Thông thường khi bò mẹ sinh con, tỉ lệ đực cái ở mức độ ngang nhau. Điều này không đáp ứng được hiệu quả trong sản xuất vì trong ngành chăn nuôi bò sữa, bê cái có hiệu quả kinh tế hơn; ngược lại, bê đực được mong đợi nhiều hơn trong ngành công nghiệp sản xuất bò thịt. Tinh bò giới tính đã giúp giải quyết hiệu quả nhu cầu trên với tỉ lệ bê cái hoặc đực sinh ra đạt trên 90%.
Từ năm 1990 các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công việc tách tinh trùng đực và cái của bò, sau đó cho phối tinh này (ở dạng lỏng) đạt được những kết quả tốt. Năm 1992 người ta cho phối tinh này trong ống nghiệm. Năm 1999 người ta tạo tinh này ở dạng tinh đông viên. Đến năm 2000 trở đi bắt đầu cung cấp tinh giới tính trên thị trường.
Cơ chế tách tinh
Để sản xuất tinh giới tính, các nhà khoa học dựa vào sự khác biệt giữa nhiễm sắc thể (NST) của tinh trùng cái (X) và tinh trùng đực (Y). Tinh trùng cái mang NST giới tính có số lượng ADN nhiều hơn 3,8% so với tinh trùng đực. Từ sự khác biệt này, dựa vào công nghệ nhuộm màu và tách, các nhà khoa học sản xuất được 2 loại tinh mang giới tính toàn cái hoặc toàn đực.
Với thiết bị SORTEX có thể tách 4.000-5.000 tinh trùng cái trong 1 giây và cho kết quả chọn lựa đực – cái ở mức độ chính xác là 90%.
Bê cái đầu tiên ra đời bằng tinh giới tính tại trang trại của Vinamilk
Thông qua nguồn tinh bò giới tính, trại bò sữa của công ty Vinamilk tại Tuyên Quang và trại bò sữa của Cty CP thủy sản Sông Hậu đã ứng dụng thành công công nghệ này và cho ra những chú bê cái sử dụng “tinh giới tính” đầu tiên tại Việt Nam.
Vương Văn Sự
GĐ Cty TNHH Vương Sơn
Nguồn: Chăn nuôi Việt Nam
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất