- Tổng quan về ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam giai đoạn 2019-2022 (P1): Tăng trưởng đàn và sản lượng thịt
- Tổng quan về ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam giai đoạn 2019-2023 (P4): Sự chuyển dịch cơ cấu
3.1. Thị trường trong nước
3.1.1. Về giết mổ, chế biến và tiêu thụ thịt lợn trong nước
Về tiêu thụ thịt lợn: Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, các năm 2021 và 2022, Việt Nam đều đứng thứ 6 trong số các nước có thị phần sản lượng thịt lợn cao nhất thế giới, chiếm 2,4% (2021) và 2,5% (2022) tổng sản lượng thịt lợn toàn cầu. Trong số 10 nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới thì Việt Nam vẫn đứng thứ 6 với tỷ lệ tiêu thụ thịt lợn/sản xuất là 105,4%, nghĩa là sản xuất thịt lợn trong nước mới đáp ứng được 95% nhu cầu tiêu thụ thịt lợn. Với hơn 3,1 triệu tấn thịt xẻ quy đổi năm 2022 cùng với 114 nghìn tấn thịt xẻ nhập khẩu thì lượng thịt lợn xẻ bình quân đầu người của Việt Nam khoảng 32kg thịt lợn xẻ /người/năm (năm 2021 khoảng 30 kg thịt lợn xẻ/người/năm).
Về giết mổ tập trung: Năm 2022, tỷ lệ đầu con được giết mổ có kiểm soát đối với trâu, bò khoảng 16,1%; đối với lợn khoảng 22,7% và gia cầm chỉ đạt 16,1% so với tổng số con xuất chuồng. Theo số liệu của Cục Thú y, số lượng lợn được giết mổ tập trung năm 2022 là hơn 11,5 triệu con; 5 tháng đầu năm 2023 là 8,7 triệu con. Tính đến tháng 5 năm 2023, cả nước có 463 cơ sở giết mổ động vật tập trung (gồm 246 cơ sở giết mổ lợn (~53,1%)) và 24.654 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ (gồm 17.616 cơ sở giết mổ lợn (~71,5%)).
Đối với cơ sở chế biến: đến hết năm 2022, cả nước có 108 cơ sở, nhà máy của các doanh nghiệp chế biến thịt, trứng và sữa quy mô công nghiệp để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước, đáp ứng nhu cầu chế biến cho khoảng trên 1,3 triệu tấn thịt (chiếm khoảng 20-22% tổng sản lượng thịt sản xuất trong nước). Sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng thấp chiếm 80 – 85% (chế biến đơn giản, sơ chế) và các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao (thịt hun khói, giăm bông, xúc xích, lạp xường…) chỉ chiếm khoảng 15 – 20%; sản phẩm đóng bao gói nhỏ cung cấp cho bán lẻ chiếm khoảng 10%; sản xuất thịt mát mới chỉ chiếm khoảng 10%.
Kênh phân phối sản phẩm chăn nuôi: năm 2022, cả nước có 108 cơ sở, nhà máy của các doanh nghiệp chế biến thịt, trứng và sữa quy mô công nghiệp để xuất khẩu và tâm thương mại, hơn 1.800 cửa hàng tiện lợi, 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và khoảng 1.700 chuỗi cửa hàng nông sản an toàn và hơn 9.000 chợ truyền thống.
3.1.2. Về diễn biến giá thịt lợn trong nước
Từ đầu năm 2021, giá lợn thịt thế giới chững lại và giảm do sự tăng trưởng nguồn cung của các nước và khu vực có tăng trưởng mạnh như Trung Quốc, EU và Braxin. Tại Việt Nam, từ tháng 01/2021 đến tháng 10/2021 giá lợn thịt hơi xuất chuồng giảm 30-50%, duy trì ở mức thấp 41-46 nghìn đồng/kg; đến tháng 11/2021 tăng nhẹ và cóp xu hướng tăng dần đến tháng 6/2022 (mức cao nhất quanh 54-57 nghìn đồng/kg); từ tháng 7/2022 đến tháng 9/2022 giá tăng cao đỉnh điểm (61-68 nghìn đồng/kg, cá biệt có nơi đạt 73 nghìn đồng/kg), sau đó giảm dần đến đầu năm 2023 ở mức từ 50-52 nghìn đồng/kg). Giá lợn thịt hơi xuất chuồng của 3 miền biến động khá thống nhất, không có chênh lệch lớn giữa các vùng, tuy nhiên, do khả năng cung ứng khác nhau, giữa các tỉnh có sự chênh lệnh nhất định.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, chăn nuôi gia súc, gia cầm mặc dù phát triển ổn định về số lượng đầu con nhưng giá các loại sản phẩm chăn nuôi của các đối tượng vật nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận người chăn nuôi, khả năng tái đàn và tốc độ tăng trưởng các đàn vật nuôi. Cụ thể, giá thịt lợn hơi xuất chuồng tháng 01 và 02 dao động trung bình 51-52 nghìn đồng/kg và sang tháng 3 giảm xuống trung bình còn 49 nghìn đồng/kg, giá tăng trở lại vào cuối tháng 4, sang tháng 5 giá trung bình 55,3 nghìn đồng/kg; giá lợn hơi trung bình tháng 6 đạt 59 nghìn đồng/kg; giá thành sản phẩm thấp hơn giá thành sản xuất từ tháng 01 đến tháng 5 đã tác động đến tốc độ tăng trưởng số lượng đàn lợn của cả nước (giảm đều từ 10,4% tháng 01 xuống còn 2,5% tháng 6), đặc biệt là những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.
Giá lợn hơi tiếp tục tăng trong tháng 6/2023, dao động trong khoảng 58-63 nghìn đồng/kg, tăng từ 01 – 4 nghìn đồng/kg so với tháng 5/2023 tùy khu vực. Như vậy, đến cuối tháng 6/2023 giá lợn hơi trên cả nước tăng khoảng 12% so với tháng đầu năm 2023 và tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2022.
Hình 8. Đồ thị diễn biến giá thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2022- 2023 (ĐVT: nghìn đồng/kg – Nguồn Cục Chăn nuôi tổng hợp)
Giá thịt lợn tại các chợ đầu mối, bán lẻ và siêu thị trong tháng 6 tương đối ổn định so với tháng trước: (1) tại chợ đầu mối: thịt lợn nạc thăn 120 nghìn đồng/kg; thịt ba chỉ 125 nghìn đồng/kg; thịt mông sấn 115 nghìn đồng/kg; (2) tại chợ bán lẻ: thịt lợn nạc thăn 125 nghìn đồng/kg; thịt ba chỉ 125 – 130 nghìn đồng/kg; thịt mông sấn 120 nghìn đồng/kg; (3) tại siêu thị: (i) Siêu thị Big C: thịt lợn nạc thăn 145,8 nghìn đồng/kg; thịt mông sấn 130 nghìn đồng/kg; thịt ba chỉ 135 nghìn đồng /kg; (ii) Siêu thị Winmart: thịt lợn nạc thăn là 148 nghìn đồng/kg; thịt ba chỉ 169 nghìn đồng/kg; thịt mông sấn là 130 nghìn đồng/kg; (iii) Siêu thị Metro: thịt lợn nạc thăn là 125 nghìn đồng/kg; thịt ba chỉ 130 nghìn đồng/kg; thịt mông sấn giá 110 nghìn đồng/kg.
Sang tháng 7, giá lợn hơi tại các tỉnh tiếp tục tăng, có tỉnh đạt ngưỡng 68 nghìn đồng/kg. Giá trung bình đến ngày 22/7 dao động 63-66 nghìn đồng/kg ở miền Bắc, 60-62 nghìn đồng/kg ở miền Trung và 60 nghìn đồng/kg ở miền Nam – đây là mức giá tốt nhất từ đầu năm đến nay.
Giá thị trường lợn giống: Thị trường lợn thịt biến động như trên đã tác động đến nhu cầu tiêu thụ lợn giống. Từ tháng 01 đến tháng 6/2021, giá lợn giống luôn ở mức trên 2,4 triệu đồng/con. Tuy nhiên, sau khi giá lợn thịt giảm, giá lợn giống giảm mạnh xuống 1,4-1,6 triệu đồng/con vào tháng 8-9/2021, từ cuối tháng 10/2021 đến hết năm 2022 giá lợn giống giảm mạnh khoảng 35-36%. Sang 3 tháng đầu năm 2023, do tổng đàn sụt giảm và giá lợn hơi có xu hướng tăng nhẹ từ tháng 4/2023 khoảng 01 – 02 nghìn đồng/kg nên giá lợn giống cũng tăng nhẹ khoảng 5- 6% lên mức 1,2-1,3 triệu đồng/con. Thời điểm tháng 7, giá lợn giống trung bình dao động từ 1,25 triệu đến 1,6 triệu đồng/con tùy thuộc vào biểu cân và vùng miền.
Nguồn: Tài liệu “Hội nghị Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn và giải pháp phát triển bền vững trong tình hình mới” của Cục Chăn nuôi
- ngành chăn nuôi lợn li> ul>
- Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
- Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa
- Giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết sau bão
- GREENFEED nhập 400 heo cụ kỵ, ông bà từ Mỹ để nâng cao chất lượng con giống
- Lâm Đồng: Cấp giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi 2.400 nái
- Chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi vịt biển thương phẩm: Đa dạng đối tượng nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu
Tin mới nhất
T7,14/09/2024
- Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
- Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa
- Giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết sau bão
- GREENFEED nhập 400 heo cụ kỵ, ông bà từ Mỹ để nâng cao chất lượng con giống
- Lâm Đồng: Cấp giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi 2.400 nái
- Chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi vịt biển thương phẩm: Đa dạng đối tượng nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất