[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dự án ‘Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác đất đốc vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam’ (LPS/2015/037) kéo dài 5 năm và được thực hiện tại tỉnh Điện Biên từ năm 2017. Mục đích của dự án là cải thiện thu nhập của nông hộ sản xuất quy mô nhỏ ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường chăn nuôi thâm canh bò thịt và cải thiện liên kết thị trường.
Mặc dù Chính phủ Việt Nam thúc đẩy sản xuất chăn nuôi cho vùng cao nhưng nông dân đang phải sản xuất thâm canh chăn nuôi và trồng trọt trên nguồn đất hạn chế. Các cây trồng phổ biến bao gồm lúa, ngô và sắn, vật nuôi phổ biến bao gồm trâu, bò, lợn và gà. Sản xuất trồng trọt, chăn nuôi ở địa phương chủ yếu cung cấp cho thị trường trong tỉnh Điện Biên.
Các mục tiêu khi dự án kết thúc bao gồm: (1) hiểu biết về quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi bò thịt quảng canh sang thâm canh; (2) phát triển các công nghệ/chiến lược để hỗ trợ sản xuất thâm canh; (3) tăng cường liên kết nông dân với thị trường; và (4) xây dựng năng lực trong chuỗi giá trị chăn nuôi để phát triển bền vững ngành trong thời gian dài hơn.
Dự án đã có những kết quả bước đầu
Phân tích sinh kế dựa vào chăn nuôi gia súc
Trong hai năm đầu tiên, dự án đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhóm dự án đã thực hiện phân tích sinh kế để tìm hiểu quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi bò thịt quảng canh sang thâm canh, hiểu thêm về tình hình sinh kế tại địa phương và phát triển dữ liệu cơ bản cho các can thiệp trong tương lai ở hai huyện Điện Biên và Tuần Giáo.
Phân tích sinh kế dựa vào chăn nuôi gia súc chú trọng vào đánh giá tài sản sinh kế tại địa phương; chiến lược sản xuất, đặc biệt là chiến lược sản xuất và tiếp thị gia súc, vai trò giới và quy trình thể chế có tác động đến sự phát triển sinh kế của các nông hộ sản xuất nhỏ tại địa phương. Hơn nữa, phân tích sinh kế xem xét sự khác biệt giữa các kiểu nông hộ, đặc biệt là mức độ chuyển đổi hiện tại của họ từ hệ thống chăn nuôi gia súc quảng canh sang thâm canh, khả năng phục hồi và đối phó với các áp lực và biến động sinh kế, mong muốn, động lực cũng như các yếu tố hỗ trợ/rào cản để thay đổi.
Dự án cũng đang tìm hiểu các hệ thống sản xuất thức ăn thô xanh cải tiến giúp ích cho hệ thống chăn nuôi thâm canh. Song song với khảo sát sinh kế, dự án cũng tiến hành khảo sát về hệ thống sản xuất thức ăn thô xanh để đánh giá sự đa dạng của các trang trại chăn nuôi ở các huyện Điện Biên và Tuần Giáo và mô tả các hoạt động chăn nuôi và việc sử dụng tài nguyên.
Sử dụng các kết quả khảo sát sinh kế làm cơ sở, dự án thiết kế thử nghiệm và thực hiện thử nghiệm thức ăn thô xanh đầu tiên tại thực địa, sau đó phân tích kết quả sơ bộ. Các thử nghiệm bao gồm đánh giá khả năng sinh trưởng của cây yến mạch trong luân canh giữa hai vụ lúa ở vùng đất thấp để tận dụng độ ẩm trên ruộng, cũng như đánh giá năng suất tiềm năng của ngô được trồng dày làm thức ăn ủ cho gia súc.
Dự án cũng tiến hành các thử nghiệm về thức ăn cho gia súc tại Trung tâm Khuyến nông – Giống cây trồng, Vật nuôi tỉnh Điện Biên, đồng thời các nhà nghiên cứu và cán bộ của Sở NN&PTNT được đào tạo về phương pháp nghiên cứu chăn nuôi, chấm điểm thể trạng, các vấn đề về đạo đức và phúc lợi động vật.
Thêm vào đó, dự án cũng thực hiện các hoạt động cho phát triển thị trường. Dự án tổ chức các chương trình đào tạo và hội thảo về chuỗi giá trị, phân tích và thực hiện các cải tiến trong chuỗi giá trị để nâng cao năng lực trong phát triển và hỗ trợ liên kết thị trường.
Thành lập 6 nhóm sở thích chăn nuôi và thăm nông hộ nuôi bò thịt
Dự án đã thành lập 6 nhóm cùng sở thích chăn nuôi bò mới trong đó có nhiều tác nhân và các bên liên quan trong chuỗi giá trị tham gia, ngoài các nhóm hiện có (nhóm có một tác nhân- chỉ gồm nông dân) đang được duy trì. Hai hợp tác xã đã được thành lập ở huyện Điện Biên (chuỗi giá trị bò thịt) và huyện Tuần Giáo (chuỗi giá trị bò giống) với sự tham gia của các tác nhân như lò mổ, siêu thị, nhà thu mua và các thành viên đã thành công tại các nhóm cùng sở thích. Các nhóm cùng sở thích này là thành phần vệ tinh của các hợp tác xã.
Dự án đã tiến hành các hoạt động khác nhau để tăng cường năng lực cho các đối tác địa phương đặc biệt là người chăn nuôi. Dự án tổ chức chuyến đi thăm các nông hộ chăn nuôi bò thịt điển hình ở tỉnh Đắk Lắk vào tháng 8 năm 2018 (hoạt động tương tác) để thấy được những thay đổi trong thực hành của nông dân ở khu vực nghiên cứu. Sau chuyến thăm và được Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên tập huấn, một số nông dân bắt đầu sản xuất thức ăn ủ xanh cho bò.
Các nông dân trong Dự án đi tham quan trang trại bò ở ĐắK LắK
Ngoài các mục tiêu cụ thể, dự án đã hợp tác với các dự án của ACIAR và các dự án khác trong khu vực đang nghiên cứu. Một số kết quả nổi bật có thể kể đến như: các sinh viên Australia và Việt Nam đã thiết kế và xây dựng được ba chuồng bò tại Điện Biên; tăng cường năng lực cho 35 sinh viên trong vòng hai năm theo chương trình New Colombo của chính phủ Australia; tổ chức một chuyến thực địa chung với dự án ‘Nông lâm kết hợp cho sinh kế của nông hộ nhỏ tại khu vực Tây Bắc’ (AFLI-II) và chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc họp đánh giá giữa kỳ của dự án AFLI; hợp tác với dự án về giới của ACIAR (AGB/2017/008) tại huyện Tuần Giáo.
Hơn nữa, dự án bò thịt của ACIAR LPS/2015/037 được đồng triển khai để thực hiện nội dung “Cân bằng và hiệp lực trong phối hợp chăn nuôi thâm canh với nông nghiệp sinh thái ở vùng núi” (TAG) trong khuôn khổ dự án khu vực ACTAE “Hướng tới sự chuyển dịch sang nông nghiệp sinh thái ở khu vực sông Mêkông” do Cơ quan Phát triển Pháp và Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nghiên cứu Nông nghiệp Vì sự phát triển của Pháp tài trợ ở huyện Tuần Giáo. Nhiều sinh viên trong nước và quốc tế cũng đã có cơ hội thực tập trong khuôn khổ dự án. TS. Stephen Ives – Lê Thị Thanh Huyền
Chu trình sáng tạo tri thức xuyên biên giới
Cuối cùng, dự án đã khởi xướng một chu trình sáng tạo tri thức xuyên biên giới thông qua chiến lược phát triển các nhóm nghiên cứu đa ngành và đa tổ chức cho từng mục tiêu. Đây là một khái niệm còn mới cho các đối tác dự án vì các mục tiêu, hoạt động và ngân sách liên quan thường chỉ được phân bổ cho một tổ chức. Mặc dù đây là một thách thức nhưng cũng mang lại một số lợi ích.
Sau các hoạt động, hầu hết tất cả các nhà nghiên cứu và cán bộ của Sở NN&PTNT đã thấy được tầm quan trọng của phương pháp làm việc này. Từ khi bắt đầu cho tới nay, sự gắn kết giữa các tổ chức cũng như năng lực của các nhà nghiên cứu trẻ tăng lên. Hơn nữa, Sở NN&PTNT Tỉnh tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động của dự án, không chỉ trong quản trị mà còn trong nghiên cứu và hoạt động khuyến nông. Những điều này là cần thiết cho sự phát triển bền vững trong tương lai gần.
Stephen Ives – Lê Thị Thanh Huyền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Maraseni, T.N., Son, H.L., Cockfield, G., Duy, H.V., Nghia, T.D., 2017a. Comparing the financial returns from acacia plantations with different plantation densities and rotation ages in Vietnam. Forest Policy and Economics 83, 80-87. Maraseni, T.N., Son, H.L., Cockfield, G., Duy, H.V., Nghia, T.D., 2017b.
The financial benefits of forest certification: Case studies of acacia growers and a furniture company in Central Vietnam. Land Use Policy 69, 56-63.
Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm. 2019.
Việt Nam xuất khẩu gỗ dăm: Thực trạng và thay đổi về chính sách. Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hà Nội.
Nông dân Quàng Văn Thủy (ảnh): Dự án phát triển chăn nuôi bò là hướng đi đúng và phù hợp
Ông Quàng Văn Thủy là trưởng Nhóm sở thích chăn nuôi bò ở xã Quài Nưa, tỉnh Điện Biên và là một người hưởng lợi từ dự án ‘Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác đất dốc vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam’ (ACIAR LPS/2015/037).
Ông Thủy là một trong những người tiên phong trong các Nhóm sở thích tham gia trồng cỏ, chuyển đổi đất trồng lúa, ngô không hiệu quả sang trồng các loại cây thức ăn do dự án giới thiệu và hướng dẫn gồm VA06, Guine, và Mulato II, thực hiện ủ và dự trữ cây thức ăn đảm bảo nguồn thức ăn xanh chất lượng cao và hiệu quả quanh năm cho đàn bò, giảm thiểu công chăn dắt và cắt cỏ tự nhiên đồng thời tăng đàn và tăng năng suất.
ACIAR đã có cuộc phỏng vấn ngắn với ông Quàng Văn Thủy.
Chào ông, ông có thể giới thiệu về bản thân mình? Gia đình tôi trồng cỏ trên diện tích 5000 m2 và chăn nuôi bò khoảng 12 đến 15 con. Ông đã tham gia vào dự án ACIAR như thế nào?
Tôi tự nguyện tham gia vào dự án của ACIAR khi dự án phát triển tại địa phương vì tôi thấy dự án phát triển chăn nuôi trâu bò là hướng đi đúng và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương tôi hiện nay. Hơn nữa, dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.
Điều mà ông thích nhất khi làm việc với dự án ACIAR là gì?
Mọi người đều bình đẳng và được phát biểu ý kiến, xây dựng đề tài và các biện pháp, giải pháp khắc phục, và bàn bạc đưa ra công nghệ, thiết bị định vị mới. Tôi rất thích làm việc với dự án vì làm việc rất khoa học và hiệu quả cao.
Ông có thể chia sẻ kế hoạch của mình trong tương lai?
Tôi sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực nhân rộng các mô hình trồng cỏ rộng lớn, phát triển mạnh về chăn nuôi trâu bò và sử dụng thiết bị định vị mới. Tôi mong muốn được đồng hành cùng dự án ACIAR lâu dài hơn và xa hơn và sẽ là làm công tác cầu nối giữa người chăn nuôi và dự án, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ông có thể chia sẻ kỉ niệm đáng nhớ với dự án của ACIAR?
Tôi rất tự hào được tiếp cận và tham gia dự án này, tôi rất vinh dự và hạnh phúc. Nhờ có dự án mà lần đầu tiên tôi được đi máy bay cả hai chiều và được đi tham quan các mô hình tại Đắk Lắk. Tôi mong muốn dự án cho đi tham quan học hỏi các mô hình kinh tế của các nước khác, đặc biệt là nước Pháp và Thái Lan. Trân trọng cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn này.
ACIAR (thực hiện)
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất