểu bơi chèo, cuối cùng dẫn đến chết.

     

    Thể cấp tính heo chết nhanh không rõ triệu chứng. Vào giai đoạn đầu của thể viêm màng não ta thấy heo thường nằm sấp, run rẩy, lông dựng đứng. Sau 2 – 3h, heo bắt đầu trợn mắt, nằm nghiêng một bên, sùi bọt mép. Vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn (nhiễm trùng máu), có thể viêm khớp và viêm phổi kèm theo.

    Biện pháp phòng trị bệnh liên cầu khuẩn trên heoViêm xuất huyết ở màng não

     

    – Heo nuôi vỗ béo: thấy dạng viêm loét sùi van tim.

    Biện pháp phòng trị bệnh liên cầu khuẩn trên heoViêm loét sùi ở van tim

     

    – Nái: Heo nái có hiện tượng sốt cao đột ngột, sốt rất cao; nhiễm trùng huyết trong giai đoạn mang thai, giai đoạn trước và sau khi đẻ gây sảy thai, đẻ non, thai chết yểu, lợn con sinh ra nhỏ, yếu. Heo nái có thể chết đột ngột do nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng do sự phân hủy của thai.

    Biện pháp phòng trị bệnh liên cầu khuẩn trên heoHeo nái xảy thai, thai chết lưu

     

    3. Điều trị bệnh liên cầu khuẩn trên heo:

     

     

    a. Hộ lý:

     

    – Nhanh chóng chuyển heo bệnh ra khỏi chuồng đưa đến chuồng cách ly, đảm bảo chuồng khô thoáng và ấm áp.

     

    – Cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ.

     

    – Phun sát trùng chuồng trại từ 1 – 2 lần.

     

    b. Phòng – trị bệnh liên cầu khuẩn

     

    Sử dụng các loại kháng sinh nhạy cảm như Amoxicillin, Penicillin, Ampicillin hoặc Trimethoprim/ Sulfa. Có thể trộn Amoxicillin vào thức ăn (750 -1000g/tấn thức ăn) đối với heo sau cai sữa. Tốt nhất nên sử dụng các loại kháng sinh có tác động kéo dài.

     

    Đối với những trại chưa ổn định, để phòng bệnh cần phải:

     

    – Xác định thời điểm phát hiện bệnh để có kế hoạch chủ động phòng ngừa trước 2 – 3 ngày bằng kháng sinh.

     

    – Pha kháng sinh vào bồn nước uống hoặc trộn kháng sinh vào thức ăn cho ăn từ khi bắt đầu cai sữa cho đến 6 tuần tuổi để phòng bệnh

     

    Đối với trại chưa bị bệnh

     

    Nếu trại chưa bị bệnh, nên cố gắng giữ cho đàn heo không bị tiếp xúc với mầm bệnh.

     

    Nhập heo từ những trại sạch bệnh, rõ nguồn gốc.

     

    Nên tự chủ động trong việc sản xuất con giống

     

    Điều trị những heo bệnh:

     

    – Hạ sốt bằng Anagin C, Gluco – Namin

     

    – Kháng viêm: Dexamethasone, Diclofelac

     

    – Tiêm kháng sinh tổng đàn, nên dùng Peni-Strep L.A/ Amoxicillin L.A

     

    – Trợ sức, trợ lực bằng: Caxi B12, Catosal, Ketovil…

     

    Đề phòng các yếu tố nguy cơ

     

    – Mật độ chăn nuôi đông, kém thông thoáng, thiếu không khí, chuồng trại mất vệ sinh.

     

    – Vòng chu chuyển heo liên tục.

     

    – Trại nhiễm PRRS có thể sẽ kích thích Streptococcus phát triển.

     

    – Thả chung nhiều nhóm heo khi cai sữa trong một ô chuồng.

     

    – Cắt tai, bấm răng, thiến… không đúng kĩ thuật, không sát trùng vết cắt…

     

    – Sàn chuồng, nền chuồng úm không đảm bảo dễ gây tổn thương ở chân, khớp.

     

    Phòng Kỹ thuật Công ty Jabiru Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Tin mới nhất

    T6,22/11/2024

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.