[Chăn nuôi Việt Nam] – Việc quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa, đang là căn nguyên gây áp lực, phiền hà rất lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong nước. Không hiểu vì sao một quy định vô lý, gây bao khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong gần 20 năm qua, mà lần sửa đổi này các cơ quan soạn thảo vẫn loanh quanh không muốn cắt bỏ. Phải chăng chỉ vì lợi ích của một số tổ chức đánh giá sự phù hợp, mà quên đi quyền lợi của cả trăm triệu người dân, doanh nghiệp.
Ngày 5/03/2025, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, Hiệp hội Thuốc Thú y Việt Nam, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hội KHKT An toàn toàn thực phẩm Việt Nam đã đồng loạt gửi công văn về việc hoàn thiện thể chế lên Tổng Bí thư Tô Lâm.
Công văn nếu rõ: Cộng đồng doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng vô cùng phấn khởi và tin tưởng vào chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc hoàn thiện thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn của những điểm nghẽn để giải phóng tiềm năng của dân tộc và tranh thủ tối đa các nguồn lực của hợp tác quốc tế, đưa Đất nước vào Kỷ nguyên vươn mình phát triển. Cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng Việt Nam càng tin tưởng hơn khi được chứng kiến, chưa bao giờ có Người lãnh đạo cao nhất của Đảng lại nhìn thấu tường và chỉ rõ những vấn đề rất cụ thể còn tồn tại hạn chế đến sự phát triển chung của Đất nước và thực trạng của sản phẩm hàng hóa Việt Nam đang ở chỗ nào, như Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Nhà nước ta hiện nay.
Tuy vậy, không phải tất cả các cơ quan bộ, ngành đều đã chia sẻ được với Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong chấp hành những chủ trương vô cùng đúng đắn mà không ai có thể nói và nghĩ khác được trong vấn đề hoàn thiện thể chế, nhằm cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh và chi phí sản xuất. Cụ thể xin được kính báo cáo và kiến nghị lên Tổng Bí thư một số nội dung bất cập của Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật (Luật TCQC) và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Luật CLSP) đã tồn tại gần 20 năm, có nhiều nội dung không còn phù hợp, đang gây rất nhiều khó khăn phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, hạn chế sức sản xuất, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Vấn đề này đã được cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các chuyên gia, nhà khoa học ở trong, ngoài nước và cả các Bộ ngành có nhiều lần phản ánh, kiến nghị lên các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội trong suốt 5 năm qua, nhưng chưa được tháo gỡ và trong lần sữa chữa này cũng không được cơ quan soạn thảo tiếp thu.
Có thể nói, đây là 2 Luật “gốc” có mức độ và phạm vi ảnh hưởng rất lớn, quyết định toàn bộ cách thức tiếp cận và phương thức kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa và chi phí sản xuất sản phẩm hàng hóa Việt Nam– ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Luật CLSP chi phối tới 79 luật và Luật TCQC chi phối tới 104 văn bản luật, pháp lệnh quản lý chuyên ngành trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam.
Luật TCQC được ban hành năm 2006 và Luật CLSP ban hành năm 2007, sau gần 20 năm triển khai đã có tác dụng nhất định trong việc kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm, hàng hóa của nước ta. Đến nay, do trình độ và năng lực sản xuất kinh doanh, sản phẩm hàng hóa của nước ta đã thay đổi; đất nước hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nên nhiều quy định của hai Luật này không còn phù hợp, gây phát sinh nhiều chi phí sản xuất không cần thiết, bỏ lỡ nhiều cơ hội cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài các sản phẩm hàng hóa của khu vực FDI xuất khẩu có sức cạnh tranh cao (ít chịu tác động bởi các quy định hành chính, điều kiện sản xuất kinh doanh của 2 Luật này), còn phần lớn hàng hóa Việt Nam vẫn thuộc nhóm có khả năng cạnh tranh hạn chế, do giá thành cao (vì quá nhiều chi phí) và giá trị thấp (mức độ chế biến sâu và hàm lượng công nghệ chưa cao); hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu phần lớn vẫn là ở dạng thô, chế biến thấp…
Những bất cập chính của 2 Luật này là ở cách thức tiếp cận về phương thức quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm hàng hóa vẫn thiên về tiền kiểm, đưa ra quá nhiều thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh; quá đề cao vai trò của nhà nước, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và các hiệp hội ngành hàng với pháp luật và người tiêu dùng về chất lượng và an toàn sản phẩm của họ làm ra; chưa phù hợp với trình độ của khoa học công nghệ và thông lệ quốc tế hiện nay, là quản lý theo hệ thống, kiểm soát rủi ro, phân tích mối nguy và thừa nhận lẫn nhau… Trong đó, đặc biệt là việc quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa, đang là căn nguyên gây áp lực, phiền hà rất lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong nước.
Hiện nay, Quốc hội đang cho phép sửa đổi 2 Luật này, là cơ hội rất tốt để tháo gỡ những nút thắt, bất cập nêu trên, tạo động lực mới cho hoạt động SXKD phát triển, đạt tăng trưởng 2 con số và nâng tầm thương hiệu sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nội dung và cách thức tiếp cận về phương pháp quản lý và kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm hàng hóa trong các Dự thảo gần nhất của Luật TCQC, dự kiến trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tháng 5/2025 và Luật CLSP thông qua trong kỳ họp tháng 10/2025 là không có sự đổi mới đáng kể so với các quy định cách đây gần 20 năm của Luật hiện hành. Nội dung chưa đáp ứng được chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc đơn giản hóa, giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, chi phí sản xuất; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, từ kiểm soát hành vi sang kiểm soát hiệu quả; chưa theo kịp được với thực tiễn sản xuất trong nước và yêu cầu hội nhập, kinh nghiệm quốc tế.
Cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các chuyên gia, nhà khoa học xin được chia sẻ và kiến nghị lên Tổng Bí thư nội dung hoàn thiện thể chế trong điều chỉnh 2 Luật quan trọng này một số ý kiến như sau:
1. Ghép Luật TCQC và Luật CLSP thành một luật, trong đó dành một số chương, điều quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, lý do:
– Khái niệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa hiện nay là đã bao hàm cả yếu tố an toàn sản phẩm của hàng hóa. Hiện nay nội dung của 2 Luật này đang có nhiều điểm trùng lặp, chồng chéo.
– Tiêu chuẩn chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật chỉ là một công cụ để quản lý, kiểm soát chất lượng và an toàn sản phẩm, hàng hóa.
– Tiện lợi cho cơ quan quản lý, người dân, doanh nghiệp truy cập và thực hiện.
2. Bỏ quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa, lý do:
– Đây là quy định rất hình thức, không có ý nghĩa trong hoạt động quản lý và không có nước nào trên thế giới áp dụng. Là căn nguyên gây rất nhiều khó khăn, tiêu cực cho người dân, doanh nghiệp.
– Phát sinh thêm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, chi phí sản xuất, thời gian chờ đợi để hàng hóa đi vào sản xuất, lưu thông.
– Tăng chi phí kiểm tra, thời gian thông quan, logictis với hàng hóa nhập khẩu, do buộc phải lấy mẫu công bố hợp quy 100 % các lô hàng hóa trước thông quan (tiền kiểm).
– Không hiểu vì sao một quy định vô lý, gây bao khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong gần 20 năm qua, mà lần sửa đổi này các cơ quan soạn thảo vẫn loanh quanh không muốn cắt bỏ. Phải chăng chỉ vì lợi ích của một số tổ chức đánh giá sự phù hợp, mà quên đi quyền lợi của cả trăm triệu người dân, doanh nghiệp.
9 Hội/Hiệp hội ngành hàng “đồng lòng kiến nghị” Tổng Bí thư Tô Lâm
3. Kiểm soát chặt Danh mục mặt hàng nhóm 2 và các tiêu chí trong các quy chuẩn kỹ thuật, lí do:
– Hiện nay có tình trạng các Bộ ngành đang lạm dụng đưa quá nhiều các loại hàng hóa thông thường vào danh mục hàng hóa nhóm 2 để quản lý, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
– Tương tự như số lượng hàng hóa nhóm 2, tiêu chí của các quy chuẩn kỹ thuật cũng đang bị lạm dụng, nhiều lĩnh vực đưa toàn bộ chỉ tiêu của tiêu chuẩn chất lượng vào trong các QCKT, làm phát sinh rất nhiều khó khăn, chi phí cho người sản xuất trong chấp hành quy phạm pháp luật.
– Để tránh sự lạm dụng này, các nước không quy định mặt hàng nhóm 2 như Việt Nam, mà quy định rõ là hàng hóa gây nguy hiểm “Dangerous Goods” và được giới hạn cụ thể trong luật, ví dụ Mỹ, EU quy định hàng hóa nguy hiểm có 9 loại, bao gồm: chất nổ, khí nén, chất lỏng dễ cháy, chất rắn dễ cháy, các chất oxi hóa và peroxid hữu cơ, các chất độc và chất nhiễm khuẩn, các chất phóng xạ, các chất ăn mòn và các chất có thể gây nguy hiểm khác về cháy nổ hoặc nguy hiểm cho sức khỏe khi phơi nhiễm trong môi trường.
– Riêng Việt Nam quy định mặt hàng nhóm 2 với khái niệm rất rộng và lại giao cho các Bộ ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 ở cấp thông tư, nên đã bị lạm dụng quá nhiều, có tới hàng ngàn loại sản phẩm hàng hóa được liệt vào nhóm 2, ví dụ hiện nay 100% các loại vật tư nông nghiệp của Việt Nam đều là mặt hàng nhóm 2, phải quản lý chặt bằng các QCKT gây nhiều khó khăn, chi phí cho người sản xuât.
– Đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, nhà nước không nên quy định cụ thể mà theo yêu cầu của nước nhập (như quy định hiện hành), nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Kinh nghiệm của Trung Quốc và các quốc gia xuất khẩu lớn làm rất tốt.
H.N
Quý độc giả có thể đọc toàn văn công văn kiến nghị tại đây: CV gửi TBT Tô Lâm
- Chi bộ cơ quan Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027
- Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Viện Chăn nuôi
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
- Sửa đổi Luật TCQC và Luật CLSP: Cơ hội tháo gỡ những nút thắt, bất cập
- Phát sinh hàng trăm nghìn tỷ đồng và hàng triệu ngày chờ đợi của doanh nghiệp, VUSTA kiến nghị Quốc hội bỏ hợp quy sản phẩm
- Chủ tịch VUSTA chúc Tết Hội Chăn nuôi Việt Nam: Kỳ vọng ngành phát triển mạnh mẽ
- Lời tri ân từ MiXscience Asia
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp
- GS DD, TS. Nguyễn Thị Hương được bầu làm Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam
- Hội Thú y Việt Nam: Đổi mới, sáng tạo chuẩn bị cho “Kỷ nguyên vươn mình”
Tin mới nhất
T6,28/03/2025
- Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế MNF đùi gà đông lạnh Mỹ từ 20% xuống 15%
- Rào cản chính sách không được tháo gỡ, ngành nông nghiệp Việt Nam khó giữ vững lợi thế cạnh tranh
- Giá heo hơi lập đỉnh trong 5 năm qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo bình ổn giá
- Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Thanh niên miền núi tiên phong khởi nghiệp từ chăn nuôi dúi
- Lão nông 80 tuổi sáng tạo nội dung số nhờ kinh nghiệm chăn nuôi
- Tạo thông thoáng hơn cho doanh nghiệp trong công bố hợp quy
- Xuất khẩu thịt bò của Brazil trong tháng 2/2025 tăng trưởng tốt
- Hải Dương: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 31,6%
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất