Chất cấm là gì?
Chất cấm trong chăn nuôi là toàn bộ các hóa chất, kháng sinh, chất hóa học dùng trong chăn nuôi mà gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và được luật pháp nghiêm cấm sử dụng, buôn bán, sản xuất.
Loại chất cấm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vẫn là các chất hormone kích thích tăng trọng hay còn gọi là “chất tạo nạc” là một hợp chất hóa học tổng hợp phenethanolamine thuộc họ chất chủ vận β- agonistđược xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới.
Các chất chủ vận beta hay chất chủ vận thụ thể hormone tuyến thượng thận beta có tác dụng duỗi các cơ của đường dẫn khí, làm giãn rộng đường dẫn khí và dẫn đến việc hô hấp dễ dàng hơn. Chúng là một lớp các tác nhân bắt chước giao cảm tác động trên các thụ thể tuyến thượng thận beta.
Hình 1: Các hợp chất nhóm β- agonist làm giãn phế quản
Các hormone sinh trưởng thuộc nhóm β – agonists có tác dụng kích thích tăng cường quá trình trao đổi chất, chúng điều khiển các chất dinh dưỡng hướng vào mô cơ mà không hướng vào mô mỡ, nhờ đó làm tăng tỷ lệ nạc.
Sự tác động của nhóm β – agonists
Trên động vật, khi được cho ăn với 1 lượng lớn (1.000-6.000mg) mỗi ngày, nhóm chất này kích thích tuyến thượng thận sản sinh corticoid (làm béo) và làm chuyển hóa nhanh các mô mỡ để tăng khối lượng nạc, các sợi cơ phình ra làm tăng tỷ lệ thịt mông, đùi, làm cho da bóng mượt.
Để kích thích vật nuôi (chủ yếu là heo, gà) tăng trọng lượng nhanh chóng trong 1 khoảng thời gian quá ngắn, làm cho hàm lượng các hóa chất này tồn dư trong cơ thể vật nuôi quá cao → khi con người ăn thịt từ những vật nuôi đó → về lâu dài các hóa chất tạo nạc đó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Hình 2: Sự khác nhau độ dầy da lưng của heo có sử dụng và không sử dụng hợp chất nhóm β- agonist
Tồn dư của nhóm β – agonists
Đến nay, nhiều nghiên cứu cho thấy khi sử dụng hormone trong chăn nuôi sẽ dẫn đến tình trạng tồn dư hormone trong sản phẩmđộng vật, có thể làm rối loạn cân bằng hormone của người khi sử dụng và gây tác hại đến môi trường, khi hormone được thải ra ngoài, các loại sinh vật khác ăn phải cũng có khả năng gây rối loạn sinh sản, sinh trưởng.
Việc tồn dư hormone sinh trưởng trong thực phẩm là nguyên nhân gây ra những thay đổi bất thường cho sự phát triển của cơ thể, gây biến đổi gene, tác nhân gây ung thư và kích thích những khối u phát triển nhanh hơn.
Ăn thực phẩm tồn dư các hormone thuộc nhóm b-agonist như salbutamol clenbuterol, có thể gây run cơ, tim đập nhanh, thần kinh bị kích thích trong thời gian nhiều ngày. Sử dụng hormone kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi cũng gây một số thiệt hại kinh tế trực tiếp như hao hụt lúc giết mổ cao, sự biến đổi màu thịt rất nhanh, thịt mau bị hư hỏng.
Hình 3: Sự khác nhau về màu sắc của thịt heo có sử dụng nhóm b-agonist
Danh mục một số chất cấm trong chăn nuôi
Do các tác hại của hormone trong thực phẩm nên Ủy ban châu Âu đã cấm sử dụng các hormone sinh trưởng kể từ ngày 24/5/2000 và cấm tuyệt đối việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi như là chất kích thích sinh trưởng từngày 01/01/2006.
Tại Việt Nam có các văn bản hướng dẫn kiểm soát việc sử dụng beta-agonist như Nghị định số 8/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi; Thông tư số 57/2012/TT-BNNPTNT ngày 7/11/2012 quy định việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các chất thuộc nhóm beta – agonist trong chăn nuôi.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm đặc biệt là các hành vi kinh doanh, sử dụng chất beta – agonist trong chăn nuôi theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/07/2017 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thú y; công khai rộng rãi các vi phạm sử dụng chất Beta – agonist trên các phương tiện thông tin để cảnh báo nguy cơ cho người tiêu dùng
Đến thời điểm hiện tại, theo quy định của luật pháp Việt Nam thì có tất cả 22 loại chất cấm không được sử dụng trong chăn nuôi như bảng dưới đây.
Bảng 1: Danh mục chất cấm theo Thông tư 28/2014/TT-BNNPTNT
Hình 4: Kiểm tra sử dụng chất cấm trong trang trại nuôi heo
Cách nhận biết thịt heo có chất cấm
Trước tình trạng thịt heo bị nhiễm chất kích nạc khiến người tiêu dùng quan ngại khi sử dụng sản phẩm này. Trong khi loại thực phẩm này lại được dùng rất phổ biến và cần thiết cho cuộc sống nên người tiêu dùng cần phân biệt thịt heo chứa chất cấm và thịt của giống heo siêu nạc để có thể chọn được loại thực phẩm an toàn đảm bảo sức khỏe cho gia đình dựa vào những đặc điểm sau:
Đặc điểm thịt theo siêu nạc: Khi heo còn sống, da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong. Trên da còn xuất hiện đốm đỏ, heo đi đứng nặng nề, thậm chí còn bại liệt do xương bị mục.
Heo có nạc nhiều vun cao (nạc gần sát với da), heo có mỡ ít, chỉ mỏng khoảng 0,4- 1cm (heo bình thường dày 1,5-2 cm). Thịt heo có màu đỏ như thịt bò, không còn mềm mại (thịt heo bình thường có màu hồng tự nhiên và mịn); khi nấu nướng bị mất chất béo và mùi vị thơm ngon.
Hình 5: Các dấu hiệu nhận biết heo có sử dụng chất cấm
Heo dùng một số loại chất cấm (tạo nạc, tăng trọng…), khi giết thịt thì thịt thường có màu đỏ sậm ngả sang đen, thịt mất đi tính hấp dẫn vốn có. Hoặc trên bề mặt da, đặc biệt ở các vị trí khớp, khuỷu… có những quầng chấm đỏ lan rộng, pha lẫn sậm đen.
Đặc điểm: thịt heo tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém. Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò.
Trên đây là một số thông tin về chất cấm, danh mục các chất cấm và cách nhận biết thịt heo có sử dụng chất cấm./.
Trần Thị Nhung
Phòng quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi
Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Bình Dương
- chất cấm li>
- chất cấm Salbutamol li>
- chất cấm trong chăn nuôi li> ul>
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T5,09/01/2025
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất