[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Gia cầm rất dễ bị stress nhiệt khi nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí vượt quá ngưỡng giới hạn (Ví dụ ngưỡng giới hạn đối với gà thịt (gà trắng) là nhiệt độ từ 16-23oC và độ ẩm tương đối từ 50-70%). Khi bị nóng, gia cầm bị giảm khả năng sản xuất (thịt, trứng) và thậm chí dẫn đến tử vong.
- Chống nóng cho gà: Nghe chuyên gia chia sẻ những kinh nghiệm “xương máu”
- Những cách chống nóng cho gà đơn giản mà hiệu quả
- Thiết kế chuồng chống nóng cho chim bồ câu
Việc bổ sung muối khoáng vào nước uống hoặc thức ăn thường được áp dụng nhằm giảm thiệt hại do stress nhiệt gây ra. Những muối thường dùng trong trường hợp này là KCl và NaHCO3. Khi stress nhiệt diễn ra sẽ làm xuất hiện hiện tượng kiềm hoá máu. Lúc này K+ ở ngoài tế bào đi vào trong tế bào làm tăng sự thải tiết ion này vào ống thận, vì vậy nồng độ ion K+ trong máu bị giảm xuống, gây ra rối loạn tuần hoàn, làm gia cầm bị chết. Vì vậy, người ta thường bổ sung hàm lượng K+ cao hơn trong khẩu phần ăn mỗi khi xuất hiện stress nhiệt. Những khoáng chất K+, Na+, Cl– đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi chất do chúng tham gia vào quá trình cân bằng tính thấm tế bào, cân bằng axit bazơ, và giữ sự ổn định trong điều hoà trao đổi chất qua màng tế bào.
Sự không cân bằng giữa những khoáng chất trên ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng axit bazơ, đến các hoạt động trao đổi chất và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gia cầm. Yếu tố môi trường và khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng đến cân bằng axit bazơ. Việc duy trì sự cân bằng này là cần thiết để cải thiện sức sản xuất của gia cầm sau khi bị stress nhiệt và giúp gia cầm tránh được hiện tượng “kiềm hô hấp” (hiện tượng tăng hít thở dẫn đến tăng pH máu lên trên ngưỡng bình thường).
Trước đây, người ta thường chỉ quan tâm đến sự cân bằng axit bazơ trong việt thiết kế khẩu phần chăn nuôi. Tuy nhiên, một số yếu tố khác như tỷ lệ giữa các khoáng chất được bổ sung cũng nên được điều chỉnh để cung cấp công thức điện giải tối ưu. Mục đích của việc này là nhằm duy trì sự “nội cân bằng” (sự tự điều chỉnh cân bằng của cơ thể) và từ đó tối ưu khả năng sản xuất của gia cầm. Sự cân bằng về các khoáng chất (chỉ số Electrolyte Balance – EB với cách tính (Na+ + K+) – Cl–) và tỷ lệ điện giải (chỉ số Electrolyte Ratio – ER với cách tính [(K+ + Cl–)/Na+] đều đóng vai trò quan trọng.
Tác giả Gamba và cộng sự (2015) đã thiết lập công thức cân bằng điện giải để giảm thiểu tối đa tác hại của stress nhiệt cho gà thịt. Tổng số có 1575 gà thí nghiệm trong giai đoạn từ 21-46 ngày tuổi, chia thành các lô thí nghiệm khác nhau với các công thức EB/ER lần lượt là (150/3, 250/2, 250/3, 250/4 và 350/3). Những gà này được nuôi với điều kiện stress nhiệt cấp tính (nhiệt độ môi trường khoảng 35-38oC trong 4 giờ/ngày) ở giai đoạn 25 hoặc 35 ngày tuổi. Các chỉ số sản xuất như tỷ lệ chết, các đặc điểm thân thịt được đo lường và ghi chép lại.
Kết quả cho thấy, ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong giới hạn của gà thịt, EB đạt 250 mEq/kg thức ăn và ER = 3 là công thức tối ưu. Trong trường hợp gà bị stress nhiệt, EB đạt 350 mEq/kg thức ăn và ER = 3 là công thức tối ưu, làm giảm tỷ lệ chết của gà xuống mức thấp nhất trong số các công thức còn lại.
Đặng Hữu Anh1, Phùng Hữu Phúc2, Hoàng Nam Trung2,
1: Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hano – Hanogroup
Tài liệu tham khảo
Gamba, J. P., Rodrigues, M. M., Garcia Neto, M., Perri, S. H. V., Faria Júnior, M. D. A., & Pinto, M. F. (2015). The strategic application of electrolyte balance to minimize heat stress in broilers. Brazilian Journal of Poultry Science, 17, 237-245.
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
- Tác động của các loại khoáng trong nước
- Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu của vịt đẻ trứng
- Biện pháp dinh dưỡng ngăn ngừa bệnh lỵ ở heo con
- Các chuyên gia giới hạn nguyên liệu trong công thức như thế nào: phương pháp và nguyên tắc
Tin mới nhất
T3,08/04/2025
- Sunjin Vina: Chính thức hoạt động trại công nghệ cao quy mô 2.400 nái tại Thái Nguyên
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 3/2025
- Rong biển có phải là giải pháp khả thi để giảm phát thải khí mê-tan không?
- Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đề xuất giải pháp tăng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ
- Bất cập quản lý chất thải chăn nuôi lợn và lỗ hổng của quy chuẩn kỹ thuật
- Úc công bố tiêu chuẩn về chất lượng phụ gia từ rong biển làm thức ăn chăn nuôi
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất