Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa ra thông báo về việc thu hồi 33 lô thức ăn chăn nuôi của Công ty ADM Animal Nutrition tại 6 bang do hàm lượng dinh dưỡng không đảm bảo, có thể gây hại cho gia súc.
Theo kênh Fox News, ngày 6/3/2025, FDA thông báo Công ty ADM Animal Nutrition có trụ sở tại Illinois, Mỹ, đang tiến hành thu hồi 33 lô thức ăn dạng viên dành cho gia súc do phát hiện mức đồng (Cu) tăng cao và mức kẽm (Zn) thấp hơn tiêu chuẩn công bố. Các sản phẩm bị ảnh hưởng được bán ra từ ngày 16/1 đến 27/2/2025 tại các bang Illinois, Missouri, Tennessee, Iowa, Georgia và Ohio.
Theo FDA, việc dư thừa đồng hoặc thiếu hụt kẽm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe gia súc. Cụ thể, tình trạng nhiễm độc đồng mãn tính có thể gây chán ăn, đau bụng, mất nước, tiêu chảy và trầm cảm ở động vật. Trong khi đó, thiếu kẽm có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, giảm hiệu quả hấp thụ thức ăn và ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng.
Theo một nghiên cứu được công bố bởi NIH, chế độ ăn của vật nuôi có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. (Ảnh: AP/Rodrigo Abd)
ADM Animal Nutrition phát hiện ra vấn đề khi tiến hành kiểm tra định kỳ. Công ty đã nhanh chóng thông báo với FDA và hiện đang tích cực thu hồi các sản phẩm bị ảnh hưởng. ADM Animal Nutrition khẳng định sự cố này đã được khắc phục và họ đang làm việc chặt chẽ với FDA để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
“ADM Animal Nutrition đã cung cấp thức ăn và nguyên liệu chăn nuôi an toàn, dinh dưỡng hơn 100 năm qua. Sự an toàn của sản phẩm là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi,” đại diện ADM Animal Nutrition cho biết.
Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), chế độ dinh dưỡng của gia súc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có báo cáo nào về trường hợp động vật mắc bệnh hoặc gặp phải các vấn đề sức khỏe do sử dụng lô thức ăn bị lỗi.
FDA khuyến cáo nông dân và chủ trang trại nên ngừng ngay lập tức việc sử dụng các sản phẩm trong danh sách thu hồi. Những khách hàng đã mua có thể liên hệ với ADM Animal Nutrition để yêu cầu đổi trả hoặc hoàn tiền.
Tại Việt Nam, ngày 30 tháng 6 năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông Thôn và Môi trường) sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi – hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản. QCVN 01-190:2020/BNNPTNT quy định các chỉ tiêu an toàn bao gồm các chất không mong muốn như kim loại nặng (chì, cadimi, thủy ngân), aflatoxin, chỉ số peroxid, tạp chất không hòa tan, các chỉ tiêu vi sinh như E. coli, Salmonella spp.
Quy chuẩn được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam. Trước khi lưu thông trên thị trường, sản phẩm phải được công bố hợp quy, nghĩa là phải đánh giá, chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn này.
Duy Trinh
Tạp chí điện tử Chất lượng việt Nam
- chăn nuôi bò li>
- chế biến thức ăn chăn nuôi li> ul>
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
Tin mới nhất
T5,19/06/2025
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất