- Tổng quan về ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam giai đoạn 2019-2022 (P1): Tăng trưởng đàn và sản lượng thịt
- Tổng quan về ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam giai đoạn 2019-2022 (P5): Thị trường sản phẩm thịt lợn
3.2. Xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm
3.2.1. Đối với xuất khẩu sản phẩm
Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2022 ước đạt 409 triệu USD giảm 7,1% so với năm 2021. Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu 18,87 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 84,6 triệu USD, giảm 3,3% về lượng, nhưng tăng 3,6% về trị giá so với năm 2021. Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường như Hồng Kông, Thái Lan, Bỉ, Pháp, Lào… Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông chiếm 40,72% tổng lượng thịt xuất khẩu của cả nước với 7,68 nghìn tấn, trị giá 42,61 triệu USD, giảm 21,5% về lượng và giảm 16,3% về trị giá so với năm 2021. Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông chủ yếu là thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh…
Thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu gồm các chủng loại như: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là thịt lợn tươi, thịt lợn sữa đông lạnh nguyên con; thịt lợn nguyên con đông lạnh). Trong đó, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất với 10,49 nghìn tấn, trị giá 50,78 triệu USD, tăng 75,9% về lượng và tăng 16,5% về trị giá so năm 2021. Ngoài lợn thịt đã giết mổ, Việt Nam còn xuất khẩu hơn 536,7 nghìn con lợn sữa đã qua giết mổ. Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu sang 6 thị trường, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông chiếm 67,46% tổng lượng thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh của cả nước trong năm 2022.
Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong 6 tháng đạt 232 triệu USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ (trong đó xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa đạt 65 triệu USD, tăng 9,9%; thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ đạt 68 triệu USD, tăng 38,7% (TT. Chuyển đổi số và Thống kê NN). Lượng xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh đạt hơn 19 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 18,4 triệu USD, tăng 103,0% về lượng và tăng 117,0% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Thị trường chính là Hồng Kông, Malaysia…, trong đó Hồng Kông là thị trường xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu, tăng 13,0% về lượng và tăng 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (được xuất khẩu sang thị trường Papua New Guinea, Lào, Malaysia). Lượng lợn sống của Việt Nam xuất khẩu năm 2022 là 21.560 con và 6 tháng đầu năm 2023 đạt 6.833 con.
3.2.2. Đối với nhập khẩu sản phẩm
Năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 114.123 tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, trị giá 249,35 triệu USD, giảm 29,8% về lượng và giảm 33,6% về trị giá so với năm 2021.
Bảng 5. Nhập khẩu thịt lợn và phụ phẩm từ lợn năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023
(ĐVT – tấn, Nguồn AgroMonitor)
|
2021 |
2022 |
2023 (6 tháng) |
So sánh 2022/2021 (%) |
So sánh 6 tháng 2023/2022 (%) |
|
Cả năm |
6 tháng |
|||||
Thịt (tấn) |
167.336 |
114.123 |
45.071,5 |
41.482,9 |
62,8 |
92,0 |
Phụ phẩm ăn được từ lợn (tấn) |
123.452 |
69.316 |
25.879,3 |
46.070,6 |
56,1 |
178,0 |
Trong 6 tháng đầu năm 2023, lượng nhập khẩu thịt lợn đạt hơn 41,48 nghìn tấn giảm 8% về lượng so với cùng kỳ năm 2022. Các nước xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam chủ yếu là Nga (5 tháng đầu năm 2023, lượng nhập khẩu thịt lợn từ thịt trường Nga đạt gần 20,7 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 46,7 triệu USD), Braxin (hơn 8 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 17,7 triệu USD), Hà Lan (hơn 6,6 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 7,8 triệu USD) và Đức (gần 14,5 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 18,6 triệu USD). Tiếp theo còn một số thị trường khác như: Tây Ban Nha, Ba Lan, Canada…
Hình 9: Nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam qua các tháng năm 2022 và 5 tháng 2023 (Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Hải quan)
Đối với nhập khẩu lợn giống: Nhìn chung, những năm gần đây việc nhập khẩu giống vật nuôi có chiều hướng tăng, nhưng chưa nhiều. Đối với giống lợn nhập khẩu chủ yếu để làm tươi máu đàn lợn GGP và GP trong nước. Một số giống có năng suất, chất lượng bằng và cao hơn mức trung bình của thế giới, như Landrace, Yorkshire, Duroc có năng suất cao (chủ yếu là cấp giống cụ kỵ) được nhập vào Việt Nam hàng năm để làm mới nguồn gen di truyền đàn nái ngoại trong nước, nâng cao năng suất, chất lượng con giống trong nước. Cũng giống như nhiều nước, Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nguồn giống cụ kỵ, ông bà của các tập đoàn giống lợn đa quốc gia để sản xuất cấp giống bố mẹ để sản xuất; hiện chưa có giống lợn ngoại nào do nước ta chọn tạo cạnh tranh được với các giống nhập ngoại.
Năm 2022, Cục Chăn nuôi đã tổ chức thẩm định và cấp phép nhập khẩu đối với 8 hồ sơ nhập khẩu tinh lợn với tổng số liều cấp phép là 58.135 liều tinh lợn sử dụng cho các trang trại chăn nuôi lợn cụ kỵ, ông, bà.
Bảng 6. Lượng lợn giống nhập khẩu về Việt Nam năm 2021-tháng 6/2023
(Nguồn Agromonitor)
Thế hệ lợn được nhập khẩu |
Nhập khẩu lợn giống |
|||||
2021 |
2022 |
2023 |
||||
Lợn cái |
Lợn đực |
Lợn cái |
Lợn đực |
Lợn cái |
Lợn đực |
|
Bố mẹ |
8.635 |
45 |
3.202 |
18 |
1.890 |
66 |
Cụ kỵ |
3.728 |
1.325 |
3.295 |
1.347 |
285 |
1.059 |
Ông bà |
1.446 |
200 |
30 |
10 |
|
5 |
Tổng |
13.809 |
1.570 |
6.527 |
1.375 |
2.175 |
1.130 |
Theo báo cáo của AgroMonitor, trong năm 2022, số lượng lợn giống nhập khẩu vào Việt Nam hơn 7,9 nghìn con, bằng 51,4% năm 2021 và bằng 17,5% năm 2020. Trong đó, lợn giống cụ kỵ nhập khẩu chiếm 58,7%, lợn giống bố mẹ chiếm 40,7%, còn lại là lợn ông bà (trong đó 6,53 nghìn con nái và 1,38 nghìn con đực giống).
Trong 6 tháng đầu năm 2023, giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi vào Việt Nam ước đạt 1.672 triệu USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2022. Từ số liệu của AgroMonitor cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng lượng lợn giống nhập khẩu về Việt Nam là 3305 con, trong đó, đực giống là 1130 con và cái giống là 2175 con.
Trích: Tài liệu Hội nghị Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn và giải pháp phát triển bền vững trong tình hình mới do Cục Chăn nuôi tổ chức ngày 27/7/2023
- chăn nuôi lợn li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất