Chuyện động vật dã sinh thời Covid-19   - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Chuyện động vật dã sinh thời Covid-19  

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] –  Virus Corona hơn một năm nay đã gây nên biết bao tai họa. Con người bị giãn cách, cung cầu đứt gãy, thị trường ách tắc… Du lịch tê liệt không chỉ ảnh hưởng đến đời sống con người mà còn gây ra tai họa cho động vật dã sinh.

     

    Xem một clip của Thái Lan trên mạng mà giật mình: hàng nghìn con khỉ đói vì không kiếm đâu ra thức ăn dư thừa của khách du lịch đã tràn ra đường gây ách tắc giao thông chỉ vì tranh nhau một quả chuối. Những chiếc xe phải dừng lại chờ đợi, những con mắt lo âu mệt mỏi…, hiện tượng xẩy ra ở trung tâm thành phố Lopburi.

     

    Nước ngoài là như vậy, ở nước ta thì sao? Tòa thánh Tây Ninh gần đây do ảnh hưởng của đại dịch nên ít khách tham quan, lượng thức ăn cho khỉ giảm nên đàn khỉ trở nên hung dữ. Mấy con đầu đàn thường vào khu trường học kiếm thức ăn, còn gây thương tích cho học sinh, trẻ nhỏ.

    Ảnh minh họa

     

    Chính quyền đã đề xuất di dời đàn khỉ đi bằng nhiều cách: đặt bẫy, bắn thuốc mê sau đó bắt thả vào rừng phòng hộ (khu vực tòa thánh có khoảng 2ha rừng với khoảng 150 con khỉ sinh sống). Chưa hết, khỉ còn phá phách khu dân cư của quận 12 tại Tp.HCM nên chính quyền và dân cũng phải vây bắt, gây mê đưa vào trạm cứu hộ động vật hoang dã. Ở miền Trung trên núi Sơn Trà do trước đây đàn khỉ bị khách du lịch “làm hư”, dùng thức ăn để trêu ghẹo hoặc chụp ảnh cùng, nên đến mùa dịch vắng khách chúng đành phải bới rác kiếm thức ăn, hoặc tràn vào các phòng khách quấy rối. Không chịu đựng được thì con người phải nghĩ cách!

     

    Thái Lan vừa qua đã chọn phương án triệt sản để giảm bớt đà tăng của loài linh trưởng (số lượng khỉ ở thành phố Lopburi đã tăng gấp đôi trong vòng 3 năm ) trong tháng 7/2020 họ đã triệt sản 300 con khỉ và tiếp theo 200 con khỉ vào tháng 8.

     

    Từ lâu, mâu thuẫn giữa động vật hoang dã với con người luôn xảy ra, nếu không được giải quyết thỏa đáng thì sẽ gây nên nguy hại cho bảo tồn ĐDSH (Đa dạng sinh học). Dân số ngày càng tăng, hoạt động của con người làm cho môi trường sống (habitat) của thú rừng ngày càng bị thu hẹp, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bắt đầu có thể kể đến con voi, trước đây khi rừng núi còn rộng thênh thang, chuối cây và các loại quả dư dật voi rừng xem ra tương đối hiền lành. Nhưng hiện nay môi trường sống bị thu hẹp ghê gớm, chúng nhận ra chính con người là kẻ thù và sẵn sàng tấn công. Ngay ở nhiều nước châu Phi chưa đông đúc, chúng cũng thấy khó sống, mà nghiêm trọng là nạn săn bắt lấy ngà voi vẫn nghiêm trọng, có khi xảy ra ngay cả trong các khu bảo tồn làm số lượng voi rừng ngày giảm sút nhanh chóng!

     

    Trong lịch sử ta biết ở nước Úc khi con chuột túi kangaroo sinh sản nhiều quá người ta đã phải cho giết thịt làm thức ăn cho người. Tương tự như vậy có thời ở New Zealand, người ta đã cho lệnh giết bớt thỏ rừng vì chúng sinh sản quá nhanh và hủy hoại đồng cỏ, cây rừng…

     

    Từ khi cổ súy cho bảo tồn đa dạng sinh học, có người luôn nhấn mạnh quyền lợi của động vật (animal right) mà ít khi nói đến sinh kế của con người trong vùng bảo tồn. Động vật hoang dã quý hiếm (trong sách đỏ) thì phải rất coi trọng, giữ gìn, nhưng qua thời gian có những đối tượng sinh sản quá nhanh thì phải có chính sách phù hợp.

     

    Đến lúc cần có kế hoạch quản lý tốt những đàn khỉ cho hợp lý, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các khu du lịch. Giữa loài linh trưởng và người có cấu trúc tương đồng về di truyền. Khỉ cũng mắc các bệnh thường mắc ở người như virus herpes, thủy đậu (varicella), virus dại, sốt xuất huyết, bại liệt, cúm, sởi, viêm gan A… Ký sinh trùng trên khỉ có thể gây sốt rét trên người. Trong đại dịch Corona hiện nay việc lây truyền bệnh giữa thú dã sinh và con người là không thể xem thường!

     

    Thông minh hơn, con người còn có thể lợi dụng khỉ trong việc sản xuất văc xin. Ở  nước ta từ năm 1962 đến nay Bộ y tế đã có trạm nuôi đàn khỉ vàng hàng nghìn con trên đảo Rều (Quảng Ninh) mỗi năm cung cấp để sản xuất ra hàng chục triệu liều vắc xin chống bại liệt.

     

    Để công cuộc bảo tồn ĐDSH được người dân đồng lòng ủng hộ, cần luôn  gắn kết nó với đời sống con người, chăm lo sinh kế cho dân cư các vùng được bảo tồn. Ở một số vùng, chính quyền cùng các nhà sinh thái học nên xem xét sự tăng giảm số lượng để có biện pháp quản lý hợp lý. Hài hòa giữa bảo tồn ĐDSH và công tác dân sinh luôn là nhiệm vụ khó khăn nhưng nhất thiết phải làm được, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 hiện nay.

                                                                                                                                                   

                                                                                                                GS Lê Viết Ly

    Hội Chăn nuôi Việt Nam

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.