[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chuột thuộc loại gặm nhấm là mối đe dọa lớn gây thiệt hại đến mùa màng, tài sản đặc biệt là gây thiệt hại kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi. Chuột có thói quen chạy trên các lối đi cũ, cảnh giác với vật lạ, nếm thức ăn trước, đánh dấu bằng nước tiểu hoặc phân và biết phân ranh giới, xác định lãnh thổ. Chúng chính là tác nhân duy trì và lây lan nhiều loại bệnh cho người và vật nuôi.
Hình 1: Chuột tìm đường vào chuồng trại
Loại gắm nhấm và một số bệnh
Loại gặm nhấm là mô giới quan trọng làm lây lan các bệnh trênngười, động vật. Chuột cũng như các loại động vật khác có thể trực tiếp mang mần bệnh vào các cơ sở chăn nuôi. Chuột reo rắc và thúc đẩy sự phát triển bệnh từ vùng đã nhiễm bệnh qua vùng chưa bị nhiễm bệnh thông qua những thứ chúng làm rơi vãi, thức ăn, lông, nước tiểu,mước bọt, máu, qua vết cắn. Một số bệnh lây qua côn trùng trung gian như bệnh dịch hạch qua bọ chét, ve.…ví dụ một con chuột chạy qua bãi phân của con heo từ khu cách ly rồi chạy qua thức ăn nước uống của khu chăn nuôi heo khỏe mạnh cách xa cả trăm mét. Ngoài ra, sự hiện diện của chuột cũng hấp dẫn với các loại khác như chó, mèo dẫn tới chó, mèo cũng sẽ là nguồn truyền bệnh. Vì vậy nếu không có biện pháp diệt trừ chuột tốt thì cũng khó thực hiện được việc phòng và chống bệnh cho heo được tốt nhất.
Bảng 1. Một số bệnh trên heo có thể do chuột mang hoặc truyền mầm bệnh
Bệnh |
Tác nhân gây bệnh |
Loại chuột |
Bordetellosis |
Vi khuẩn |
Rattus rattus Rattus norvegicus |
Leptospirosis |
Xoắn khuẩn |
Rattus rattus, Mus musculus Rattus norvegicus |
Giả dại |
Virus |
Rattus rattus, Mus musculus Rattus norvegicus |
Salmonellosis |
Vi khuẩn |
Rattus rattus, Mus musculus Rattus norvegicus |
Bệnh lỵ |
Vi khuẩn |
Rattus rattus, Mus musculus |
Toxoplasmosis |
Nguyên sinh động vật |
Các loại gậm nhấm |
Giun xoắn |
Ký sinh trùng |
Rattus rattus, Mus musculus Rattus norvegicus |
Nhận biết sự xuất hiện của chuột
Nơi nào có chất thải của chuột, vết chân, hang lỗ và những thứ bị chuột gặm như dụng cụ hoặc bao đựng thức ăn gia súc đều là những dấu hiệu chứng tỏ nơi đó đang có sự hiện diện của chuột. Ổ chuột được chúng làm bằng giấy vụn sợi vụn hoặc rơm, lá cây… thường được phát hiện ở những nơi kín đáo. Trong trang trại chuột thường làm tổ ở khe tường, trần nhà, kẽ giữa các dụng cụ trang thiết bị…
Cũng có thể chuột đào hang ở dưới đất, bên trong hoặc bên ngoài chuồng trại. Khi mật độ chuột đã phát triển tới mật độ lớn thì có thể thấy chuột chạy ra khỏi tổ cả ban ngày. Tuy vậy, chuột hoạt động nhiều nhất vào ban đêm đặc biệt khi chiều tối lúc hoàng hôn xuống.Do đó khi chiều tối có thể quan sát để xác định được hang ổ, sự phân bố và mật độ nhiều hay ít cũng như mức độ nghiêm trọng của số lượng đó.
Đặc điểm hoạt động
Theo giai đoạn phát triển, nguồn thức ăn, các hoạt động sinh lý của chuột có thể thay đổi. Chẳng hạn khi còn nhỏ dưới 1 tháng tuổi chúng không ra khỏi hang, sau đó chúng theo mẹ ra ngoài. Từ 3 tháng trở đi là thời kỳ chúng hoạt động mạnh nhất. Khi chuột chửa và cho con bú, cường độ hoạt động có giảm. Khi chuột già, khoảng trên 1 năm rưỡi tuổi hoạt động của chuột giảm rõ rệt.
Chuột ít hoạt động vào ban ngày đa số là ban đêm, chủ yếu các loài chuột đều bắt đầu hoạt động kiếm ăn vào lúc chạng vạng tối: chuột cống 7 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, chuột nhà 5 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau, thời gian chúng hoạt động mạnh nhất là từ 8 giờ tối đến 12 giờ đêm. Nếu trong một lãnh thổ có 2 – 3 loài chuột cùng sinh sống thì chúng phải thay đổi thời gian hoạt động phù hợp để không va chạm lẫn nhau. Ví dụ nếu có chuột cống và chuột nhà cùng một địa điểm thì chuột nhà trước đây hoạt động chủ yếu trong đêm sẽ chuyển thời gian hoạt động vào ban ngày.
Hình 2: Chuột Rattus norvegicus tìm đồ ăn
Cách diệt trừ chuột
Muốn phòng và trừ diệt chuột cần chú ý đến một số vấn đề liên quan tới:
- Vệ sinh môi trường
- Các công trình kiến trúc hạn chế chuột
- Giảm số lượng chuột xuống bằng các biện pháp lý hóa học
Vệ sinh môi trường
Việc vệ sinh môi trường tốt cũng là một cách có thể loại trừ chuột ra khỏi trang trại nhưng đây là cách tạo điều kiện dễ dàng diệt trừ chuột hơn. Việc vệ sinh môi trường kém sẽ tạo điều kiện để hấp dẫn sự có mặt của chuột và sẽ gia tăng mật độ trong thời gian ngắn và tất nhiên mật độ chuột càng nhiều cũng tỷ lệ thuận với thiệt hại mà chuột gây ra cho các cơ sở trang trại.
Trong trang trại hoặc tại những nơi như kho bãi có vận chuyển, cất giữ, sử dụng hạt ngũ cốc hoặc thức ăn gia súc thường rất khó loại trừ hết chuột. Biện pháp đầu tiên để loại bỏ chuột là không để chúng có nơi khu trú, nghỉ ngơi, làm tổ và dọn dẹp vệ sinh thông thoáng để giúp dễ phát hiện các hoạt động của chuột
Chuột có thể tồn tại trong môi trường rất hạn chế về thức ăn và nơi trú ngụ, do vậy không thể loại trừ chúng bằng các biện pháp thông thường. Kho để thức ăn cho gia súc gia cầm phải có không gian thích hợp xung quanh và bên dưới phải có dụng cụ nhận biết sự hoạt động của chuột và có chỗ để đặt bẫy, đặt bả chuột.
Chuồng trại nuôi đáp ứng khả năng phòng chống chuột
Hình 3: Chuột đào hang ở móng công trình trang trại chăn nuôi
Đây là biện pháp lâu dài loại trừ được tất cả các khe hở để chuột có thể vào trong, đặc biệt nhất là nơi dự trữ và sản xuất thức ăn, do cấu tạo răng chuột nên chúng có thể gặm trên mọi mặt phẳng nhất là mặt có bề mặt xù xì, có gờ, có cạnh, đục được lỗ trên 2 cm có thể chui ra chui vào đối với việc phòng chuột các lỗ nhỏ đều phải được bịt kín bằng các loại vật liệu như xi măng, kim loại, gạch vì các loại vật liệu khác như nhựa, cao su, gỗ hay nilon đều có thể bị chuột gặm một cách dễ dàng.
Cửa sổ cửa ra vào, mành lưới phải được làm kín bọc mép bằng kim loại lỗ nhỏ phòng bị chuột gặm và chui qua lại. tuy nhiên chuồng trại có thể bị xuống cấp theo thời gian do vậy cần có sự lưu ý để cải tạo kịp thời.
Rải một đường bằng đá sỏi xung quanh móng của công trình xây dựng đá lớn khoảng trên 2cm sâu 10 -12 cm cao so với mặt đất khoảng 20 – 30 cm để hạn chế sự đào hang vào móng các công trình chuồng trại chăn nuôi.
Đánh bẫy chuột
Đây là biện pháp diệt trừ chuột hữu hiệu nhất tuy nhiên đối với loại chuột Mus musculus dễ bị đánh bẫy hơn so với Rattus norvegicus, Rattus rattus song biện pháp này phù hợp cho những nơi có mật độ chuột thấp. Bẫy chuột có lợi như sau: không cần phụ thuộc vào thuốc. Người thực hiện bẫy có thể thấy kết quả. Bỏ chuột mắc bẫy đi kịp thời không bị ô nhiễm môi trường.
Loại bẫy bằng gỗ có răng cưa, đơn giản rẻ tiền hiệu quả có thể thực hiện được nhiều lần. Mồi sử dụng để bẫy cũng đơn giản bằng khoai lang, bơ, đậu phộng… đặt vào cò bẫy nhưng nên để mồi lần thứ 2 hoặc 3 cho chuột ăn quên mồi mới giăng bẫy nên để bẫy ở nơi sát tường nơi tối,nơi chuột hay hoạt động. Nên đánh bẫy liên tục 2,3 tuần sau đó nghỉ 2,3 tuần mới đánh bẫy lại sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra có thể dùng bẫy dính bằng hồ lên miếng gỗ hoặc giấy. Sử dụng bẫy này có thể phát hiện sớm nhưng chỉ chủ yếu chuột Mus musculus mắc bẫy. chú ý đối với trẻ nhỏ, chim và thú cưng trong quá trình đặt bẫy.
Hình 4: Cách đặt bẫy đúng và không đúng trong trang trại
Dùng bả độc bằng thuốc
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc diệt chuột nhưng các loại thuốc này thường gồm 2 loại chính là thuốc chống đông máu và thuốc không đông máu với loại bẫy này nên đặt ở những nơi chuột hoạt động nhiều.
Thuốc diệt chuột chống đông máu là loại thuốc có khả năng phá vỡ khả năng đông máu của chuột, khiến cho chuột chết vì xuất huyết nội vài ngày sau khi ăn bả. Chính vì vậy mà chuột sau khi ăn phải bả thuốc sẽ từ từ bị tiêu diệt. Ngoài ra, loại thuốc diệt chuột chống đông máu này có hiệu lực diệt chuột rất lớn. Tuy vậy một số loại thuốc diệt chuột không chống đông máu có hiệu lực diệt đàn chuột có số lượng lớn nhanh hơn thuốc chống đông máu vì chỉ cần đánh 1 lần và hiệu quả rất nhanh. Thích hợp cho nới có số lượng đàn chuột lớn hoặc ở những nơi khó đánh bả trong mấy ngày liền.
Với hầu hết các loại thuốc chuột không chống đông máu phải cho chuột ăn thức ăn trước 2 – 3 ngày sau đó mới trộn thuốc kết quả diệt trừ sẽ cao hơn. Nhưng nguy hiểm đối với người gia súc và thú cưng khi vô tình ăn phải vì khả năng cấp cứu và giải độc kém.
Duy trì việc phòng chống chuột
Sau mỗi đợt phòng chống một số cơ sở sản xuất, cơ sở chăn nuôi, trang trại thường buông lỏng quản lý trong vài tháng đây là công việc cần tiến hành liên tục vì hầu như không tiêu diệt được một cách triệt để chỉ cần một vài cá thể chuột còn tồn tại thì khả năng tăng đàn rất nhanh trong thời gian ngắn. Do vậy việc diệt chuột phải được coi như một hoạt động thường xuyên, liên tục trong các trang trại chăn nuôi.
Chú ý an toàn
Cần thực hiện đúng những biện pháp an toàn ghi trên nhãn sản phẩm. Lưu ý đầu tiên là tất cả các loại thuốc diệt trừ chuột đều nguy hiểm và có thể gây chết đối với gia súc gia cầm và các loại động vật khác. Do vậy khi đặt bả phải chú ý an toàn cho các loại động vật khác. Các loại thùng bả chuột phải được gắn nhãn cảnh báo an toàn. Bả chưa sử dụng phải để nguyên trong bao bì, các loại thuốc trộn khác phải để nơi được đóng khóa an toàn tránh xa tầm tay của trẻ em và các loại động vật. Các loại chuột sau khi bả được cần phải đem đi tiêu hủy đảm bảo an toàn và vệ sinh.
Lưu ý dù chó, mèo và một số loại động vật khác có thể tiêu diệt chuột nhưngchúng lại không đem lại hiệu quả diệt trừ chuột trong hầu hết các trường hợp mà thông thường những nơi có chó mèo thường có chuột vì chuột ăn lại thức ăn thừa, chất thải mà chó mèo thải ra.
Tóm lại, cần loại bỏ hết hoặc giảm những nơi mà chuột có thể làm nơi trú ngụ. Chuột không thể sống ở nơi chúng không có chỗ trú ngụ, ẩn nấpvà làm tổ.
Khi phát hiện có dấu hiệu có chuột ở trang trại cần có biện pháp làm giảm mật độ của chuột kịp thời bằng cách đặt bẫy, bả ở những nơi chuột hoạt động và duy trì thường xuyên việc phòng trừ chuột cho tới khi đạt được kết quả.
Khi số chuột giảm cần duy trì các biện pháp diệt trừ cho tới khi hạn chế được ở mức thấp nhất. Cần thường xuyên đặt bẫy hoặc bả để diệt trừ chuột từ nơi khác tới và hạn chế sự sinh sôi phát triển bày đàn của chúng tại các trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm.
KS Trần thị Nhung
Chi cục Chăn nuôi, Thú y
và Thủy sản Bình Dương
- sự ảnh hưởng của chuột li>
- cơ sở chăn nuôi li>
- biện pháp phòng trừ li>
- chuột li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Thưa ks Trần Thị Nhung. Em có nuôi 1 đàn vịt tầm 200 con. Và chỗ em để thức thì có chuột. Có 1 số bao dính phật chuột cùng với thức ăn. Ba mẹ e nói lấy ra cho vụt ăn thức ăn dính vật chuột đó. Vậy cho em hỏi. Vịt ăn thức ăn đó có sao không ạ. E xin cảm ơn trước ạ