Cách nuôi thỏ thịt hiệu quả - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Cách nuôi thỏ thịt hiệu quả

    Thịt thỏ càng ngày càng được nhiều người thích ăn vì thịt thỏ cũng chế biến được nhiều món ăn khoái khẩu, không kém gì các loại thịt được coi là phổ biến khác. Vì vậy, càng ngày thịt thỏ càng có thị trường tiêu thụ rộng rãi hơn, và có giá bán cao hơn trước. Điều này đã khích lệ nhiều người hăm hở đến với nghề nuôi thỏ thịt, và thực tế cho thấy họ đã làm ăn khấm khá.

     

    Nuôi thỏ thịt không còn là việc mới lạ đối với số đông người Việt mình. Ông bà ta xưa cũng từng biết đến nguồn lợi béo bở này, có điều cách nuôi trước đây đã lạc hậu so với cách nuôi khoa học kỹ thuật bây giờ: thỏ thịt vừa chậm lớn mà mức lợi nhuận đạt được cũng không cao bằng.

     

    Cách nuôi thỏ thịt ngày nay đã mang tính công nghiệp, nuôi với số lượng nhiều. Ngay những cơ sở chuyên sản xuất thỏ giống cũng không bỏ qua nguồn lợi to lớn này. Vì nguồn thỏ thịt để nuôi một phần cũng xuất phát từ đây:

     

    • Thỏ đực già: Thỏ đực giống thường nuôi đến hết năm tuổi thứ ba thì bị xem là già, do suy kiệt sức lực nên giảm khả năng truyền giống. Nhìn bề ngoài thấy nhiều con vẫn còn hăng hái, nhưng cho phối giống cũng giảm tỉ lê đậu thai ở thỏ cái. Những con đực giống này chủ nuôi đành phải cho thải loại ra nuôi thúc để bán thịt. Trừ những con thỏ đực giống đã lớn tuổi nhưng khả năng truyền giống còn tốt mới được giữ lại nuôi tiếp mà thôi.
    • Thỏ cái già: Thỏ cái giống nếu cho sinh sản đúng phương pháp, mỗi năm chỉ cho đẻ khoảng năm sáu lứa thì có thể khai thác đến năm tuổi thứ tư, hoặc lâu hơn. Những thỏ mắn đẻ mỗi tháng một lứa, mỗi năm bụng mang dạ chửa đến cả chục lần thì chỉ sinh sản khoảng hai năm đã kiệt sức. Thỏ cái đã già thì ít đậu thai và đẻ ít con. Con nó sinh ra cũng không thể để giống được vì sinh trưởng kém. Chỉ những thỏ mẹ trong giai đoạn còn sung sức nhất, các lứa con sinh ra trong năm tuổi thứ hai mới được chọn để giống mà thôi.

     

    Thỏ già do nuôi tiếp không lợi nên phải loại thải vỗ béo trong một vài tháng cho trơn da mướt lông rồi bán thịt. Ngoài ra, trong số thỏ nuôi thịt còn có số thỏ đực, thỏ cái lúc còn tơ đã không đạt chuẩn để giống. Những thỏ này được loại dần ra từ các được tuyển lựa con giống.

     

    Thỏ cái dạt ra nuôi thịt dù già hay còn tơ cũng không cần thiến, nhưng với thỏ đực thì dù ở vào lứa tuổi nào cũng cần thiến thì chúng mới mau mập, và thịt mới thơm ngon.

    Cách nuôi thỏ thịt hiệu quảÁp dụng chuồng nuôi thỏ nhiều tầng để tăng năng suất nuôi thỏ thịt

     

     Cách nuôi thỏ thịt như sau: 

     

    • Nuôi tập thể: Nuôi thỏ thịt không cần đến những ngăn chuồng rộng rãi và cũng không nuôi cách ly mỗi con một ngăn như nuôi thỏ để giống đực, cái. Nên chọn thỏ cùng lứa để nuôi tập thể với nhau, là vài ba con đến cả chục con trong một ngăn chuồng, tuỳ vào diện tích chuồng đó rộng hẹp ra sao. Nuôi thỏ thịt theo cách tập thể sẽ mang lại cho ta nhiều điều lợi như:
    • Không tốn nhiều diện tích chuồng: Trung bình một mét vuông sàn chuồng có thể nuôi được từ bốn đến bảy con thỏ thịt giống lớn. Nuôi chật như vậy chúng mới bớt vận động nên mau mập.
    • Thỏ thịt mau lớn: do tranh giành nhau ăn uống nên thỏ rất mau lớn
    • Ít công chăm sóc: Công cho ăn uống, cộng với công quét dọn vệ sinh chuồng trại tuy nhiều, nhưng một lần làm lo được cùng lúc cho nhiều con nên làm nhiều mà thành ít.

    Nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi thỏ thịt

     

    Sở dĩ cần nuôi thỏ cùng lứa với nhau là để chúng không thể tranh ăn hết phần của nhau, và nhờ đó mà lớn đồng đều nhau.

     

    Muốn thỏ thịt mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi dưỡng để chóng “xuất chuồng” thì nên cung cấp nhiều thức ăn bổ dưỡng giàu đạm như rau cỏ tươi, các loại củ quả và cả thức ăn viên.

     

    Bản tính của thỏ là thích ăn đêm, cho nên bữa đêm mới là bữa ăn chính của chúng. Tối lại, ta nên dồn cỏ vào đầy máng, đồng thời cung cấp thêm thức ăn ngũ cốc như lúa gạo hay cám viên. Nhờ được ăn nhiều, ăn no đủ nên thỏ thịt chóng tăng cân.

     

    Nguồn: Farmvina

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.