[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là nhận định của PGS TS Đỗ Tiến Duy (ảnh) – Giảng viên Khoa Chăn nuôi Thú y (Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh) trước “làn sóng” tái đàn heo mạnh mẽ tại nước ta thời gian gần đây trong cuộc trò chuyện với PV Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam.
Thưa PGS TS Đỗ Tiến Duy, bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF), sau hơn 1 năm gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi heo Việt Nam, sẽ diễn biến ra sao trong 2020 và những năm tiếp theo?
Theo báo cáo của Cục Thú y và Cục chăn nuôi, ngay sau khi xâm nhập vào đàn heo Việt Nam, chỉ sau 3-4 tháng, ASF đã đạt đỉnh và lây lan đến hơn 8200 xã thuộc 63 tỉnh thành trong vòng 9 tháng sau đó. Chỉ sau 1 năm, số heo mắc bệnh và tiêu hủy khoảng 6 triệu con (chiếm 21.5 % tổng đàn), tương ứng 342.091 tấn, chiếm 9% tổng sản lượng thịt heo cả nước.
Trong khi đó, chăn nuôi heo chiếm ti lệ 71,5% trong cơ cấu ngành chăn nuôi; đây cũng là nguồn cung ứng thịt chính tại Việt Nam, có vai trò quan trọng đối với con người và các hoạt động kinh tế xã hội như chính sách nông nghiệp, an sinh xã hội, thức ăn chăn nuôi, thú y, công ăn việc làm, vận tải, giáo dục, khoa học và hoạt động liên quan khác.
Sự sụt giảm sâu của tổng đàn heo do ASF đã ngay lập tức thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của chăn nuôi gia cầm (16.5%), thú nhai lại (trên 5.0%), vật nuôi khác (trên 3.0%) và cũng tăng nhanh chóng (63.0%) thịt heo được nhập khẩu trong năm 2019.
ASF đã tạo ra cuộc khủng hoảng giảm sâu sản lượng cung ứng thịt heo cho thị trường. Khi dịch ASF ở đỉnh điểm, số lượng heo chết bệnh và heo bị tiêu hủy do tiếp xúc cùng đàn có thể chỉ là số liệu ghi nhận chính thức. Còn, số lượng heo sụt giảm do bán chạy không khai báo dịch hoặc bán tháo heo khỏe do thái độ sợ virus sẽ xâm nhiễm vào trại, có thể lớn hơn nhiều và khó ước đoán. Sự chênh lệch giá cả thịt heo rất thấp ở vùng đang xảy ra dịch bệnh, so với vùng khác giá cao cũng là động lực lớn cho việc vận chuyển heo và sản phẩm từ heo.
Tổng đàn heo sụt giảm do dịch bệnh xảy ra nhanh và việc từ bỏ chăn nuôi heo là một nguy cơ rất lớn, gây ra tình trạng thiếu hụt thịt heo trong cả nước; đồng thời đã làm tăng phi mã giá thịt heo lên gấp đôi đến ba lần so với trước đây.
Nhiều giải pháp đã được áp dụng ở nhiều cấp từ Chính phủ, chính quyền địa phương và trang trại làm giảm thiệt hại do ASF và phục hồi khả năng cung ứng thịt. Cụ thể như: tái cơ cấu ngành chăn nuôi, tái cơ cấu lại mô hình sản xuất thịt heo, quy hoạch tập trung có kiểm soát cơ sở giết mổ/chợ tươi sống và tăng cường phòng chống dịch bệnh bởi nâng cao an toàn sinh học.
Kịch bản diễn biến của của thị trường heo năm 2020 phụ thuộc vào 2 yếu tố: làm sao sống sót trong vùng lưu hành bệnh/ virus của các trại chưa xảy ra dịch và việc tái đàn có thành công không. Ngoài ra, cũng cần tính toán đến hạn ngạch nhập khẩu thịt heo cho phép vào nước ta.
Lời khuyên của TS dành cho người chăn nuôi có ý định tái đàn thời điểm này là gì?
Khả năng tái đàn và kiểm soát dịch bệnh ở dưới một thách thức rất lớn bởi do gánh nặng của sự lưu hành rộng và tiềm ẩn của ASF virus cũng như khả năng sống sót kéo dài của virus ngoài môi trường. ASF đã trở thành bệnh địa phương ở nhiều khu vực chăn nuôi. Việc loại trừ virus ASF ra khỏi đàn heo nói riêng và lãnh thổ Việt Nam nói chung là một thách thức lớn, và có thể dự đoán rằng khó thực hiện trong thời gian ngắn, mà cần cả thập kỷ. Các ổ dịch có thể vẫn tiếp tục xảy ra, sự lưu hành và vấy nhiễm virus vẫn tiềm ẩn sẽ đe dọa sự duy trì và tái đàn thành công.
Không chỉ có ASF, đàn heo cũng đã và đang mang gánh nặng của nhiều dịch bệnh quan trọng khác, trong đó một số bệnh nổi bật như hội chứng tiêu chảy cấp (PEDV, TGEV, PDoCV, PRoA), Dịch tả heo cổ điển, PRRS độc lực cao, Cúm heo, Lở Mồm Long Móng chủng mới, Đóng dấu son, Các bệnh liên quan PCV2/PCV3 và Hội chứng viêm hồi kết tràng trên heo thịt.
Khoảng thời gian dài là liều thuốc thực sự cần thiết nhằm phục hồi lại sản xuất thịt heo ở Việt Nam
Khoảng thời gian dài là liều thuốc thực sự cần thiết nhằm phục hồi lại sản xuất thịt heo ở Việt Nam. Thêm vào đó, rất nhiều nghiên cứu cần được thực hiện để làm sáng tỏ các vấn đề. Cụ thể như: mô hình chăn nuôi nào an toàn để bảo vệ đàn heo giống, các quy trình kiểm định heo giống sạch bệnh cho việc tái đàn, mô hình tái đàn nào là hiệu quả, chiến lược thực hiện an toàn sinh học trong hệ sinh thái chăn nuôi phức tạp có khả thi không, làm sao kiểm dịch chặt chẽ chuỗi cung cấp thịt heo sạch bệnh, làm sao đảm bảo virus ASF bị vô hoạt ở môi trường bên ngoài đặc biệt như nước, đất và thức ăn vấy nhiễm, làm sao ngăn chặn được virus ASF không xâm nhiễm vào đàn heo, làm sao sống sót trong vùng dịch bệnh, thiết lập vùng an toàn dịch để duy trì sản xuất thịt heo, vai trò mang mầm bệnh trong quần thể heo rừng…
Mặc dù vậy, nghiên cứu chế tạo vaccine và chất chống virus là chiến lược chủ động hơn và kỳ vọng cho việc phòng bệnh hiện nay.
Để tái đàn thành công với các trại đã bị nhiễm, chưa nhiễm ASF, cần thực hiện động tác cần thiết ra sao, thưa TS?
Tái đàn sau ASF là vấn đề cần có sự chuẩn bị lỹ lưỡng cả về tầm vĩ mô lẫn vi mô, vì đặc điểm dịch tễ virus ASF có nhiều khác biệt so với với các mầm bệnh khác. Ở cấp độ kỹ thuật, tái đàn có thể được chia ra 2 loại tái đàn một phần hay tái đàn toàn phần (toàn bộ đàn, loại hết heo để nuôi mới). Từ đó, lại xem xét về mặt vị trí địa lý và nguồn heo giống để tái đàn. Nếu tái đàn được thực hiện ở một vị trí địa lý mới (không có lịch sử bệnh), ở trại chăn nuôi mới (chưa từng xảy ra dịch bệnh) và nguồn giống mới (sạch bệnh) thì có thể nói đây là “nuôi mới”.
Còn thường thì tái đàn được hiểu là nuôi trở lại đàn heo ở vị trí và trại đã có tiền sử bệnh trước đây. Do đó, thành công của tái đàn heo ở mức độ nào tùy thuộc vào kiểu “tái đàn” mà chúng ta lựa chọn. Cho dù “nuôi mới” hay “tái đàn” thì chúng ta luôn nhớ nguy cơ mầm bệnh (ASF) ở một nước đang có lưu hành mầm bệnh này luôn có thể xâm nhập từ bện ngoài vào theo con đường lây lan mà chúng ta đã biết. Do đó, nếu việc tái đàn được thực hiện ở Vùng sạch bệnh hay An toàn dịch bệnh thì nguy cơ xâm nhiễm mầm bệnh sẽ thấp hơn các vùng đang lưu hành mầm bệnh. Giả định, việc tái đàn được thực hiện ở các trại đã và đang từng xảy ra dịch bệnh thì cần lưu đến một số điều kiện cần và đủ cũng như các bước chuẩn bị tái đàn (sơ đồ ở dưới), như sau:
Điều kiện cần
- Đàn heo bệnh phải được loại trừ hoàn toàn thú bệnh, sau đó thực hiện các bước vệ sinh khử trùng, để trống đủ thời gian và nuôi thử thú chỉ báo để đảm bảo tái đàn an toàn.
- Cô lập, cách ly trại với bên ngoài và đảm bảo không có sự xâm nhập của mầm bệnh vào trại sau khi loại trừ heo bệnh và vệ sinh sát trùng đầy đủ.
Điều kiện đủ
- Cần có sự phối hợp của 1 đội kỹ thuật chuyên nghiệp hướng dẫn thực thi và đảm bảo quá trình được thực hiện đúng và đủ.
- Đánh giá lại tính khả thi về kết cấu chuồng trại, quy mô chăn nuôi đạt yêu cầu tối thiểu.
- Nâng cấp chuồng nuôi “kín cửa” là điều kiện được khuyến cáo.
Trên thực tế, TS đã thấy trại nào sau khi bị ASF đã tái đàn và xuất bán thành công?
Tôi nhận thấy rằng, các trại tái đàn thực hiện chặt chẽ các bước và thời gian hướng dẫn như trên thì thành công. Tất cả thành viên tham gia tái đàn từ chủ trại, kỹ thuật, và công nhận cần được tập huấn để thấu hiểu về bệnh, dịch tễ, các bước tái đàn và bảo vệ sức khỏe heo.
Việc tái đàn có thể thất bại ở một tỷ lệ nào đó ở một trại cụ thể nào đó. Như vậy, chương trình phản ứng ra sao để xử lý dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo không làm phức tạp sự vấy nhiễm mầm bệnh ra ngoài thì lại cần một đội phản ứng nhanh và xử lý chính xác nhằm chặn đứng mầm bệnh.
Nhưng tái đàn thành công là một chuyện, còn việc bảo vệ đàn heo sau tái đàn được an toàn dịch bệnh là một chuyện khác, vì mầm bệnh vẫn còn lưu hành ở ngoài môi trường, chuỗi thực phẩm thịt heo và các vector khác. Do đó, lúc này đây, việc tái đàn và “sống sót” sau đó thực sự cần một quy hoạch vĩ mô về vùng cách ly an toàn dịch với ASF để tăng cao hiệu quả và sự thành công.
Tại những hố chôn heo nhiễm ASF, có những nguy cơ nào đối với môi trường và tác động đến dịch bệnh, chăn nuôi, thưa TS?
Nguy cơ của hố chôn phụ thuộc vào cách chôn và xử lý xác chết và khử trùng; nếu thực hiện đúng thì nguy cơ sẽ rất ít sau một thời gian ngắn. Mặc dù vậy, sau các ổ dịch hố chôn cần được quản lý, làm rào bao quanh và làm bảng cấm không cho con người, nhất là công nhân đang tham gia chăn nuôi và động vật khác xâm phạm vào vì có thể bị vấy nhiễm hay tác động gây phát tán mầm bệnh.
Hiện tại, ở nước ta chưa có công trình khoa học nào đăng tin về khả năng sống sót của virus ASF sau thời gian bao lâu theo các hình thức chôn và xử lý xác chết cụ thể ra sao. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý, trong lịch sử của các nước xảy ra dịch bệnh trước đây, virus ASF có thể còn sống hơn 60 ngày đến nhiều tháng ở các hố chôn và nước hồ, nước bề mặt bị ô nhiễm tùy theo kỹ thuật chôn, nhiệt độ môi trường và yếu tố thuận lợi khác giúp cho sự tồn tại này.
Chân thành cảm ơn PGS TS Đỗ Tiến Duy về cuộc trò chuyện này!
Trần Ngân (thực hiện)
ASF đã tạo ra cuộc khủng hoảng giảm sâu sản lượng cung ứng thịt heo cho thị trường. Khi dịch ASF ở đỉnh điểm, số lượng heo chết bệnh và heo bị tiêu hủy do tiếp xúc cùng đàn có thể chỉ là số liệu ghi nhận chính thức. Còn, số lượng heo sụt giảm do bán chạy không khai báo dịch hoặc bán tháo heo khỏe do thái độ sợ virus sẽ xâm nhiễm vào trại, có thể lớn hơn nhiều và khó ước đoán. Sự chênh lệch giá cả thịt heo rất thấp ở vùng đang xảy ra dịch bệnh, so với vùng khác giá cao cũng là động lực lớn cho việc vận chuyển heo và sản phẩm từ heo – PGS TS Đỗ Tiến Duy (Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất