[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Gia cầm rất dễ bị stress nhiệt khi nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí vượt quá ngưỡng giới hạn (Ví dụ ngưỡng giới hạn đối với gà thịt (gà trắng) là nhiệt độ từ 16-23oC và độ ẩm tương đối từ 50-70%). Khi bị nóng, gia cầm bị giảm khả năng sản xuất (thịt, trứng) và thậm chí dẫn đến tử vong.
- Chống nóng cho gà: Nghe chuyên gia chia sẻ những kinh nghiệm “xương máu”
- Những cách chống nóng cho gà đơn giản mà hiệu quả
- Thiết kế chuồng chống nóng cho chim bồ câu
Việc bổ sung muối khoáng vào nước uống hoặc thức ăn thường được áp dụng nhằm giảm thiệt hại do stress nhiệt gây ra. Những muối thường dùng trong trường hợp này là KCl và NaHCO3. Khi stress nhiệt diễn ra sẽ làm xuất hiện hiện tượng kiềm hoá máu. Lúc này K+ ở ngoài tế bào đi vào trong tế bào làm tăng sự thải tiết ion này vào ống thận, vì vậy nồng độ ion K+ trong máu bị giảm xuống, gây ra rối loạn tuần hoàn, làm gia cầm bị chết. Vì vậy, người ta thường bổ sung hàm lượng K+ cao hơn trong khẩu phần ăn mỗi khi xuất hiện stress nhiệt. Những khoáng chất K+, Na+, Cl– đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi chất do chúng tham gia vào quá trình cân bằng tính thấm tế bào, cân bằng axit bazơ, và giữ sự ổn định trong điều hoà trao đổi chất qua màng tế bào.
Sự không cân bằng giữa những khoáng chất trên ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng axit bazơ, đến các hoạt động trao đổi chất và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gia cầm. Yếu tố môi trường và khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng đến cân bằng axit bazơ. Việc duy trì sự cân bằng này là cần thiết để cải thiện sức sản xuất của gia cầm sau khi bị stress nhiệt và giúp gia cầm tránh được hiện tượng “kiềm hô hấp” (hiện tượng tăng hít thở dẫn đến tăng pH máu lên trên ngưỡng bình thường).
Trước đây, người ta thường chỉ quan tâm đến sự cân bằng axit bazơ trong việt thiết kế khẩu phần chăn nuôi. Tuy nhiên, một số yếu tố khác như tỷ lệ giữa các khoáng chất được bổ sung cũng nên được điều chỉnh để cung cấp công thức điện giải tối ưu. Mục đích của việc này là nhằm duy trì sự “nội cân bằng” (sự tự điều chỉnh cân bằng của cơ thể) và từ đó tối ưu khả năng sản xuất của gia cầm. Sự cân bằng về các khoáng chất (chỉ số Electrolyte Balance – EB với cách tính (Na+ + K+) – Cl–) và tỷ lệ điện giải (chỉ số Electrolyte Ratio – ER với cách tính [(K+ + Cl–)/Na+] đều đóng vai trò quan trọng.
Tác giả Gamba và cộng sự (2015) đã thiết lập công thức cân bằng điện giải để giảm thiểu tối đa tác hại của stress nhiệt cho gà thịt. Tổng số có 1575 gà thí nghiệm trong giai đoạn từ 21-46 ngày tuổi, chia thành các lô thí nghiệm khác nhau với các công thức EB/ER lần lượt là (150/3, 250/2, 250/3, 250/4 và 350/3). Những gà này được nuôi với điều kiện stress nhiệt cấp tính (nhiệt độ môi trường khoảng 35-38oC trong 4 giờ/ngày) ở giai đoạn 25 hoặc 35 ngày tuổi. Các chỉ số sản xuất như tỷ lệ chết, các đặc điểm thân thịt được đo lường và ghi chép lại.
Kết quả cho thấy, ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong giới hạn của gà thịt, EB đạt 250 mEq/kg thức ăn và ER = 3 là công thức tối ưu. Trong trường hợp gà bị stress nhiệt, EB đạt 350 mEq/kg thức ăn và ER = 3 là công thức tối ưu, làm giảm tỷ lệ chết của gà xuống mức thấp nhất trong số các công thức còn lại.
Đặng Hữu Anh1, Phùng Hữu Phúc2, Hoàng Nam Trung2,
1: Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hano – Hanogroup
Tài liệu tham khảo
Gamba, J. P., Rodrigues, M. M., Garcia Neto, M., Perri, S. H. V., Faria Júnior, M. D. A., & Pinto, M. F. (2015). The strategic application of electrolyte balance to minimize heat stress in broilers. Brazilian Journal of Poultry Science, 17, 237-245.
- chống nóng cho vật nuôi li>
- Biện pháp chống nóng cho gà li>
- chống nóng cho gia cầm li> ul>
- Hỗ trợ để vịt cho năng suất tối ưu
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ảnh hưởng của acid hữu cơ và nấm men lên năng suất sinh trưởng và hàm lượng vi khuẩn E.coli trong phân gà
- Những lưu ý phòng bệnh trên hươu nuôi
- Chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong chăn nuôi
- Peptides kháng khuẩn: Phương tiện mới để chăn nuôi hiệu quả cao với thức ăn không dùng kháng sinh
- Những phụ gia giúp giảm phân ướt ở gà thịt
- Bệnh do liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus Suis Infection in Pigs)
- Quản lý đàn gia cầm giống như thế nào tăng tỉ lệ ấp nở?
- Ảnh hưởng việc bổ sung dịch tỏi và nghệ trong nước uống đến khả năng tăng trưởng của gà Lương Phượng
Tin mới nhất
T6,29/09/2023
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường đợt 2 năm 2023
- Hỗ trợ để vịt cho năng suất tối ưu
- Ý thức hộ chăn nuôi chưa cao, dịch bệnh dễ tái phát
- Tình hình chăn nuôi tháng 9.2023
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất