[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong 6 tháng đầu năm 2023, các mặt hoạt động của Hội Chăn nuôi Việt Nam được đánh giá là ngày càng chuyên nghiệp, minh bạch và dân chủ hơn. Trong đó, nổi bật là Hội Chăn nuôi Việt Nam đã hoàn thành việc đề xuất Ủy ban của Quốc Hội kiến nghị xem xét bổ sung vào Luật Đất đai quy định quỹ đất giành cho phát triển chăn nuôi và có chính sách đặc thù cho ngành chăn nuôi trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng, tác động bất lợi đến ngành chăn nuôi.
Ngày 14/7, tại TX. Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, Hội Chăn nuôi Việt Nam (Hội) đã tiến hành họp Hội nghị Ban Thường vụ Hội lần thứ hai, nhiệm kỳ 2022-2027.
Chủ trì hội nghị có TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội và đồng chủ trì : TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hội; TS. Nguyễn Văn Hưng, Phó Chủ tịch Hội; TS. Nguyễn Tất Thắng, Tổng Thư ký Hội. Tham dự hội nghị có 16 ủy viên Thường vụ và đại diện ủy quyền của Ủy viên Thường vụ Hội.
Hội nghị đã nghe đại diện Thường trực Hội trình bày Báo cáo kết quả công tác Hội 6 tháng đầu năm 2023, phương hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Mở đầu Hội nghị, Lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt Nam tặng quà chúc mừng TS. Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam (nguyên Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT) được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng 3 về công lao đóng góp cho sự nghiệp của ngành chăn nuôi Việt Nam.
Thực hiện tốt vai trò của Hội trong bối cảnh ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, biến động
Theo báo cáo từ TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hội, trong 6 tháng đầu năm 2023, các hoạt động của Hội đã có chuyển biến tích cực, theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch, dân chủ hơn.
Hội đã phối hợp kịp thời với các Hiệp hội tiếp thu, lắng nghe ý kiến từ cơ sở, các doanh nghiệp, người chăn nuôi cùng lên tiếng, kiến nghị, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tường Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan ngành tháo gỡ khó khăn khôi phục sản xuất chăn nuôi, đặc biệt là chính sách về tín dụng, kiểm soát xuất nhập khẩu vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi, các vấn đề nhập khẩu tiểu ngạch trâu, bò sống qua các tỉnh miền Trung, Tây Nam Bộ, đề ra chương trình chính sách thuế nguyên liệu thức ăn chăn nuôi…
Đề xuất Ủy ban của Quốc Hội kiến nghị xem xét bổ sung vào Luật Đất đai quy định quỹ đất giành cho phát triển chăn nuôi và có chính sách đặc thù cho ngành chăn nuôi trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập quốc tế sâu rộng, tác động bất lợi đến ngành chăn nuôi.
Những kiến nghị này đã được các cơ quan nhà nước các cấp, các ngành tiếp thu để chỉ đạo điều hành; các cơ quan truyền thông đồng loạt lên tiếng ủng hộ đã có tính lan toả mạnh đến toàn xã hội, toàn ngành, đặc biệt tác động tích cực đên người dân, các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.
Theo PGS. TS Hoàng Kim Giao, Trưởng Ban tư vấn, phản biện Hội, đánh giá sau Đại Hội, đã có những đổi mới trong công tác hoạt động Hội, có sự năng động, sáng tạo gắn với thực tế, được thể hiện trong việc thay đổi mạnh mẽ về nhận thức của tất cả các thành viên trong Ban thường vụ. Có kế hoạch sắp xếp các hoạt động của Hội gắn liền với doanh nghiệp. Kết hợp với các hiệp hội, đưa các vấn đề đưa các vấn đề bức xúc của ngành, ví dụ như áp lực môi trường trong chăn nuôi.
Hội đã tổ chức các chuyến tham quan, làm việc với một số doanh nghiệp, đơn vị liên quan như Công ty Hanvet, Tập đoàn Mavin, Hội chăn nuôi Thỏ Việt Nam để tăng cường phối hợp, hợp tác, lắng nghe ý kiến từ cơ sở để phối hợp tháo gỡ khó khăn và đưa ra định hướng phát triển thời gian tới. Thực hiện việc đăng ký với Liên hiệp các Hội KHKT Việt nam một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm về đề xuất triển khai hoạt động giết mổ tập trung, giết mổ công nghiệp tại Việt Nam; một trong những nội dung đang được toàn xã hội rất quan tâm.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP T&T 159, Ủy viên Ban thường vụ Hội đánh giá cao sự phối hợp giữa Hội và các Hiệp hội ngành chăn nuôi trong thời gian vừa qua, đã rất kịp thời có những đề xuất, báo cáo Chính phủ, đặc biệt là trong bối cảnh ngành chăn nuôi vô cùng khó khăn.
Hoạt động truyền thông, tư vấn phản biện đa dạng
Theo PGS. TS Cao Văn, Trưởng ban Truyền thông KHCN và Hợp tác quốc tế, đánh giá chung trong 6 tháng đầu năm 2023, các hoạt động của Hội đã có nhiều đổi mới, khởi sắc và vui vẻ. Ban Khoa học Công nghệ đã có sự kết hợp với các Viện, trường tổ chức các buổi hội thảo, phản biện với những chủ đề thiết thực, thực tế.
Hội đảm bảo duy trì hoạt động Tạp chí KHKT Chăn nuôi, ấn phẩm “Chăn nuôi Việt Nam” và “Người nuôi tôm” tiếp tục được phát triển, cải tiến về nội dung và hình thức, đặc biệt đã kịp thời phản ánh về các hoạt động của Hội, Hiệp hội liên quan, phản ánh kịp thời những khó khăn bất cập mà doanh nghiệp, người chăn nuôi đang gặp phải để các cấp các ngành quan tâm từ đó thu hút độc giả, các đơn vị cùng đồng hành với ấn phẩm.
Đồng thời, phối hợp với các hiệp hội, đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả một số hội thảo lớn của ngành như: phối hợp với Công ty Infomar Markets (đơn vị đầu tư triển lãm VIESTOCK-2023) chuẩn bị nội dung, điều kiện để tổ chức 04 hội thảo đầu bờ. Thực hiện ký hợp tác với Công TNHH Triển lãm Asia Pacific(VNU) triển khai Triển lãm Công nghệ và Sự kiện Quốc tế (ITEC) về chăn nuôi tại TP Hồ Chí Minh năm 2024.
Đặc biệt, trong tháng 7/2023, Đặc San Chăn nuôi Việt Nam đã phối hợp với Hiệp hội Nuôi biển và Sở NN&PTNT Quảng Ninh tổ chức thành công Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam 2023 (Fistech 2023) lần thứ nhất tại Quảng Ninh, với sự tham gia của các cơ sở nghiên cứu, sản xuất kinh doanh thủy sản trong và ngoài nước tham gia giới thiệu các công nghệ tiên tiến, sản phẩm mới, chất lượng cao được người sản xuất, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản đánh giá tốt.
Bên cạnh đó, hoạt động tài chính, kinh tế và thị trường cũng được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực.
Tiếp tục phát huy tốt vai trò cầu nối giữa đơn vị quản lý và doanh nghiệp, người chăn nuôi
Nhằm phát huy tối đa trách nhiệm của mình, thời gian tới Hội sẽ tiếp tục cập nhật sát tình hình sản xuất, thị trường chăn nuôi trong nước và nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi để có những kiến nghị, đề xuất tháo gỡ kịp thời. Trước mắt, trong tháng 7/2023, Hội sẽ cùng với các hiệp hội ngành hàng soạn thảo văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp kiểm soát tình hình nhập khẩu vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi tiểu ngạch đang gây khó khăn cho công tác kiểm soát dịch bệnh và thị trường chăn nuôi trong nước.
Tiếp tục bám sát những tiến triển trong việc xử lý các nội dung mà Hội và hiệp hội ngành hàng đã kiến nghị với các cơ quan nhà nước về chính sách, cơ chế quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động chăn nuôi, trong đó cần lưu ý đến vấn đề tháo gỡ các thủ tục hành chính trong hoạt động quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và kiểm dịch vật tư, sản phẩm chăn nuôi, nhất là đối với mặt hàng TACN đang gây phát sinh nhiều khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Nâng cao tính chuyên nghiệp và độc lập của hoạt động hợp tác quốc tế với các hoạt động khác, đáp ứng yêu cầu trao đổi hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhất là các hội, hiệp hội liên quan đến ngành và hội chăn nuôi; cập nhật thông tin về công nghệ, thị trường, nhất là công nghệ và thị trường của các nguyên liệu đầu vào có ảnh hưởng lớn đến sản xuất chăn nuôi trong nước, như TACN, con giống, trang thiết bị chăn nuôi…
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Trung Công, đại diện Tập đoàn Mavin cho hay, Hội đã và đang làm tốt vai trò của mình là đơn vị thay mặt doanh nghiệp nói lên tiếng nói của doanh nghiệp và người chăn nuôi, tuy nhiên trong thời gian tới, Hội cần mở rộng tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác nước ngoài. Mavin rất sẵn sàng đóng góp kinh phí để duy trì hoạt động Hội.
Kết luận Hội nghị, TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nhấn mạnh, 6 tháng cuối năm 2023, Hội sẽ tập trung cao độ để hoàn thiện các công việc, mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt đẩy mạnh công tác kết nối các doanh nghiệp, đưa tiếng nói của doanh nghiệp, của người chăn nuôi tới các cơ quan quản lý đúng theo chức năng, nhiệm vụ của Hội.
Bên cạnh đó, nhân tháng kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống Thương binh Liệt sỹ 27/7. Đoàn công tác Hội Chăn nuôi Việt Nam đã đến thăm viếng, dâng hương tưởng niệm tại Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Truông Bồn, nơi ghi công các liệt sỹ thanh niên xung phong anh hùng, tại huyện Đô Lương, để bay tỏ lòng tri ân, biết ơn, ghi nhớ công lao to lớn của các Liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp chiến đấu bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc.
Hiểu Lam
- hội chăn nuôi việt nam li>
- Chi bộ Hội Chăn nuôi Việt Nam li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- TIN BUỒN
- Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất mức thuế VAT bằng 0% đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chế
- Hội chăn nuôi Việt Nam và trường hóa, sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội): Hợp tác xây dựng theo chuỗi giá trị
- Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ với Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất