Chăn nuôi gà không dùng thuốc kháng sinh - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Chăn nuôi gà không dùng thuốc kháng sinh

    Gà là thực phẩm phổ biến ở nhiều nước. Vì thế nó cũng là đối tượng quan trọng được quan tâm để phát triển theo nhiều hướng có lợi cho sức khỏe con người.

     

    Một trong những nước có ngành công nghiệp gà rất phát triển đó là Mỹ. Tại đây gà KKS mới chiếm tỉ lệ nhỏ: 9% trong tổng giá trị gà tươi thị trường trong năm 2013 – (9-10 tỉ USD), nhưng được đánh giá đó là một sự “phát triển nhanh chóng”.

     

    Một vài sự kiện mới nhất, đó là doanh nghiệp Perdue Farms đang tung ra dòng sản phẩm Harvestland, được quảng cáo với câu khẩu hiện “là gà không kháng sinh hàng đầu quốc gia” và “bạn được thưởng thức thịt gà giống như tổ tiên ta xưa kia”.

     

    Mới đây hãng McDonald đã sử dụng gà nuôi KKS của Mỹ trong các cửa hàng của mình, gia nhập hàng ngũ các hãng thực phẩm khác như Chipotle, Panera, và Chick fil-A cũng đã ngừng sử dụng gà nuôi có sử dụng kháng sinh.

     

    Quy trình chăn nuôi gà KKS

     

    Gà được nuôi không sử dụng thuốc KS với lý do bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh hoặc điều trị bệnh. Các sản phẩm thú y không được xem là KS (chẳng hạn như một số coccidiostats dùng chống ký sinh trùng đơn bào) vẫn có thể được sử dụng. Thịt gà không chứa dư lượng KS trong thời gian thu hoạch…

     

    Những năm gần đây hàng loạt các kiểu chăn nuôi gà được “công bố” như: chăn nuôi gà tự nhiên, thả rông, không sử dụng kháng sinh, không sử dụng các chất kích thích sinh trưởng. Trong thực tế, thì việc chăn nuôi các kiểu đó “không mới mẻ” ở các nước và ngay tại Mỹ. Nhưng ngày nay nó khác hơn, là một số trại chăn nuôi theo kiểu công nghiệp truyền thống chuyển sang dạng công nghiệp hữu cơ, không KS …

     

    Dưới đây, chúng ta điểm qua hai hình thức đó:

     

    Chăn nuôi gà KKS theo kiểu tự nhiên “truyền thống”

     

    Ông Mike Adams, chủ biên Tạp chí Trang Tin tức tự nhiên, đã nói về việc chăn nuôi gà KKS, trong nhiều năm nay, ở Nam Mỹ và Miền Trung bang Texas , như sau:

     

    Gà được nuôi tự nhiên. Mỗi khi được gọi, chúng về. Chúng “ăn tươi nuốt sống bọ cạp, bọ ve, dế, và ngay cả những con thằn lằn nhỏ thường xuyên, loại bỏ tất cả các loại côn trùng gây hại từ tài sản của bạn.

     

    Bí quyết để tránh bệnh: Dinh dưỡng và dầu organo: Để giữ cho gà của bạn khỏe mạnh, tôi cho chúng ăn các chất khoáng vi lượng. Thức ăn là các loại thức ăn hữu cơ được chế biến từ những thứ như tảo bẹ biển, vỏ cua cáy, ngũ cốc nguyên hạt và các loại vitamin và khoáng chất bổ sung. Hàng ngày tôi nhỏ vào nước uống của gà một vài dọt dầu oregano. Dầu này như thể là kháng sinh. Tôi chưa bao giờ phải dùng đến thuốc kháng sinh. Trong quá trình nuôi một số gà bị chết do bệnh thủy đậu (Avian Pox).

     

    Ánh sáng mặt trời: Gà của tôi thường sẽ nằm ở một bên và mở rộng một cánh để cho phép ánh sáng mặt trời xuyên qua tất cả các con đường vào (và bên dưới) cánh đó. Ánh sáng mặt trời làm cho gà mạnh hơn..

     

    Lạnh và gió: Rất nhiều những người mới nuôi thường mắc sai lầm là sưởi ấm gà bằng các phương pháp nhân tạo trong đêm đông lạnh. Còn chúng tôi chỉ giúp chúng tránh gió, tự chúng sé sưởi ấm với một ít vỏ ngô khô. Gà và vịt khá ổn trong thời tiết băng giá.. Vì vậy, ta chẳng cần đến hệ thống sưởi đặc biệt? Đương nhiên gà con cần được sưởi ấm.

     

    Giống gà: Tôi đã nêu lên tất cả các giống gà sau đây, và đây là ý kiến ​​của tôi về từng loại:

     

    • Gà Vàng Sex Link (Golden Sex Link) – hệ thống miễn dịch yếu. Không khuyến khích.

     

    • Gà Americana . “Buồn và kỳ quặc”, đôi khi hay đánh nhau. Xinh đẹp, nhưng không phải là loại gà phù hợp để nuôi thịt.

     

    • Gà Leghorn. Trứng to, nhưng không gây được lòng tin cho mọi người, tuy nhiên. Bạn sẽ gặp khó khăn khi nuôi chúng.

     

    • Gà Delaware (màu trắng). Là giống lai sản xuất trứng và thịt, nhưng chẳng xuất sắc mặt nào. To con sơ với các giống khác, khỏe ăn. Một nhược điểm là màu trắng, dễ bị kẻ thù phát hiện từ xa. Gà làm sao có màu sắc dễ lẫn trong môi trường nuôi.

     

    • Gà Barred Rock. Là giống tôi thích thứ 2, dễ quản lý, khỏe mạnh.

     

    • Gà Rhode Island Red. Đến nay đây là giống khỏe nhất. Chúng thân thiện, dễ quản lý. Trong suốt mùa xuân và mùa hè, gà Rhode Island của tôi đẻ 6-7 quả trứng mỗi tuần!

     

    Đây là giống tốt nhất, đi với Rhode Island Reds. Rất tuyệt vời.

     

    Quy trình nuôi gà KKS hiện đại

     

    Chưa có nhiều quy trình, kinh nghiệm cho các trang trại lớn nuôi theo kiểu chăn nuôi công nghiệp không sử dụng KS. Gần đây nhất, có “Cuộc thảo luận bàn tròn này về mục đích hạn chế sử dụng kháng sinh nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho đàn gà” ở Mỹ, do Công ty thú y Zoetis tổ chức và được giới chăn nuôi quan tâm. Sau đây là một số ý kiến chính được đưa ra:

     

    Mùa thu năm 2014, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA – Mỹ) đã phát bản hướng dẫn vốn được chờ đợi từ lâu- để chấm dứt việc sử dụng các kháng sinh quan trọng để tăng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trong vòng ba năm.

     

    Tuy nhiên gà 1 ngày tuổi (kể cả gà được nuôi “hữu cơ” vẫn được phép chích một liều nhỏ kháng sinh gentamicin trước khi chích vaxin để chống lại vius herpes vốn gây chết phổ biến cho gà.

     

    Gà nuôi không KS đòi hỏi nuôi thưa hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm đi và chi phí sản xuất cao hơn.

     

    Trở ngại lớn nhất trong hệ thống chăn nuôi kiểu này là phải ngăn bệnh hoại tử ruột (necrotic enteritis – NE) khi nuôi chúng mà không có KS được trộn vào thức ăn. Ở một số trang trại nuôi gà kiểu này, điều được nghiệm thấy là, lúc đầu thì tốt, nhưng sau đó gà chết cả loạt do bệnh NE. Virus Eimeria gây bệnh cầu trùng bị nghi gây nên bệnh này. “Để duy trì sự thành công, cần thiết phải di chuyển đàn gà đến một nơi mới, ra khỏi trang trại đã bị nhiễm các loại khuẩn gây bệnh này”, chủ trang trại trại gà nói.

     

    Quản lý thận trọng cần thiết: Trước tiên, đàn gia cầm không KS phải “mới, sạch”; chất độn chuồng phải tươi, chuồng nuôi phải được thông gió tốt và chất độn chuồng được sấy.. khô hết mức có thể. Để giúp giảm tỷ lệ tử vong do NE là làm ấm gà để chúng ăn chậm lại.

     

    Phải tuân thủ “Chương trình đối tác vật nuôi toàn cầu (Global Animal Partnership program) sử dụng 5 bước để các tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe vật nuôi (animal-welfare standards). Úm gà từ 7 đến 10 ngày đầu với tất cả các yếu tố như mật độ nuôi, chất độn chuồng sạch sẽ, đủ thức ăn và nước –là rất quan trọng “. Thức ăn phải chế biến từ các nguyên liệu có chất lượng cao, không độc tố (thí dụ như ngô dễ bị mắc phải). Không cho ăn thức ăn dạng bột mà là dạng viên / hạt. Giảm bớt hàm lượng protien, nên <17% trong giai đoạn 17 ngày tuổi của gà.

     

    “Hầu hết các nhà chăn nuôi gia cầm KKS áp dụng khẩu phần toàn rau không có protein động vật, ít có khả năng chứa vi khuẩn clostridium và các vi khuẩn khác.” Loại bỏ protein động vật làm giảm khả năng nhiễm clostridial và bào tử trong thức ăn.

     

    Quản lý bệnh cầu trùng: Sử dụng vắc xin thay cho các loại kháng cầu trùng (anticoccidials) tổng hợp để chống lại cầu trùng. Tuy nhiên kết quả không ổn định.

     

    Vẫn còn vướng mắc: Tất cả các chuyên gia đều đã than thở về việc bắt buộc loại trừ sử dụng ionophores trong hệ thống nuôi gia cầm không KS. Trong khi đó chúng là các chất duy nhất sử dụng cho việc quản lý bệnh cầu trùng, bệnh ký sinh, nhưng lại cũng được xem như thuốc kháng sinh và vì thế không thể sử dụng…

     

    Những hy vọng về giá thành: Một nhà chăn nuôi gia cầm lớn dấu tên cho biết năng suất đàn gà nuôi không KS trong một số trường hợp đã hơn gà thông thường. “Chi phí nuôi gà không KS của chúng tôi trong thời gian dài có thể là 3-4 xu cho mỗi bảng khối lượng (tức ~ ½ kg) gà sống, nhưng mới đây chúng tôi đã giảm xuống còn 1.5 hoặc 2 xu, một kết quả khá tốt,” ông nói.

     

    Nuôi gà không KS ở VN và một vài suy nghĩ

     

    VN đã đối mặt với vấn đề tồn dư KS khi xuất khẩu cá ba sa và tôm sang Mỹ, EU và Nhật. Thí dụ tháng 1 – 2 năm 2014 có ~ 30 lô, thì sau đó 1 năm có gần 110 lô cá tôm bị trả lại do tồn dư kháng sinh cấm. Oxytetracycline vượt giới hạn cho phép tại EU và Nhật Bản; 18 lô bị cảnh báo nhiễm chất cấm Nitrofurazone tại EU.

     

    Tuy nhiên đối với thực phẩm tiêu thụ trong nước VN thì vấn đề tồn dư KS trong thực phẩm vẫn chưa được đặt ra ở mức độ luật. Sử dụng kháng sinh bừa bãi cho vật nuôi, các loại thực phẩm và hơn thế gà hết hạn sử dụng, gà đẻ thải loại của các nước Hàn quốc, TQ… vẫn được nhập về làm thực phẩm và bán rẻ, gây không những tổn hại cho sức khỏe mà làm hại sản xuất trong nước.

     

    Thực ra, nhu cầu thực phẩm an toàn ở VN đã có, đặc biệt là tầng lớp trung lưu trở lên. Có điều không có điều kiện tiếp xúc.

     

    Ở VN, hiện nay các dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc vẫn chăn nuôi theo kiểu tự nhiên. Gà lợn trâu bò… được thả rông, hoặc nhốt chuồng vào ban đêm, hoặc mùa vụ gieo, trồng. Vật nuôi tự kiếm ăn là chính, ít khi được chủ cho ăn. Mà thức ăn cho ăn thêm đều là lúa gạo khoai sắn, không chế biến, không độn thêm bất kỳ các loại thuốc, chất kích thích sinh trưởng, bởi lẽ họ cũng không có tiền để mua, và việc chăn nuôi của họ chủ yếu phục vụ chính mình mà không phải để bán… Theo các định nghĩa thí dụ của Mỹ chẳng hạn thì các chăn nuôi kiểu đó được gọi là: chăn nuôi không sử dụng các chất hormon, kháng sinh, tự nhiên, trang trại, thả rông…

     

    Điều đặc biệt là VN có khá nhiều giống / dòng / quần thể gà bản địa có sức sống tốt. Các giống gà đó là gà H’mông (có thể nuôi thả rông và nuôi nhốt kiểu công nghiệp), gà Ri, gà lông Xước (Hà giang), gà Đông tảo (Khoái châu, Hưng yên), gà Mía (Sơn tây, Hà nội), gà Hồ (Thuận thành, Hà bắc) , Gà Tiên phong (Duy tiên, Hà nam), Gà H’re (Ba tơ, Quảng ngãi), gà Kiến Quảng nam, gà Tre Tân châu (An giang), gà Đòn (Đức hòa, Long an), gà Ác (Long an)….

     

    Nếu chúng ta tổ chức nuôi quy mô hơn, “bài bản” hơn, chắc chắn chúng ta sẽ tạo được những đàn gà lớn hơn cung cấp cho nhu cầu xã hội.

     

    TS. Võ Văn Sự

    Nguồn: Viện Chăn nuôi

    Để lại comment của bạn

    Tin mới nhất

    T2,23/12/2024

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.