Sau một vài nhầm lẫn trước đây về cơ chế hoạt động chính xác của các chất phụ gia thức ăn có nguồn gốc thực vật, các nghiên cứu sau đó đã chứng minh được tác dụng tích cực của chúng không nằm trong phạm vi nghi ngờ. Vậy thì, lợi ích đối với heo nái là gì trong cả hai giai đoạn mang thai và cho con bú ?
Trong thực tế, các nhà sản xuất thức ăn hoặc chăn nuôi tìm thấy chính mình phải đương đầu với một số lượng chưa từng thấy các sản phẩm với các tuyên bố về tính hiệu quả và thành phần khác nhau. Randolf Nott, một nhà tiên phong người Đức về chất phụ gia thức ăn có nguồn gốc thực vật phức hợp đã tung ra thế hệ đầu tiên của dòng sản phẩm vào năm 1989 từng nói: “Nghệ thuật tổ hợp phụ gia có nguồn gốc thực vật nằm trong việc tìm kiếm một sự kết hợp thích hợp các thành phần nguyên liệu phù hợp của thực vật”. “Có một giới hạn rất mỏng giữa một công thức thành công và một hỗn hợp của các thành phần nhỏ khác nhau. Một sự kết hợp các vật liệu thực vật khác nhau, tối ưu hóa tác dụng cộng hưởng của các phần tử hoạt tính.”
Những nguyên tắc này cung cấp cơ sở duy nhất để phát triển chất phụ gia thức ăn có nguồn gốc thực vật phức hợp (PFAs) phù hợp trong các hiệu ứng của chúng trong chuỗi các điều kiện sản xuất.
Thông qua con đường chất phụ gia thức ăn có nguồn gốc thực vật (PFAs)
Khó có thể đánh giá một cách chắc chắn về tính hiệu quả của các hợp chất phụ gia có nguồn gốc thực vật lên chức năng ruột. Một khó khăn nữa là hầu hết các đặc tính đều được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm do sự biến thiên tự nhiên về thành phần các chất biến dưỡng thứ cấp của thực vật, tùy vào nguồn gốc thực vật, quá trình chế biến và thành phần cấu tạo của thực vật đó.
Rất nhiều sản phẩm khẳng định một cách thiếu bằng chứng về mặt thử nghiệm khoa học và thực tế, và mơ hồ trong tuyên bố của họ. Một ví dụ là, một loạt các sản phẩm PFA đều được tuyên bố là có thuộc tính kháng khuẩn. Nhưng lại không có sự phân biệt cơ chế hoạt động giữa thuốc diệt khuẩn (giết vi khuẩn) và thuốc kìm hãm vi khuẩn (ức chế sự tăng trưởng và sinh sản). Hoạt động của các thuốc diệt khuẩn nói chung được công nhận ở các loại kháng sinh tổng hợp, chịu rủi ro của sự phát triển đề kháng. Còn tác dụng của thuốc kìm hãm vi khuẩn thì không phải chịu sự rủi ro này.
Phụ gia thức ăn có nguồn gốc thực vật (PFA) – mục đích sử dụng ?
Khi PFA được sử dụng lần đầu, có nhiều nhầm lẫn rằng liệu chúng có tác dụng thay thế kháng sinh hay không. Các nhà khoa học đã phân tích đến mức độ tế bào. Cuộc tranh luận đơn giản là vì nói chung người ta sử dụng thuật ngữ “kháng sinh” thay vì sử dụng thuật ngữ đúng “chất kích thích tăng trưởng bằng kháng sinh” (AGP).
Ngày nay, người ta chấp nhận một cách phổ biến rằng PFA có thể thay thế AGP, chúng có một loạt các tác dụng tích cực rộng hơn nhiều so với AGP trên động vật.
PFA phức hợp có thể giúp bảo vệ chính vật nuôi (thuộc tính phòng ngừa và ổn định toàn diện) và khai thác tốt hơn các chất dinh dưỡng khả dụng (nâng cao khả năng ăn vào và sự tiêu hóa). Việc sử dụng PFA cũng giúp cải thiện năng suất vật nuôi (sinh sản, tăng trưởng, sức khỏe) và đóng góp vào sự sản xuất tiết kiệm, thân thiện với môi trường và vật nuôi hơn.
Năng suất và tình trạng sức khỏe
Một số nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tích cực của PFA lên năng suất heo nái và ổ heo con khi chúng được sử dụng trong thức ăn nái nuôi con. Nái ăn nhiều hơn trong giai đoạn cho con bú và cho sữa nhiều hơn, chuyển hóa thức ăn hiệu quả hơn, giảm thiểu sự giảm trọng của nái sau khi cai sữa, và ổ heo con tăng trọng nhanh.
Một nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng một PFA trong thời gian mang thai và cho con bú dựa trên các chỉ số sản xuất. Nghiên cứu được thực hiện trong một trại heo nái ở Đức có quy mô lớn với hai đàn nái riêng biệt, mỗi đàn có trung bình hơn 4.700 nái thuộc giống Đan Mạch.
Cả hai đàn được cho ăn cùng một chương trình cho ăn với cùng một khẩu con, giai đoạn nái được thụ tinh, nái giai đoạn tiền mang thai và nái mang thai. Thức ăn giai đoạn tiền mang thai được bổ sung phụ phẩm lên men bia, còn giai đoạn mang thai thì được bổ sung phụ phẩm lên men bia và phụ phẩm chưng cất rượu. Digestarom® Sow, một hỗn hợp các loại thảo mộc, chất gia vị và tinh dầu được áp dụng ở nồng độ 150g/tấn thức ăn (88% vật chất khô) trong tất cả các khẩu phần của đàn nái thử nghiệm.
Nghiên cứu đã cho thấy rằng việc bổ sung khẩu phần với PFA đã cải thiện sinh sản của nái toàn diện. Các thông số về năng suất như tỉ lệ đẻ, chỉ số heo con và số heo con cai sữa có trọng lượng thích hợp đã được nâng cao ở tất cả các lứa.
Trong chu kỳ sinh sản đầu tiên được áp dụng PFA, đàn nái thử nghiệm biểu hiện chỉ số heo con cao và ổn định hơn. Những khác biệt này là rõ ràng nhất trong chu kỳ sinh sản thứ 2 khi PFA được áp dụng (Hình 1). Tỉ lệ loại thải cao làm giảm thời gian trung bình sử dụng nái, do đó ảnh hưởng đến tuổi sinh sản, tỉ lệ thay thế và tình trạng kinh tế của đàn. Tuy nhiên, trong các vấn đề thì tỉ lệ loại thải do Một số ít hơn 30% nái trong đàn thử Các kết quả nghiên cứu này đã xác suất kĩ thuật của nái. Chất phụ gia thức ăn có nguồn gốc thực vật cũng ổn định được sức khỏe và khả năng sản xuất của những nái thuộc các lứa sau, do đó góp phần làm tuổi sinh sản kéo dài hơn, một chỉ tiêu năng suất thân thiện với vật nuôi.
Science & Solutions No.5
BIOMIN
- phụ gia thức ăn chăn nuôi li>
- Chất phụ gia thức ăn li> ul>
3 Comments
Để lại comment của bạn
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG ĐỒNG TÂM có cung cấp nguồn tinh dầu, thảo dược từ Châu Âu, giúp giảm chi phí đầu tư chăn nuôi. Rất mong được phục vụ nhà chăn nuôi !
liên hệ : Lê Đức Tuấn 0941441988 hoặc 0947570768
Đề nghị được tư vấn
Đề nghị được tư vấn chăn nuôi