Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rộng trên vịt, ngan. Bệnh gây tỷ lệ chết cao nếu gia cầm mắc bệnh cùng lúc với bệnh tụ huyết trùng, E.coli.
Ngan mắc bệnh bại huyết tiêu chảy phân màu xanh lá cây
1. Đặc điểm chung của bệnh
Bệnh bại huyết trên gia cầm do trực khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra.
Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rộng trên vịt, ngan; ít xảy ra ở ngỗng, gà tây; các loài chim nước, gà và gà lôi thỉnh thoảng có thể bị mắc bệnh.
Bệnh thường ghép với bệnh E. coli, tụ huyết trùng gây tỷ lệ chết cao trên vịt, ngan.
Trong môi trường ẩm thấp và ở nền chuồng, vi khuẩn có thể sống từ 13 – 27 ngày, vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường.
Đường lây bệnh: Bệnh được lây từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe theo 3 cách: qua đường hô hấp; qua đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống); qua các vết tổn thương trên da, đặc biệt là bàn chân.
2. Triệu chứng
* Ở vịt, ngan: Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng vịt, ngan con từ 1 – 7 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất; vịt, ngan nhỏ hơn 5 tuần tuổi thường chết trong 1- 2 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Thời gian nung bệnh thường từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết có thể đến 50 %, nếu ghép với bệnh khác, tỷ lệ chết cao hơn.
Vịt, ngan bị bệnh thường có triệu chứng như sau:
– Tiêu chảy, phân màu xanh lá cây;
– Ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ, hắt hơi;
– Sưng phù đầu, cổ; ngoẹo cổ; mất thăng bằng;
– Viêm khớp, đi lại khó khăn;
– Hay nằm ngửa, hai chân bơi chèo.
* Ở gà tây: Bệnh thường xảy ra ở gà tây từ 5 – 15 tuần tuổi. Gà thường có biểu hiện khó thở, buồn ngủ, lưng gù, lờ đờ và cổ bị xoắn, viêm khớp, viêm bàn chân, viêm da.
3. Bệnh tích
Đặc trưng nhất là sự tiết dịch có sợi huyết (fibrin) ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí.
Khi bệnh mới phát, bao tim trắng đục, sau đó, bao tim có nhiều fibrin, có thể viêm dính màng tim và cơ tim.
Gan, lách có thể sưng to, gan có thể bị bao phủ bởi một lớp fibrin trắng đục.
Vi khuẩn tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây viêm não.
Bệnh ở giai đoạn cuối, tất cả các cơ quan nội tạng đều được bao phủ bởi lớp fibrin. Ngoài ra, có thể gặp bệnh tích viêm khớp, viêm da có mủ trên gia cầm bệnh.
Gan sưng, bề mặt phủ fibrin
Viêm dính màng tim và cơ tim
4. Chẩn đoán bệnh
Dựa vào triệu chứng, bệnh tích để chẩn đoán bệnh nhưng dễ nhầm lẫn với một số bệnh như E.coli, viêm đường hô hấp, dịch tả vịt.
Có thể chẩn đoán phân biệt một số bệnh ở gia cầm như sau:
Đặc điểm |
Bệnh bại huyết |
Bệnh E.coli |
Viêm đường hô hấp |
Dịch tả vịt |
Đối tượng mắc bệnh |
Thường ở vịt, ngan, ít xảy ra ở ngỗng, gà tây. Các loài chim nước, gà và gà lôi thỉnh thoảng có thể bị mắc bệnh.
|
Tất cả các loài gia cầm |
Tất cả các loài gia cầm |
Ở thủy cầm: vịt, ngan, ngỗng, các loài chim nước. |
Lứa tuổi |
Vịt, ngan con 1 – 7 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất |
Tất cả các lứa tuổi |
Tất cả các lứa tuổi |
Tất cả các lứa tuổi |
Tiêu hóa |
Tiêu chảy, phân màu xanh lá cây |
Tiêu chảy, phân màu trắng, xanh, vàng |
Có thể tiêu chảy, phân màu xanh, vàng (ghép) |
Tiêu chảy, phân màu trắng, xanh, vàng |
Hô hấp |
Chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ, hắt hơi |
Có thể khó thở, ngáp (thể viêm túi khí) |
Chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, khò khè |
Có thể viêm giác mạc, mắt ướt, chảy nước mũi |
Phù đầu, cổ, thần kinh |
Sưng phù đầu, cổ; ngoẹo cổ; mất thăng bằng |
Không |
Sưng phù đầu, viêm xoang mặt (sưng mặt) |
Sưng phù đầu, cổ; ngoẹo cổ |
Viêm khớp, đi lại khó |
Viêm khớp, đi lại khó khăn |
Ít có |
Không |
Yếu chân, liệt chân |
Triệu chứng khác |
Hay nằm ngửa, hai chân bơi chèo |
|
|
|
Tim, gan, túi khí |
Fibrin ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí |
Fibrin ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí |
Có thể viêm dính màng tim, cơ tim sần sùi, viêm túi khí |
Không |
Để chẩn đoán chính xác bệnh, cần xét nghiệm bệnh phẩm trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp PCR.
5. Phòng bệnh
Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh: Chăn nuôi an toàn sinh học.
Thực hiện tốt 03 nguyên tắc an toàn sinh học, đặc biệt cần đảm bảo cách ly giữa các đàn gia cầm (giữa các đàn, các giống, các lứa tuổi) và với môi trường bên ngoài; vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ, khử trùng định kỳ chuồng nuôi và môi trường xung quanh.
Chăn nuôi gia cầm đúng kỹ thuật để gia cầm khỏe mạnh, hạn chế bệnh xảy ra.
6. Điều trị
Có thể sử dụng kháng sinh, hóa dược như Ceptiofur hoặc Penicillin kết hợp với Streptomycin hoặc Sulfaquinoxaline; bổ sung vitamin; liều lượng, cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Khi hết liệu trình điều trị, cần bổ sung men tiêu hóa hoặc chế phẩm vi sinh hữu ích để cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, giúp vịt, ngan nhanh bình phục.
Kết hợp với việc điều trị bệnh, cần chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm tốt, vệ sinh, khử trùng môi trường để bệnh không tái phát.
Nguyễn Thị Liên Hương
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
(Tài liệu tham khảo: Overview of Riemerella anatipestifer Infection in Poultry/Veterinary Manual và Disease of Poultry/The poulry Site)
- dịch tả ghép bại huyết li>
- bệnh bại huyết li>
- bệnh ở gia cầm li> ul>
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất