Chuyển dịch ngành chăn nuôi: Không để nông dân bị bỏ lại phía sau - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Chuyển dịch ngành chăn nuôi: Không để nông dân bị bỏ lại phía sau

    Đặt định hướng, mục tiêu cho ngành hàng thịt lợn sẽ phải khuyến khích những DN có tiềm lực lớn, tập trung vào chuỗi giá trị khép kín, đủ sức cạnh tranh và hướng tới XK. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng khẳng định trong quá trình chuyển dịch đó, sẽ phải đảm bảo để không nông dân nào bị bỏ lại phía sau.

     

    Thông tin từ Tập đoàn Masan cho biết, cuối tháng 12/2018, Tổ hợp chế biến thịt lợn của Masan tại tỉnh Hà Nam với công suất chế biến lên tới 1,4 triệu con lợn/năm, công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới sẽ chính thức đi vào vận hành.

     

    Việc Masan đầu tư NM chế biến thịt lợn quy mô “khủng” tại Hà Nam không chỉ là định hướng nhằm sớm đưa sản phẩm thịt lợn của Việt Nam đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong nước, sớm vươn ra XK, mà còn là kỳ vọng tạo hạt nhân thu hút tiêu thụ lợn cho người chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Nam nói riêng cũng như các tỉnh thành lân cận ở phía Bắc. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng được mối liên kết giữa Masan và các hộ nông dân chăn nuôi nhằm đảm bảo hài hòa, bền vững giữa các bên là vấn đề đang được quan tâm.

     

    Xung quanh vấn đề này, hôm qua (17/12), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã có những chia sẻ với một số cơ quan báo chí.

    Chuyển dịch ngành chăn nuôi: Không để nông dân bị bỏ lại phía sau

    Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường

     

    Tập trung cải thiện 2 khâu yếu

     

    Theo Bộ trưởng, một trong những khâu yếu nhất của ngành hàng chăn nuôi lợn thời gian qua chính là khâu tổ chức chế biến và phân phối lưu thông sản phẩm. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng thừa lợn từ cuối năm 2016 tới đầu năm 2017 một cách nghiêm trọng mà hơn 10 năm mới gặp phải. Bên cạnh đó, chăn nuôi đang là tiềm năng vô cùng lớn của Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, tỉ trọng kim ngạch XK của ngành chăn nuôi trong tổng kim ngạch XK nông lâm thủy sản lại đang rất thấp. Vì vậy, mục tiêu là làm sao để trong 40 tỉ USD kim ngạch XK nông lâm thủy sản hiện nay, phải có hình bóng, có khối lượng tăng dần về XK của ngành chăn nuôi.

     

    Vì vậy, để củng cố ngành chăn nuôi nói chung, đặc biệt là chăn nuôi lợn, không còn cách nào khác là phải tập trung cải thiện đối với 2 khâu yếu nhất là chế biến và phân phối lưu thông. Đến nay, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ NN-PTNT, đã chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các DN có tiềm lực lớn của Việt Nam cũng như doanh nghiệp FDI, cùng với các địa phương tập trung đưa những dự án chế biến sản phẩm thịt lợn hiện đại vào SX.

     

    Rất mừng là trong năm 2017 và 2018, đã có một số DN với dự án rất lớn đã tập trung đầu tư vào khâu khó nhất của chăn nuôi lợn đó là khâu tổ chức chăn nuôi theo chuỗi, gắn với dây chuyền công nghệ giết mổ hiện đại, có chế biến sâu. Trong đó, dự án của Masan tại Hà Nam là một điển hình với quy mô công suất rất lớn. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, nếu khắc phục tốt khâu chế biến bằng những công nghệ, tiêu chuẩn hiện đại, chăn nuôi lợn vẫn có thể duy trì đà phát triển tốt, đồng thời đáp ứng được yêu cầu quan trọng hơn là cung cấp được sản phẩm phù hợp cho xã hội, tiến tới XK.

    Chuyển dịch ngành chăn nuôi: Không để nông dân bị bỏ lại phía sau

    Mới đây, tổ hợp chế biến thịt lợn Masan tại Hà Nam đã vận hành thử thành công, sẵn sàng đi vào SX cuối tháng 12/2018

     

    Liên kết chuỗi giữa DN và nông dân

     

    Phóng viên: Vậy những định hướng, giải pháp nào sẽ được Bộ NN-PTNT tính tới nhằm cải thiện 2 khâu yếu nhất đó của chăn nuôi lợn hiện nay, thưa Bộ trưởng?

     

    Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Hiện nay, sự cạnh tranh về các mặt hàng nông sản XK trên thị trường quốc tế ngày càng khốc liệt, và thịt lợn cũng là mặt hàng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy, định hướng chung là sẽ phải khuyến khích những DN có tiềm lực lớn, tập trung vào chuỗi giá trị trong chăn nuôi lợn một cách khép kín từ con giống, SX thức ăn, tới tổ chức chăn nuôi, NM dây chuyền chế biến hiện đại lẫn tổ chức phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng theo phương thức hiện đại, có quy mô lớn. Các DN này không chỉ đủ sức cạnh tranh để chiến thắng ở thị trường nội địa, mà còn đặt mục tiêu làm sao trong thời gian ngắn nhất, có thể XK được thịt lợn.

     

    Bên cạnh đó, sẽ phải đi đôi với việc khuyến khích, hướng các DN trong nước lẫn các DN đầu tư nước ngoài có mối liên kết chặt chẽ với người dân để hình thành mối liên kết trong chăn nuôi, xây dựng nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến, giết mổ của DN. Bởi hiện nay, một bộ phận lớn nông dân vẫn chưa chuyển được sang các thành phần kinh tế khác ngay được, và vẫn có nhu cầu chăn nuôi lợn. Phương thức liên kết tốt nhất cho những hộ chăn nuôi này, tùy hình thức, có thể tiến hành hợp tác ở phương thức trực tiếp SX ra lợn thương phẩm, hoặc có điều kiện tốt hơn thì hợp tác với các DN lớn ngay từ khâu con giống.

    Tổ hợp chế biến thịt lợn Masan tại Hà Nam

     

    Bước đi của ngành hàng chăn nuôi lợn, đó phải là phù hợp với quá trình chung của chuyển dịch kết cấu lao động gắn với chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tùy vào tình hình, điều kiện cụ thể ở các địa phương và quy mô cấp hộ, sẽ có những phương thức liên kết phù hợp, trên cơ sở đảm bảo làm sao ngành hàng thịt lợn của Việt Nam vừa phải đủ sức cạnh tranh cao, được tổ chức SX hiện đại, song vẫn phải đảm bảo để không nông dân, không người chăn nuôi nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển dịch đó.

     

    Tổ hợp chế biến thịt lợn có quy mô lớn của Masan không chỉ là định hướng để hướng tới XK, mà còn kỳ vọng là hạt nhân để thu hút nguyên liệu cho người dân. Tuy nhiên thực tế, các hộ chăn nuôi hiện nay lại chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của Masan. Theo Bộ trưởng, làm sao để tạo được mối liên kết giữa DN và nông dân, nhằm đảm bảo như bộ trưởng nói là không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển và chuyển đổi ngành chăn nuôi?

     

    Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: NM giết mổ của Tập đoàn Masan tại Hà Nam là NM có dây chuyền công nghệ rất hiện đại, với công suất rất lớn, lên tới 1,4 triệu con lợn/năm. Bản thân Masan vì vậy cũng không thể tự SX đủ nguyên liệu cho chế biến của NM này. Cụ thể giai đoạn I, Masan chỉ SX với công suất khoảng 230 nghìn con/năm. Rõ ràng, để đủ nguyên liệu cho chế biến của NM, thì Masan sẽ phải tổ chức liên kết chăn nuôi cùng với người dân.

    Hiện nay, Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương đã xác định thịt lợn là mặt hàng cần phải ưu tiên mở cửa thị trường tiêu thụ. Theo đó, bên cạnh việc tổ chức lại hệ thống phân phối, tiêu thụ bài bản cho thị trường trong nước, đã và đang có nhiều hoạt động xúc tiến, khảo sát, đàm phán tháo gỡ vướng mắc với nhiều nước trong khu vực nhằm XK các sản phẩm thịt lợn. Theo đó, hiện một số nước đã đồng ý cho NK thịt lợn dạng chín từ Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung quyết liệt cho việc mở cửa XK sản phẩm thịt lợn sống trong thời gian tới. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường

     

    Tuy nhiên đúng là về góc độ thực tế hiện nay, phải khẳng định trước mắt, nếu ngay lập tức, nông dân chưa đủ điều kiện để thực hiện được việc liên kết chăn nuôi theo các yêu cầu kỹ thuật của Masan đề ra. Một là quy mô chuồng trại ở những vùng để đảm bảo vệ sinh môi trường cách biệt với khu dân cư là không thể có được ngay lập tức. Hai là phương thức SX cũng như điều kiện kinh tế chưa cho phép người dân làm được ngay quy mô chăn nuôi đủ sức cạnh tranh để đưa vào chuỗi của Masan. Vì vậy, đây là vấn đề mà ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương sẽ phải vào cuộc quyết liệt để rà soát quy hoạch. Hiện nay, Bộ NN-PTNT cũng đang phối hợp với tỉnh Hà Nam rà soát để quy hoạch những khu vực chỉ chuyên chăn nuôi lợn. Như vậy mới có điều kiện để khuyến khích các hộ chăn nuôi có quy mô lớn, đồng thời thuận lợi hơn cho việc hợp tác trong chăn nuôi nhằm có điều kiện để quản lí về môi trường.

     

    Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề nghị bản thân Tập đoàn Masan cũng phải vào cuộc để cùng tìm ra một phương thức hợp tác kinh tế trong liên kết SX với người dân, xem phía Tập đoàn có thể đầu tư những gì cho các hộ liên kết, ví dụ con giống, thức ăn, hay kỹ sư chỉ đạo để làm sao SX ra được con lợn đúng theo quy chuẩn của Masan, với một giá thành hợp lí nhất, trên cơ sở đảm bảo người dân có việc làm và Cty có nguyên liệu để SX chế biến đủ sức cạnh tranh.

     

    Nếu không có sự hợp tác, quy hoạch chặt chẽ, sẽ không thể đảm bảo an toàn dịch bệnh. Điều đó không chỉ đảm bảo thực phẩm sạch để cung cấp cho chính nhân dân chúng ta cũng như XK. Vì vậy, việc “4 nhà” cùng vào cuộc, thể hiện rất rõ quyết tâm xây dựng vùng nguyên liệu nhằm hỗ trợ thêm cho Masan, trong đó nhà nước sẽ đi đầu tàu.

     

    Xin cảm ơn Bộ trưởng!

    Trang trại chăn nuôi lợn tập trung của Masan tại Quỳ Hợp (Nghệ An)

     

    LÊ BỀN (ghi)

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.