Một số phụ gia thức ăn có thể giúp heo đối phó với nhiệt độ cao
Thời tiết nóng sẽ làm giảm lượng ăn vào của heo, vì thế các chuyên gia dinh dưỡng và người chăn nuôi cần xem lại công thức thức ăn của heo nái để chuẩn bị đối phó tốt hơn khi nhiệt độ tăng cao.
Người chăn nuôi heo thường giảm protein thô và chất xơ trong thức ăn, bởi vì những chất dinh dưỡng này sinh ra nhiệt nhiều hơn trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, so với carbohydrate và chất béo. Lipid, chất béo và dầu được thêm vào công thức để tăng mật độ khẩu phần, vì vậy heo và gia súc tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, mặc dù chúng làm giảm lượng ăn vào tổng thể khi bị stress. Các axit amin tổng hợp cũng được đưa vào để duy trì sự cân bằng năng lượng-protein lý tưởng giữ cho heo phát triển.
Nhưng, không có công thức thức ăn nào trong số này có thể phục hồi hoàn toàn hoạt động của động vật trở lại bình thường, bởi vì trong điều kiện stress nhiệt vật nuôi cũng tiêu thụ cùng một lượng chất dinh dưỡng và sản xuất cùng một lượng sản phẩm (như thịt, sữa, trứng) thì điều đó là hiển nhiên khi bị stress nhiệt.
Mặc dù tất cả các công thức thức ăn này được sử dụng trong hầu hết các trang trại heo ngày nay, nhưng người ta rất ít chú ý đến các chất phụ gia có thể giúp heo và gia súc đối phó với stress nhiệt.
Ảnh hưởng của stress nhiệt
Stress nhiệt làm tăng tốc độ hô hấp. Điều này dẫn đến sự gia tăng carbon dioxide từ phổi, làm giảm một phần áp suất của carbon dioxide, và hậu quả là tăng nồng độ bicarbonate trong máu.
Nồng độ các ion hydro giảm xuống là nguyên nhân làm tăng pH huyết tương, một tình trạng được nhiều người biết đến là nhiễm kiềm hóa. Nhiễm kiềm trong máu được xem là một nguyên nhân làm giảm lượng ăn vào và giảm năng suất trên động vật khi bị stress nhiệt. Một số chất phụ gia được biết là có lợi trong việc phục hồi pH máu giúp giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, một số phụ gia có thể giúp heo đối phó với sự thay đổi nhiệt độ môi trường. Dĩ nhiên, sản phẩm hoặc chiến lược dinh dưỡng khác có thể làm giảm sinh nhiệt trong quá trình tiêu hóa và trao đổi.
Các phụ gia thức ăn có thể giảm stress nhiệt
Sodium bicarbonate. Phụ gia này được sử dụng chủ yếu cho heo vì nó có thể cải thiện lượng ăn vào dưới điều kiện stress nhiệt. Tuy nhiên cho heo con ăn natri bicarbonate không được khuyến khích vì nguyên liệu này có xu hướng làm giảm pH dạ dày, vốn đã vượt quá giới hạn cần thiết ở heo con cai sữa, làm giảm tiêu hóa protein.
Muối clorua. Kali clorua và amoni clorua có thể cải thiện năng suất tăng trưởng, cũng như làm giảm tỷ lệ chết của heo. Tuy nhiên, sử dụng liều cao kali clorua có thể có tác dụng phụ. Những muối này cũng có thể được sử dụng trong nước uống.
Vitamin C. Động vật có vú không có nhu cầu bổ sung vitamin C trong điều kiện bình thường, nhưng một số báo cáo nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung thêm vitamin C có thể giúp giảm bớt stress nhiệt bằng cách giảm mức độ cortisol và ADH. Bởi vì sự gia tăng nhu cầu Vitamin C không thể được đáp ứng bằng việc tổng hợp từ bên trong do đó cần bổ sung từ bên ngoài.
Ở heo, Vitamin C được bổ sung riêng cho heo nái đang bị stress nhất là trong những tháng mùa hè, vì chúng cần tiêu thụ một lượng lớn thức ăn để chuẩn bị sinh ra những lứa đẻ lớn đáp ứng nhu cầu hiện nay. Vitamin C cũng có thể được bổ sung vào hệ thống cấp nước, trong đó liều lượng của nó có thể dễ dàng thay đổi tùy theo các đợt nắng nóng. Điều này thường được kết hợp với một gói chất điện giải.
Betaine. Còn được gọi là trimethylglycine, betaine có nguồn gốc từ củ cải đường, được biết đến là một chất điều hòa thẩm thấu giúp động vật tránh bị mất nước. Betaine giúp cân bằng mức nước bên trong các tế bào và làm giảm bớt các tác động tiêu cực từ các ion vô cơ tích lũy làm mất ổn định các enzyme của tế bào và các protein khác. Nó đặc biệt có lợi trong trường hợp động vật chỉ có nước muối để uống vì điều này làm nghiêm trọng hơn tình trạng khó khăn của chúng.
Zeolit natri (khoáng chất silicat nhôm). Đất sét tự nhiên và chất chống độc tố mycotoxin, zeolite natri có thể làm giảm tác động của stress nhiệt đối với gà đẻ và có khả năng có tác dụng tương tự ở các động vật dạ dày đơn khác.
Mặc dù phương thức hoạt động chính xác mà sản phẩm này tác động đến khả năng chịu đựng stress nhiệt của động vật vẫn chưa được biết, nhưng nó được cho là hoạt động như một chất đệm trong hệ thống tiêu hóa, làm giảm nhiễm kiềm liên quan đến tình trạng thở khó ở động vật.
Enzyme. Các carbohydrate và protease có thể giúp giảm stress nhiệt theo cách gián tiếp. Bởi vì chúng làm tăng năng lượng thức ăn và mật độ dinh dưỡng, chúng có thể giúp động vật nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn trên mỗi đơn vị khối lượng thức ăn mà chúng tiêu thụ. Điều này đúng đối với năng lượng và protein, nhưng không đúng với phốt pho.
Phá vỡ các polysaccharide phi tinh bột cũng có thể làm giảm sinh nhiệt trực tiếp, bởi vì các hợp chất này khó tiêu hóa ở phần dưới của đường ruột nơi chúng thúc đẩy quá trình lên men của vi khuẩn (sinh ra nhiệt).
Phụ gia là không thể thiếu
Không có chiến lược sử dụng phụ gia hoặc dinh dưỡng duy nhất nào có thể khôi phục năng suất bị giảm ở động vật trong thời gian stress nhiệt cấp tính. Tuy nhiên, cùng với công thức thức ăn và quản lý thức ăn, một số chất phụ gia nên được xem xét theo cách tiếp cận không thể thiếu.
Không phải tất cả các chất phụ gia đều hoạt động giống nhau ở tất cả các loài và ngay cả trong các loài cũng có các nhóm vật nuôi được hưởng lợi nhiều hơn từ một phương pháp nhất định. Vì vậy, để các công thức thông thường (sử dụng trong thời gian còn lại của năm) không thay đổi vào mùa hè không phải là một lựa chọn sáng suốt!
Biên dịch: Ecovet Team ( Theo Wattagnet)
Nguồn: Ecovet
- Stress nhiệt trên heo li>
- Stress nhiệt li>
- lua chon heo nai li>
- năng suất heo nái li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất