Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt

    Hội Chăn nuôi Việt Nam (Hội) là tổ chức xã hội nghề nghiệp lớn nhất và được thành lập sớm nhất của ngành chăn nuôi và thú y, hoạt động trên phạm vi toàn quốc.  Hội có 18.000 hội viên, thuộc 30 chi hội cấp tỉnh; 120 chi hội là các Viện, Trường, doanh nghiệp, Hiệp hội trực thuộc; trong đó có 23 Giáo sư, Phó giáo sư; 78 Tiến sĩ; 300 Thạc sĩ và 2.400 cán bộ Đại học.

     

    Hội Chăn nuôi Việt Nam luôn nhận thức được vai trò to lớn, quan trọng của thông tin, truyền thông, phổ biến kiến thức cho tất cả các đối tượng trong hoạt động của mình, bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động.

    PGS.TS Lê Thị Thúy phát biểu tại hội thảo Tổng kết hoạt động phổ biến kiến thức năm 2022 của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

     

    Phổ biến kiến thức qua các hội thảo

     

    Về thực hiện công tác phổ biến kiến thức thông qua kế hoạch được Liên hiệp hội Việt Nam giao cho hàng năm, Hội đã tổ chức 3 hội thảo chuyên đề được tổ chức với hàng trăm đại diện tham dự. Đáng kể nhất là: Hội thảo phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi sản xuất thịt lợn, năm 2020.

     

    Hội thảo đón 156 đại biểu đại diện cho người làm chính sách, các nhà khoa học, các nhà quản lý và người trực tiếp chăn nuôi, chế biến, vận chuyển, bảo quản thịt lợn. Nội dung của hội thảo đề cập: Hiện trạng vệ sinh an toàn thực phẩm các sản phẩm thịt lợn ở Việt Nam, nhận thức của nhà sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng về sản phẩm thịt lợn an toàn; những khó khăn và thách thức để sản xuất thực phẩm an toàn; công nghệ bảo quản, chế biến thịt lợn trên Thế giới và trong nước và các  giải pháp đảm bảo VSATP trong chuỗi sản xuất thịt lợn. Từ đó, nâng cao năng lực, nhận thức và thực hành VSATTP trong chuỗi sản xuất thịt lợn an toàn, góp phần đảm bảo cho một nền sản xuất nông nghiệp sạch, năng suất, chất lượng cao và bền vững, góp phần hoàn thành mục tiêu Quốc gia về đảm bảo VSATTP và sức khỏe cho người tiêu dùng.

     

    Trong bối cảnh cách ly xã hội phòng chống dịch bệnh Covid 19, Hội kết hợp với Ban tổ chức triển lãm VIETSTOCK đã tổ chức rất thành công bằng hình thức trực tuyến Hội thảo “Những thay đổi và thích ứng của Ngành chăn nuôi lợn Việt Nam sau dịch tả lợn Châu Phi và trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, vào tháng 8/2021. Số lượng đại biếu đã có mặt tham gia hội thảo là: 564 người.

     

    Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng phối hợp INFORMA MARKET tổ chức 02 hội thảo khác về gia cầm: “Eggcellent Talk” và “Tuần lễ Gia cầm – Layer Week”.

     

    Cuối năm 2021, Đặc san Chăn nuôi Việt Nam đơn vị thuộc Hội Chăn nuôi Việt Nam, Trung tâm CAAT, phối hợp Cục Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công hai hội thảo  là: “Thức ăn chăn nuôi bổ sung, cơ hội và thách thức trong bối cảnh đại dịch Covid 19” và “ Các bệnh mới nổi nguy hiểm ở cá nuôi và cách phòng trị”. Mỗi hội thảo có hàng trăm đại biểu tham dự bằng hình thức trực tuyến và được cộng đồng đánh giá cao.

     

    Theo báo cáo, các tỉnh Hội thành viên, đã thực hiện viết và đăng nhiều  tin, bài trên báo, tạp chí, thông tin đại chúng và phát trên truyền hình địa phương các chuyên đề, tài liệu hướng dẫn, phổ biến, kỹ thuật, mỗi hội bình quân 15- 20 tin bài/quý.

     

    Tổng hợp lại trong 5 năm các tỉnh Hội đã tổ chức được trên 800 lớp tập huấn, đào tạo, hội thảo, tọa đàm, có trên 10.000 lượt người tham dự, đưa hàng ngàn tin bài, phát hành vài chục ngàn trang tài liệu, vận động được trên 40.000 hộ chăn nuôi ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

     

    Các tỉnh Hội cũng tích cực tổ chức hội thảo. Cụ thể như Hội Chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức 467 lớp tập huấn, đào tạo kiến thức, tay nghề, hội thảo, tọa đàm với trên 20.000 lượt người tham dự; Hải Dương tổ chức 331 lớp, có 19.318 lượt người tham dự, cấp phát trên 300.000 trang tài liệu kỹ thuật; Nam Định tổ chức: 145 hội nghị, lớp tập huấn; 60 chuyên mục thông tin, trên 10.000 lượt người dự; Thái Bình: Mở 19 lớp đào tạo cho 700 học viên; Thừa Thiên Huế: Tổ chức 125 lớp, hội nghị, hội thảo, trên 8.000 lượt người dự, phát 30.000 tờ rơi tuyên truyền. Đồng Nai:  trên 400 lớp, hội nghị, hội thảo, trên 25.000 lượt người dự, phát hàng trăm ngàn trang tài liệu; Tiền Giang: Mở trên 130  lớp, hội nghị, hội thảo, trên 5.000 lượt người dự, gần 10.000 trang tài liệu kỹ thuật…

     

    Hoạt động báo chí truyền thông được duy trì thường xuyên, liên tục

     

    Hội Chăn nuôi có Tạp chí KHKT Chăn nuôi, đã xuất bản và phát hành mỗi năm từ 10 đến 12 số chuyên đề Khoa học Công nghệ, trong đó có mỗi năm có 01 số bằng tiếng Anh và một số chuyên đề phục vụ Hội thảo khoa học. Tạp chí được Hội đồng Học hàm nhà nước dành cho sự tín nhiệm cao, tiếp tục duy trì được mức 1 điểm, là mức tính điểm khoa học cao nhất của Việt Nam tính cho một bài báo khoa học đăng trên tạp chí. Hiện nay, tạp chí chuyển sang phát hành chủ yếu dạng PDF trên trang thông tin điện tử của Hội Chăn nuôi Việt Nam: www.hoichannuoi.vn  và  một lượng thích hợp bản in được phát hành trực tiếp đến bạn đọc.

     

    Ấn phẩm “Đặc san Chăn nuôi Việt Nam” (xuất bản năm thứ 5 mỗi tháng một kỳ) và Tờ tin “Người nuôi tôm” (Xuất bản năm thứ 3) được xuất bản 2 tháng/kỳ. Hai ấn phẩm này được xuất bản dưới dạng thông tin báo chí, có khổ lớn, in 4 màu, rất bắt mắt; nội dung phong phú, đa dạng, linh hoạt, cập nhật thông tin về thị trường, doanh nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu của số lượng lớn bạn đọc. Hai ấn phẩm đã xuất bản và phát hành đều đặn, bao gồm cả hình thức gửi bản PDF qua internet, được nhiều bạn đọc đón nhận và hoan nghênh.

     

     Hai trang thông tin điện tử www.hoichannuoi.vnwww.nhachannuoi.vn đã cải thiện chất lượng về hình thức, nội dung và duy trì việc cập nhật thông tin phong phú đều đặn hơn, số lượng người truy cập tiếp tục có sự tăng lên.

     

    Cùng với đó, Hội thường xuyên tham gia Báo cáo chuyên đề với các Bộ, Ban, Ngành như: Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Đối ngoại của Quốc Hội, VCCI, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN và các Tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Viện Chăn nuôi quốc tế, USDA; tại một số tỉnh như Phú Thọ, Đồng Nai, Bình Dương;  một số Công ty như Zoetis, C.P Việt Nam… về chủ đề: “ Tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), TPP và Hội nhập kinh tế tới ngành chăn nuôi – Các cơ hội và Thách thức gay gắt  với ngành chăn nuôi Việt Nam và Giải pháp để chủ động hội nhập”.

     

    Ngoài ra, các lãnh đạo Hội còn thường xuyên trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí của Hội và cơ quan báo chí Trung ương và địa phương các vấn đề nóng bỏng của ngành chăn nuôi như Dịch tả lợn châu Phi, bão giá lợn năm 2020, dịch Covid-19 hay giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao. Điều này cũng giúp tăng cường vai trò, khẳng định vị thế của Hội đối với ngành chăn nuôi.

    Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

     

    Những vấn đề cần ưu tiên và cải thiện

       

    Công tác truyền thông và phổ biến kiến thức trong các năm qua của Liên hiệp hội nói chung và Hội Chăn nuôi Việt Nam nói riêng đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận.  Đó là đã phát huy được lực lượng trí thức cho tư vấn, phản biện, giám định xã hội, đề xuất cho Đảng và Nhà nước rất nhiều chính sách về KH&CN. Bên cạnh việc nghiên cứu khoa học, thì việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về KH&CN cũng được đồng thời tổ chức tới các tầng lớp nhân dân để cùng tham gia phát triển KHCN, tạo sự lan tỏa ra toàn xã hội.

     

    Để nâng cao hiệu quả của việc truyền thông, phổ biến kiến thức, cần xác định đúng và cho trúng các vấn đề, nội dung vấn đề, đối tượng và phương thức truyền thông, phổ biến kiến thức thì mới nâng cao được hiệu quả. Cùng với đó, xác định nguồn lực thực hiện; phối hợp các ngành, lồng ghép các hoạt động, tránh trùng lặp; tổ chức triển khai, đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm.

     

     Tuy nhiên từ lâu, chúng ta có quan điểm chỉ cần phố biến kiến thức trực tiếp cho cán bộ khoa học, cho người trực tiếp sản xuất là đủ. Điều này là hoàn toàn chưa chính xác trong chuỗi hoạt động khoa học công nghệ nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.

     

    Chúng ta đề cập nhiều đến xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, trên nền tảng liên minh công nông, giữa giai cấp công nhân – nông dân với đội ngũ trí thức, trong đó nêu cao vai trò của đội ngũ trí thức KHCN và coi là một trong những lực lượng quan trọng, có tính chất quyết định trong liên minh công nông, trong xây dựng khối đại đoàn kết dân.

     

    Tuy nhiên điều rất cần là không nên đề cập chung chung, phải cụ thể hóa, mà cần sự gắn kết chặt chẽ trong thực thi gồm: Nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và người nông dân là một vòng tròn liên kết hết sức quan trọng. Nếu tách rời một khâu nào hiệu quả sẽ rời rạc hoặc không có hiệu quả.

     

    Ví dụ, chính sách của Đảng là dân phải có cơm no, áo ấm, chúng ta đã đẩy mạnh sản xuất Nông nghiệp. Từ chỗ thiếu gạo, thiếu thực phầm, nhờ các nhà nghiên cứu Khoa học đã nghiên cứu và áp dụng KHCN, thì hiện này chúng ta không những đã đủ mà còn là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Vấn đề an toàn thực phẩm: chúng ta áp dụng KHCN sản xuất đủ thực phẩm: Sữa, thịt, trứng, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt, nhưng vấn đề an toàn thực phẩm ra sao?

     

    Nhà nước đề ra chính sách yêu cầu cần kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu. Từ phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu, từ khâu nuôi, trồng, chăm sóc đến chế biến, bảo quản, vận chuyển và ra đến bàn ăn..,  là cả 1 chuỗi, cần có sự liên kết kiểm tra, phổ biến tuyên truyền đến từng đối tượng và mỗi đối tượng cần có nội dung, phổ biến khác nhau. Không thể tuyên truyền phố biến chung nôi dung, phương thức cho cả 4 đối tượng giống nhau được.

     

    Người nông dân là phải cầm tay chỉ việc, phải mắt thấy tai nghe, phải nhìn thấy mô hình có lợi họ mới hiểu bản chất và tự giác thực hiện. Còn nếu chúng ta chỉ tập huấn, nghe đài báo, tivi, hay đưa hàng tập tài liệu, sự tiếp thu, thực hiện sẽ kém hiệu quả. Và trong chuỗi mắt xích vòng tròn này, người làm chính sách và người quản lý chỉ đạo phải cập nhật thông tin phát sinh trong quá trình thực hiện để điều chỉnh kịp thời. Nếu người làm chính sách ra văn bản luật, các nghị quyết-thông tư .. “để trong  tủ”, mà có bao nhiêu sự vận động liên tục của thị trường hàng ngày sẽ không thế chỉ đạo điều hành hiệu quả. Đôi khi còn phải nắm được yêu cầu, nguyện vọng của từng đối tượng để biết rõ họ cần gì, muốn gì….mới xác định được nội dung, quy mô, hình thức của việc tuyên truyền phổ biến kiến thức.

     

    Vậy phải làm gì? và đối tượng truyền thông phổ biến cho ai? Đó là 5 đối tượng đều hết sức quan trọng ngang nhau:

     

    1- Người đề ra chính sách (Bộ-Ngành);

    2- Nhà Trí thức, nói cụ thể là nhà khoa học chuyên ngành (các nhà khoa học ở các Viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước)

    3- Nhà quản lý (thực chất là người quản lý tại các sở, ban ngành, bộ máy lãnh đạo các công ty, trang trại, xí nghiệp, HTX …)

    4- Cơ quan chuyển giao (Cơ quan Khuyến nông, khuyến công)

    5- Người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm (là các hộ nông dân, các thành viên của các trang trại, các Hợp tác xã, các doanh nghiệp, xí nghiệp…)

     

    * Trích tham luận tại Hội thảo Tổng kết hoạt động phổ biến kiến thức năm 2022 của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

     

    PGS.TS Lê Thị Thúy

    Ủy viên Ban Thường vụ – Viện trưởng Viện KHKT Chăn nuôi

    Hội Chăn nuôi Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.