[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu sản xuất vắc xin và kháng thể phòng bệnh E.coli trên heo, đã có sản phẩm trên thị trường và đã được chứng minh có hiệu quả. Tuy nhiên, trên vịt vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi. Do đó, việc xác định các yếu tố dẫn đến phát sinh dịch bệnh E.coli trên vịt, làm cơ sở cho việc nghiên cứu quy trình phòng, trị bệnh và định hướng sản xuất vắc xin là những việc cấp thiết trong chiến lược phòng chống bệnh lâu dài. Nhằm đảm bảo sức khỏe đàn vịt, đảm bảo năng suất trong chăn nuôi vịt, ngành kinh tế nông nghiệp quan trọng trong vùng và sức khỏe của người tiêu dùng nói chung. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình bệnh Escherichia coli trên vịt tại tỉnh Trà Vinh”, từ tháng 10/2016 đến 8/2017 bằng các phương pháp điều tra, chẩn đoán bệnh, lấy mẫu nuôi cấy phân lập, phản ứng ngưng kết trên phiến kính và khuếch tán trên đĩa thạch.
Nuôi vịt công nghiệp (Ảnh minh họa)
Kết quả điều tra bệnh do nhiễm E.coli trên đàn vịt tại tỉnh Trà Vinh
Từ 49 đàn vịt bị nghi mắc bệnh E.coli, dùng phương pháp định lượng vi khuẩn E.coli đếm khuẩn lạc cho thấy 46/49 đàn dương tính E.coli, chiếm 93,02%.
Bảng 1: Phát hiện E.coli theo mẫu bệnh tích (n=203)
Cơ quan |
Mẫu dương tính |
Tỷ lệ (%) |
Phân |
199 |
98,03a |
Gan |
148 |
72,91b |
Phổi |
145 |
71,34b |
Tủy xương |
132 |
65,02b |
Lách |
131 |
64,53b |
Ghi chú: Những giá trị mang chữ cáitrên cùng một cột khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Trong 1.015 mẫu phân lập vi khuẩn E.coli, phân chiếm tỷ lệ cao nhất (98,03%), tiếp theo là gan (72,91%), phổi (71,34%), hai cơ quan có tỷ lệ nhiễm thấp là tủy xương 65,02 và và lách 64,53% (P=0,000). Kết quả trên cũng cho thấy tỷ lệ hiện diện của vi khuẩn E.coli trên các cơ quan của vịt bệnh khá cao có thể lý giải dựa vào cơ chế tác động và sinh bệnh của vi khuẩn E.coli. Theo Gyles và Fairbrother (2010), vi khuẩn E.coli bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đã xâm nhập vào đường tiêu hóa và vượt qua hàng rào bảo vệ ở bề mặt tế bào biểu mô ruột. Khi vi khuẩn này tấn công vào tế bào biểu mô ruột thì tứ tế bào niêm mạc ruột, vi khuẩn E.coli vào hệ thống hạch ruột qua hệ bạch huyết vào hệ tuần hoàn, mắt và khớp gây viêm bao tim, viêm vòi trứng, viêm khớp, đồng thời chúng được giữ lại trong cơ thể bởi các hệ thống lọc của gan, thận, lách.
Bảng 2: Tần suất triệu chứng bệnh ở vịt E.coli(n=199)
Triệu chứng |
Dương tính |
Tỷ lệ (%) |
Tiêu chảy phân trắng xanh |
199 |
100a |
Mắt mờ đục |
148 |
74,37b |
Chân khô |
142 |
71,14b |
Viêm khớp, thần kinh |
114 |
57,29c |
Viêm rốn, bụng to |
95 |
47,74d |
Mắt sưng, viêm hốc mắt |
90 |
45,23e |
Đầu sưng |
83 |
41,71e |
Tất cả 199 con dương tính với E.coli cho thấy triệu chứng tiêu chảy phân trắng-xanh có tần suất cao nhất (100%), kế đến là mắt mờ đục với tần suất 74,37%, sau đó là chân khô (71,14%), các triệu chứng ít phổ biến như mắt sưng, viêm hốc mắt chiếm 45,23%, đầu sưng chiếm tỷ lệ thấp nhất (41,71%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là tần suất xuất hiện các triệu chứng nhiễm E.coli không tương đương nhau. Các triệu chứng của vịt bệnh do E.coli như tiêu chảy phân trằng-xanh, mắt sưng, mắt kéo mây mờ đục, tiêu chảy phân loãng có màu vàng, phân dính hậu môn, viêm khớp có thể bại liệt.
Bảng 3: Phân bố bệnh E.coli trên vịt theo phương thức nuôi (n=46)
Phương thức nuôi |
Số đàn dương tính |
Số vịt khảo sát |
Vịt bị bệnh |
Vịt chết |
Tỷ lệ vịt chết/vịt bệnh (%) |
||
Tổng |
Tỷ lệ (%) |
Tổng |
Tỷ lệ (%) |
||||
Nuôi nhốt |
27 |
32.400 |
1.244 |
3,84b |
487 |
1,50a |
39,15a |
Nuôi chạy đồng |
19 |
18.050 |
726 |
4,02a |
284 |
1,57a |
39,12a |
Tổng |
46 |
50.450 |
1.970 |
3,90 |
771 |
1,53 |
39,14 |
Kết quả ghi nhận bệnh E.coli có thể xảy ra trên vịt ở cả 2 phương thức nuôi: 19/46 đàn vịt chạy đồng có tỷ lệ bệnh và chết là 4,02 và 1,57%, vịt nuôi nhốt là 27/46 đàn có tỷ lệ bệnh và chết là 3,84 và 1,50% (P>0,05). Điều này có thể do vịt chạy đồng thường nuôi với quy mô và tổng đàn lớn vì vậy vịt bị bệnh thường khó phát hiện, đến khi lây lan trong đàn thì bệnh khó điều trị và khó chặn đứng bệnh lây lan sang những con khỏe. Hơn nữa, vịt di chuyển từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, nên tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn vì tiếp xúc với nhiều mầm bệnh do các đàn vịt khác để lại. Ở phương thức nuôi nhốt, bệnh E.coli thường xảy ra trên đàn vịt con, vịt con phải được úm trong chuồng đến 30 ngày tuổi trước khi được chuyển sang nuôi chạy đồng. Ở hình thức nuôi nhốt, tỷ lệ bệnh và chết tương tự như vịt nuôi chạy đồng vì chủ yếu là vịt con nhỏ hơn 10 ngày tuổi, ở đó thường bị bệnh do trứng ấp nhiễm từ ống dẫn trứng của gia cầm mái bệnh hoặc từ vỏ trứng, biểu hiện bệnh lý này thường chủ yếu được ghi nhận ở gia cầm con từ mới nở và giảm dần sau khi gia cầm được 6 ngày tuổi, hiếm khi kéo dài đến 3 tuần tuổi (Barnes,2008). Theo Nguyễn Như Thanh (1997)E.coli là loài vi khuẩn luôn hiện diện trong đất, nước, không khí và các chủng E.coli có độc có thể tồn tại đến 4 tháng ở môi trường ngoài.
Bảng 4: Phân bố bệnh E.coli trên vịt theo lứa tuổi (n=46)
Tuổi (tháng) |
Đàn vịt dương tính |
Số vịt khảo sát |
Vịt bị bệnh |
Vịt chết |
Vịt chết/bị bệnh (%) |
||
Tổng |
Tỷ lệ (%) |
Tổng |
Tỷ lệ (%) |
||||
<1 |
23 |
26.700 |
982 |
3,68b |
399 |
1,49a |
40,63b |
1-3 |
16 |
16.750 |
734 |
4,38a |
251 |
1,50a |
34,20c |
> 3 |
7 |
7.000 |
254 |
3,63b |
121 |
1,73a |
47,64a |
Tổng |
46 |
50.450 |
1.970 |
3,90 |
771 |
1,53 |
39,14 |
Trong 46 đàn vịt bị bệnh, có 23 đàn >30 ngày tuổi, chiếm 50%, giảm dần ở những đàn tuổi lớn hơn và thấp nhất ở vịt >3 tháng tuổi. Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu về bệnh E.coli, nhưng gia cầm con cảm nhiễm cao hơn và bệnh xảy ra trầm trọng hơn, bao gồm cả phôi đang phát triển. Bệnh E.coli trên vịt có thể xảy ra rất sớm ở 1 ngày tuổi là do trứng nhiễm E.coli từ ống dẫn hoặc vỏ trứng và thời gian nung bệnh của bệnh này rất ngắn chỉ 1-3 ngày (Barnes, 2008). Báo cáo của Montgomery và ctv(1999) cho thấy phôi gà nhiễm E.coli thường làm phôi chết ở giai đoạn cuối trong quá trình ấp trứng và đặc biệt là gà con chết trong thời sau khi nở (Barnes, 2008) và kháng thể thụ động có thể bảo vệ gia cầm hoàn toàn ít nhất đến 2 tuần tuổi (Dho-Moulin và Fairbrother, 1999). Số đàn vịt bệnh từ 31 đến 90 ngày là 16 đàn, chiếm 34,78% số đàn khảo sát, thấp hơn so với vịt nhỏ hơn 30 ngày tuổi. Điều này có thể do ở lứa tuổi này thường mắc ở thể nhiễm trùng huyết vì thời điểm này vịt dễ mắc bệnh do không còn kháng thể thụ động.
Bảng 5. Phân bố bệnh E.coli trên vịt theo giống (n=46)
Giống vịt |
Số đàn dương tính |
Số vịt khảo sát |
Vịt bị bệnh |
Vịt chết |
Vịt chết/vịt bị bệnh (%) |
||
Tổng |
Tỷ lệ (%) |
Tổng |
Tỷ lệ (%) |
||||
Vịt Supper Meat |
25 |
27.800 |
997 |
3,59c |
274 |
1,00b |
27,48b |
Vịt Cò |
18 |
21.750 |
915 |
4,21b |
488 |
2,24a |
53,33a |
Hòa Lan |
3 |
900 |
58 |
6,44a |
9 |
1,00b |
15,52c |
Tổng |
46 |
50.450 |
1.970 |
3,90 |
771 |
1,53 |
39,14 |
Số vịt mắc bệnh E.coli xảy ra trên cả 3 giống vịt khác nhau. Vịt Cò là giống thích nghi với đời sống chăn thả, có tập tính theo đàn, di chuyển nhanh, tìm kiếm mồi giỏi, chịu đựng kham khổ, chống đỡ bệnh tốt, thuận lợi cho việc chăn thả trên đồng bãi, còn vịt Super Meat là giống vịt công nghiệp chuyên thịt, sức chống đỡ bệnh kém, chịu đựng kham khổ kém…Tuy các giống vịt có phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng, sức đề kháng khác nhau, nhưng khi gặp phải các yếu tố bất lợi của môi trường, ý thức chăn nuôi của con người không tốt, thức ăn nước uống không đảm bảo vệ sinh thì vi khuẩn E.coli sẽ tấn công gây bệnh khi đủ số lượng và độc lực.
Bảng 6: Phân bố bệnh E.coli trên vịt theo mục đích sử dụng (n=49)
Mục đích sử dụng |
Đàn dương tính |
Số con khảo sát |
Con bị bệnh |
Con chết |
Con chết/con bị bệnh (%) |
||
Tổng |
Tỷ lệ (%) |
Tổng |
Tỷ lệ (%) |
||||
Vịt nuôi lấy thịt |
28 |
22.750 |
1.152 |
5,06a |
307 |
1,35b |
26,65b |
Vịt nuôi lấy trứng |
18 |
27.700 |
818 |
2,95b |
464 |
1,68a |
56,72a |
Tổng |
46 |
50.450 |
1.970 |
3,90 |
771 |
1,53 |
39,14 |
Ở tỉnh Trà Vinh, giống vịt dùng để sản xuất thịt chủ yếu là Super Meat và sản xuất trứng là vịt Cò, một số ít hộ nuôi giống vịt Xiêm hay Hòa Lan với qui mô đàn nhỏ dùng với mục đích thịt hoặc vịt con giống tái sản xuất hoặc bán với hình thức nhỏ lẻ. Bệnh E.coli xảy ra ở tất cả các giống vịt (P=0,000). Số liệu phân tích cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh do nhiễm E.coli không phụ thuộc vào mục đích nuôi lấy trứng hay lấy thịt. Vịt được nuôi thịt hay lấy trứng theo phương thức nuôi nhốt nhiều hơn chạy đồng có thể do mật độ nuôi cao hơn so với chạy đồng, điều này làm cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh hoặc mầm bệnh có thể được lan truyền nhanh chóng và dễ dàng từ con mắc bệnh sang con khỏe trong đàn. Ngoài ra, số lựợng lớn E.coli thường thể hiện ở ngay môi trường chuồng nuôi nếu bị bẩn và ướt, thông thoáng kém và độ ẩm cao. Điều kiện này phụ thuộc rất nhiều vào số lượng vịt trong chuồng nuôi. Mặt khác, khi điều tra vịt nuôi với mục đích lấy trứng hay lấy thịt nhưng không được tiêm vắc xin phòng bệnh E.coli nên có nguy cơ mắc bệnh này cao.
Bảng 7: Phân bố bệnh E.coli trên vịt theo mùa (n=46)
Mùa trong năm |
Số đàn dương tính |
Số vịt khảo sát |
Vịt bị bệnh |
Vịt chết |
Vịt chết/vịt bị bệnh (%) |
||
Tổng |
Tỷ lệ (%) |
Tổng |
Tỷ lệ (%) |
||||
Mùa mưa |
40 |
36.450 |
1.380 |
3,79b |
409 |
1,12b |
29,64b |
Mùa nắng |
6 |
14.000 |
590 |
4,21a |
362 |
2,59a |
61,36a |
Tổng |
46 |
50.450 |
1.970 |
3,90 |
771 |
1,53 |
39,14 |
Kết quả phân lập từ 46 đàn dương tính với vi khuẩn E.coli theo mùa cho thấy ở mùa nắng có 6/46 đàn, có tỷ lệ mắc bệnh và chết cao nhất (4,21 và 2,59%). Do đặc điểm khí hậu ở Trà Vinh tuy có 2 mùa nắng và mưa nhưng không rõ rệt, trời đang nắng đổ mưa đột ngột làm vịt dễ bị stress nhiệt, nhiệt độ thay đổi đột ngột làm cho vịt rất dễ mắc bệnh và chết. Vì vậy, tỷ lệ vịt mắc bệnh và chết vào mùa nắng cao hơn mùa mưa. Dho-Moulin và Fairbrother (1999) cho rằng E.coli gây bệnh gia cầm trong hầu hết các trường hợp bệnh đều liên quan đến yếu tố môi trường.
Bảng 8. Tần suất bệnh phẩm ở vịt do E.coli(n=199)
Bệnh tích |
Vịt dương tính |
Tỷ lệ (%) |
Túi khí mờ đục |
148 |
74,37a |
Lách sưng to đen |
135 |
67,84a |
Màng bao tim viêm |
124 |
62,31a |
Màng phổi xuất huyết |
119 |
59,80a |
Gan sưng hoại tử |
114 |
57,29b |
Gan phủ fibrin |
108 |
54,27b |
Túi khí có u hạt |
102 |
51,26b |
Cơ tim phù |
98 |
49,25b |
Phổi sung huyết |
97 |
48,74b |
Túi lòng đỏ không tiêu |
92 |
46,23b |
Ruột có u hạt |
43 |
21,61c |
Túi mật sưng |
29 |
14,57c |
Gan có màu xanh lục |
25 |
12,56c |
Quan sát nội quan trên 199 con vịt có biểu hiện triệu chứng bệnh E.coli sau khi mổ khám cho thấy một số bệnh tích có tần suất cao như túi khí mờ đục cao nhất (74,37%), kế đến lách sưng to đen (67,84%), màng bao tim viêm (62,31%), màng phổi xuất huyết (59,80%), gan sưng hoại tử (57,29%), gan phủ fibrin (54,27%), túi khí có u hạt (51,26%), cơ tim phù (49,25%), phổi sung huyết (48,74%), túi lòng đỏ không tiêu (46,23%), Ngoài ra, cũng có vài bệnh tích với tần suất thấp như ruột có u hạt (21,61%), túi mật sưng (14,57%), gan có màu xanh lục (12,56%), với (P=0,000).
Kết quả đề kháng kháng sinh của E.coli phân lập trên vịt
Khảo sát sự đề kháng kháng sinh cho thấy các chủng E.coli đã kháng với nhiều loại kháng sinh đang được sử dụng trong thực tiễn khi vịt mắc bệnh (trong đó có bệnh E.coli). Vi khuẩn E.coli kháng cao nhất là streptomycin, chiếm 78,79%, kế đến trimethoprim/sulfamethoxazole 74,24%, ampicillin 71,97% và tetracycline 60,61%. E.coli còn nhạy cảm cao với kháng sinh amikacin có tỷ lệ 98,48%, kế đến là colistin 93,18%, norfloxacin 84,09%, gentamycin 81,82%, cefuroxime 80,3%, fosfomycin 74,24% và doxycycline 73,48%.
Do kháng sinh được người dân bổ sung thường xuyên vào thức ăn như yếu tố để phòng, trị bệnh và kích thích tăng trưởng. Bùi ThịTho (2003) cũng có nhận định E.coli là vi khuẩn có khả năng tăng sức đề kháng với kháng sinh nhanh nhất, kháng thuốc mạnh và tràn lan, hiện tượng đa kháng và đề kháng chéo của E.coli đối với kháng sinh cũng rất phổ biến.
Nhưng sự đa kháng kháng sinh của E.coli trên vịt tại tỉnh Trà Vinh phổ biến nhất với kiểu hình Sm-Am-Bt với 16 kiểu đa khángvi khuẩn E.coli. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu về sự đề kháng đối với kháng sinh của 100 nhóm huyết thanh E.coli phân lập trên vịt bệnh được thu thập tại tỉnh Hậu Giang của Lê Thị Thùy Trang (2016), sự đa kháng kháng sinh của E.coli phổ biến nhất với kiểu hình Sm-Am-Bt.
Bảng 10. Đề kháng kháng sinh của E.coli phân lập trên vịt tại Trà Vinh (n=132)
Kháng sinh khảo sát, nồng độ |
Đánh giá xếp loại |
|||
Nhạy |
Kháng |
|||
Số mẫu |
Tỷ lệ (%) |
Số mẫu |
Tỷ lệ (%) |
|
Streptomycin, 10 µg |
28 |
21,21 |
104 |
78,79 |
Colistin, 10 µg |
123 |
93,18 |
9 |
6,82 |
Norfloxacin, 10µg |
111 |
84,09 |
21 |
15,91 |
Doxycycline, 30µg |
97 |
73,48 |
35 |
26,52 |
Cefuroxime, 30µg |
106 |
80,30 |
26 |
19,69 |
Amikacin, 30µg |
130 |
98,48 |
2 |
1,52 |
Fosfomycin, 50µg |
98 |
74,24 |
34 |
25,76 |
Ampicillin, 10µg |
37 |
28,03 |
95 |
71,97 |
Gentamycin, 10µg |
108 |
81,82 |
24 |
18,18 |
Tetracycline, 30µ |
52 |
39,39 |
80 |
60,61 |
Trimethoprim+ sulfamethoxazole,5µg |
34 |
25,76 |
98 |
74,24 |
Nguyễn Hà Vinh *, Lê Văn Đông2 và Hồ Thị Việt Thu3
1 Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Long.
2 Đại học Trà Vinh
3 Đại học Cần Thơ
* Tác giả để liên hệ: Nguyễn Hà Vinh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Long, 1ª Lưu Văn Liệt, P2, TP Vĩnh Long, Vĩnh Long. E-mail: [email protected]; ĐT: 0939504986
- Escherichia coli li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất