Bệnh viêm tử cung thường xảy ra đối với bò sinh sản, bệnh gặp nhiều ở các cơ sở chăn nuôi bò sữa và bò sinh sản ở nước ta, ảnh hưởng tới khả năng sản xuất sữa, chậm động dục trở lại, không thụ thai, trường hợp nặng sẽ giảm khả năng sinh sản dẫn đến vô sinh vĩnh viễn.
1. Nguyên nhân
Do gieo tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật, gây tổn thương hoặc thủng thành tử cung; khẩu phần thừa hoặc thiếu nhu cầu dinh dưỡng cần thiết làm bò đẻ khó, dẫn đến tử cung bị tổn thương hoặc sót nhau; không vệ sinh chuồng trại sạch sẽ ở giai đoạn bò đẻ là những yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập, tồn tại, phát triển và gây bệnh.
Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của vật nuôi như giảm sức sản xuất sữa, chậm động dục trở lại, giảm 8 – 10% tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên
2. Triệu chứng
– Viêm dạng nhờn (thể viêm nhẹ): xuất hiện sau khi sinh 2 – 3 ngày, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn trong hoặc đục, lợn cợn có mùi tanh sau vài ngày dịch tiết giảm dần, đặc lại và hết hẳn. Thú không sốt hoặc sốt nhẹ khoảng 39,5°C.
– Viêm dạng mủ (thể viêm nặng): thường xuất hiện trên thú có thể trạng xấu, số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều, cũng có thể do viêm tử cung dạng nhờn kế phát. Thú thường sốt 40°C – 41°C.
– Viêm dạng mủ lẫn máu: làm phản ứng viêm ăn sâu vào lớp cơ tử cung, tổn thương mạch mao quản gây chảy máu, nhiễm trùng máu. Dịch viêm sền sệt có mủ lẫn máu, mùi hôi, thân nhiệt 40°C – 41°C. Bò mẹ suy yếu, giảm sức đề kháng, sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn, tổ chức tế bào tử cung thay đổi làm giảm khả năng sinh sản, giảm khả năng thụ thai, thú có triệu chứng toàn thân suy nhược, thở nhanh.
3. Điều trị:
Phải kịp thời giúp thú bệnh mau bình phục và ít gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
– Bơm rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% hay nước muối 0,9%, ngày 1 – 2 lần.
– Kháng sinh điều trị: chích Genta-tylo kết hợp đặt viên Aureomycine (chlotetracycline 1g) vào tử cung bò.
– Liệu trình điều trị: 3 – 5 ngày liên tiếp
– Lưu ý: chăm sóc nuôi dưỡng tốt, giữ vệ sinh chuồng trại để nâng cao sức đề kháng vật nuôi.
Ths. Liễu Kiều
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông TP. HCM
- chăn nuôi bò sữa li>
- Bệnh viêm tử cung li> ul>
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
Tin mới nhất
CN,29/12/2024
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất