1. Bò Brahman: Là giống bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở tất cả các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có màu lông trắng xám, màu đỏ hoặc trắng ghi. Bò có ngoại hình thể chất chắc chắn, khoẻ mạnh, hệ cơ phát triển, u vai phát triển, tai to và cụp xuống. Bò đực có khối lượng trưởng thành đạt 600 – 850kg, bò cái nặng 450 – 630kg; Tỷ lệ thịt xẻ 52 – 58%; Khối lượng bê con sơ sinh 23-24kg. F1 (lai Sind x BBB)
2. Bò Charolais: có nguồn gốc từ nước Pháp. Bò Charolais nặng trung bình từ 900 – 1.100 kg, chúng có kết cấu cơ thể cân đối, to con, cơ bắp nổi rõ và hiệu quả sản xuất thịt bò cao. Chúng có hoặc không có sừng. Màu lông chủ yếu là trắng kem. Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 1.100 – 1.400kg, bò cái 700 – 900kg, khối lượng thịt xẻ cao đạt trên 65%.
3. Bò Red Angus: còn gọi là bò Úc hoặc bò cọp. Bò màu đen hoặc màu đỏ, vằn vàng đỏ nhạt. Là giống có ngoại hình, thể chất chắc chắn, khỏe mạnh. Bò thường không có sừng, nuôi ít tốn kém, ít bệnh tật, có lợi ích kinh tế lớn cho người chăn nuôi và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta. Trọng lượng bê sơ sinh 24 – 30kg; Tốc độ tăng trưởng nhanh khoảng 1.000 gram/ngày. Con đực trưởng thành nặng đến 1.000kg và tỷ lệ thịt xẻ trên 70% trọng lượng cơ thể.
4. Bò Droughtmaster: Nguồn gốc từ Úc. Bò có thân hình dài, yếm tương đối phát triển, lông ngắn, màu đỏ nhạt hoặc đậm; có sừng hoặc không sừng. Bò có tính thích nghi tốt, kháng bệnh và ve tốt. Trọng lượng bò cái bình quân 650 – 800 kg, bò đực bình quân 750 – 1.000 kg. Khả năng sản xuất thịt cao, chất lượng thịt tốt , tỉ lệ thịt xẻ đạt trên 60%.
5. Bò BBB (Blanc – Bleu – Belge): Nguồn gốc ở Bỉ, được lai tạo để phát triển đặc biệt vùng thịt đùi sau. Bò có 3 màu lông chủ yếu là trắng, trắng loang xanh (xám), thân hình đẹp, chắc nịch, cấu trúc xương vững chắc, hài hòa với xương sườn tròn, bộ cơ phát triển nhất là cơ mông và đùi sau. Bò đực BBB trưởng thành có khối lượng 1.100 – 1.200 Kg, bò cái 710 – 720 Kg. Bò BBB có khả năng sản xuất thịt tốt, phẩm chất thịt thơm ngon, mức tăng trọng trung bình đạt 1.300gram/ngày. Tỷ lệ thịt xẻ đạt 70%.
Các giống bò chuyên dụng thịt có đặc điểm nổi bật về sức sản xuất thịt. Tầm vóc lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, tăng trọng nhanh.Để đạt được mục đích tạo ra giống bò thịt năng suất cao phát huy được những đặc điểm quý của bò địa phương và khả năng sản xuất cao của giống bò chuyên thịt.
Phương pháp phổ biến nhất, hiệu quả nhất là thông qua con đường lai tạo. Hiện nay, tại TP. HCM, qua kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi bò thịt lai giống ngoại tại huyện Củ Chi của Trung tâm Khuyến nông trên bò cái lai Sind có trọng lượng cơ thể từ 280kg/con trở lên; bò cái HF có năng suất sữa < 5.000kg sữa/con/chu kỳ 305 ngày, nhưng có khả năng sinh sản tốt, ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, thể trạng tốt.
Trường hợp phối tinh bò BBB, bò cái nền được chọn đã đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 5; kết quả bước đầu cho thấy: tất cả bò cái nền đều sinh sản bình thường, không có trường nào đẻ khó. Bê lai F1 (lai Sind x BBB, lai Sind x Red Angus, HF x BBB, HF x Red Angus) đều có ưu thế lai, ngoại hình đẹp, cơ bắp phát triển, hiền lành, dễ nuôi, đề kháng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu thời tiết tại địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt, tăng trọng bình quân 800g/con/ngày (bê lai Sind bình quân 500g/con/ngày), tăng trọng cao hơn bê lai Sind gần 40%.
Trong đó, bê lai giữa tinh bò BBB và bò cái lai Sind có khối lượng sơ sinh 28 – 32kg (bê lai Sind 17 – 19kg/con), tăng trọng 800 – 1.200g/con/ngày, Khối lượng 12 tháng tuổi đạt 290 – 330kg, 18 tháng tuổi có khối lượng 430 – 480kg. Bên cạnh đó, bê lai giữa tinh bò giống Red Angus và bò cái lai Sind có khối lượng bê sơ sinh 24 – 28kg, tăng trọng 700 – 900g/con/ngày, khối lượng 6 tháng tuổi đạt trên 160kg, 12 tháng tuổi 280 – 300kg. Bò cái có thể được chọn lọc giữ lại tiếp tục làm giống cho sinh sản tạo ra các thế hệ lai có ưu thế lai cao.
Đối với bê lai giữa bò HF và tinh bò BBB, trọng lượng sơ sinh 28 – 30kg, 6 tháng tuổi đạt bình quân 193kg, 15 tháng tuổi là 422kg; bê lai giữa bò HF và tinh bò Red Angus, trọng lượng sơ sinh 27 – 30kg, 6 tháng tuổi đạt bình quân 187kg, 12 tháng tuổi có con đạt 364kg.
ThS.Liễu Kiều
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông TP HCM
- giống bò li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất